75 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NAM

Đại sứ Phạm Ngạc: Tận tâm với ngành Ngoại giao

Đại sứ Phạm Ngạc
Nguyên Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Đại sứ Việt Nam tại 5 nước Bắc Âu
TGVN. Là một đứa con của Việt Nam, tôi cũng thừa hưởng những gian nan vất vả cũng như vinh quang của dân tộc mình…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Ngành Ngoại giao - Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế
10 dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2019 do báo TG&VN bình chọn
hoi uc 26 tan tam voi nganh ngoai giao
Đoàn VNDCCH gồm Đại sứ Nguyễn Văn Lưu và các ông Phạm Dương và Phạm Ngạc tại Liên hơp quốc năm 1975.

Vị thế Việt Nam

Ngày 7/6/2019, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) với số phiếu cao kỷ lục 192/193, cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay kéo dài và sau đó đại diện các nước đã xếp hàng dài đến chúc mừng đoàn Việt Nam. Kết thúc buổi họp, đại diện các nước mới trúng cử vào thăm phòng Hội đồng Bảo an nổi tiếng với những cuộc họp quan trọng nhất về hòa bình an ninh thế giới. Tôi được đoàn Việt Nam ưu tiên thu xếp dự sự kiện này, khi HĐBA là nơi năm 1975 và 1976 tôi đã từng ngồi khi đoàn Mỹ phủ quyết không kết nạp Việt Nam vào LHQ.

Câu chuyện về quan hệ Việt Nam với LHQ cũng rất đặc biệt. Ngay từ năm 1919, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã gửi đến Hội Quốc Liên (tiền thân của LHQ) yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền dân tộc tự quyết. Ngày 2/9/1945, trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền 1789 của Pháp đề cao quyền tự quyết dân tộc.

Tháng 2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã sớm gửi thư tới Khóa họp đầu tiên của LHQ ở London để tham gia LHQ cùng với các quốc gia mới giành được độc lập. Nhưng trên thực tế, Việt Nam đã phải trải qua hơn 40 năm chiến tranh với Pháp và Mỹ giành độc lập, thống nhất rồi mới được là thành viên thứ 149 của LHQ, sau cả hàng trăm thuộc địa được trao trả độc lập sau thắng lợi Điện Biên Phủ 1954 góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Với tư cách đó, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được cộng đồng quốc tế tôn vinh và Việt Nam cũng tận tâm tiếp tục đóng góp cho hòa bình và tiến bộ trên thế giới trong đó có lợi ích dân tộc mình vì lẽ nhân loại chỉ có một trái đất để chung sống.

Gắn bó với ngoại giao

Là một đứa con của Việt Nam, tôi thừa hưởng những gian nan vất vả cũng như vinh quang của dân tộc mình. Xuất thân từ làng quê hẻo lánh đất Ninh Bình và một gia đình gắn bó với số phận đất nước. Cụ nội tôi là Phạm Thận Duật, sĩ phu Bắc Hà, quanh năm lo việc đắp đê rồi khi thực dân Pháp gây hấn, triều đình Huế triệu vào kinh làm Thượng thư cùng Tôn Thất Thuyết gánh vác việc nước (hai gia đình đã hứa hôn nhưng Tôn Thất Đàm sớm hy sinh trong chống Pháp, trụ sở Bộ Ngoại giao nay ở số 1 Tôn Thất Đàm). Cụ tôi được Triều đình Huế cử làm Chánh sứ đi cầu viện Nhà Thanh chống Pháp, nhưng triều Thanh đã nhượng bộ Pháp, Cụ tôi chỉ được Lý Hồng Chương tiếp ở Thiên Tân rồi trở về nước đưa Hàm Nghi đi kháng chiến, bị Pháp bắt đầy đi Tahiti, nửa đường mất, xác bị thả xuống biển.

Bố tôi Phạm Liên Hoa tham gia phong trào khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học, bị Pháp kết án tù hai năm. Các anh tôi tham gia hoạt động tiền khởi nghĩa rồi công an, bộ đội chống Nhật, Pháp. Riêng tôi, sau thời gian ngắn công tác tại Ủy ban Ninh Bình và đoàn Thanh niên tiếp quản Thủ đô được chuyển về Bộ Ngoại giao từ tháng 11/1954.

Sau khi học lớp tiếng Anh cấp tốc của Bộ, tháng 10/1956 tôi được cử sang Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh làm công tác báo chí và phiên dịch tiếng Anh hai nhiệm kỳ liên tiếp đến năm 1962. Đại sứ quán tại Bắc kinh lúc đó là đầu cầu đối ngoại của Việt Nam nên tôi được phục vụ hầu hết các đoàn trong nước sang và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam. Tôi được chứng kiến và tham gia mối quan hệ Việt-Trung vô cùng tốt đẹp, được gặp hầu hết các lãnh đạo Trung Quốc, có lúc đã làm phiên dịch cho Thủ tướng Chu Ân Lai tại Quốc khánh Sri Lanka khi phiên dịch Trung Quốc chưa đến kịp.

Mỗi lần Bác Hồ ghé qua Bắc Kinh là một đỉnh cao mới trong quan hệ Việt-Trung. Bác gặp tất cả các lãnh đạo Trung Quốc và bạn bè cũ, thăm bà Tống Khánh Linh (vợ Tôn Dật Tiên), bước lên thang máy bay Bác còn nhắn gửi lời chào bà mẹ ông Liêu Thừa Chí đang đứng tiễn cùng ông Chu Đức, Bành Chân, Đặng Tiểu Bình… Tôi lưu giữ nhiều ảnh và đã cung cấp cho Bảo tàng lịch sử. Tôi tin chắc rằng các sự kiện lịch sử đó cũng sẽ mãi mãi tỏa sáng trong tình cảm và quan hệ nhân dân hai nước Việt-Trung.

Khi quan hệ căng thẳng về vấn đề Campuchia và chiến tranh biên giới phía Bắc, truyền thống Ngoại giao Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục phát huy. Tại LHQ, tôi thấy Phái đoàn Việt Nam chủ trương không dự Quốc khánh Trung Quốc, biết bản lĩnh Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, tôi cầm giấy mời của Trung Quốc và cố tình đọc to: “Trung Quốc mời Trưởng đoàn ta dự Quốc khánh”. Đang đọc tài liệu, ông Thạch ngẩng đầu lên nói: “Tối nay ta đi dự, mình bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc nói mong muốn bình thường hóa quan hệ hai nước. Cậu dịch đầy đủ bằng tiếng Trung Quốc nhé!”.

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đến dự Quốc khánh Trung Quốc đã gây sự chú ý đặc biệt trong giới ngoại giao, bạn bè Trung Quốc quen biết cũ cũng vui mừng tiếp đón. Trên xe ra về Bộ trưởng Thạch vui mừng nói với tôi: “Thế mới biết bạn bè Trung Quốc còn nhiều tình cảm với mình”.

Hôm sau, tôi hẹn gặp Lý Gia Trung tại hội trường LHQ và nói chuyện hữu nghị. Sau này khi Lý Gia Trung làm Đại sứ tại Hà Nội chủ động đến gặp tôi tại Phòng Thương mại Việt Nam và nhắc lại: “Khi ở Nữu ước, tôi chỉ là trưởng phòng, đồng chí là Vụ trưởng nhưng đã chủ động gặp tôi”. Tôi cũng chứng kiến Đại sứ Lý Gia Trung đã một mình đến viếng đám tang Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Tôi nhận rõ nền ngoại giao Hồ Chí Minh có sức mạnh lớn lao giúp mọi người và bản thân tôi phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Ngoại giao Hồ Chí Minh tỏa sáng

Tôi cũng vinh dự được phục vụ Hội nghị Paris về Việt Nam từ đầu đến cuối, họp công khai đến họp kín, làm phiên dịch, ghi biên bản và liên lạc tiếp xúc với đối phương.

Ấn tượng sâu sắc nhất là nền ngoại giao Hồ Chí Minh. Tại Paris, Bác Hồ đã ghi dấu hoạt động ngoại giao đầu tiên với Hội Quốc Liên năm 1919, thương lượng ngoại giao đầu tiên với chính phủ Pháp năm 1945-1946, chỉ đạo Hội nghị Paris về Việt Nam năm 1968 với phương châm chiến lược “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” và sách lược cho hai đoàn Bắc và Nam Việt Nam “Tuy hai mà một, tuy một mà hai”.

Ảnh hưởng Hồ Chí Minh cũng tỏa sáng bên trong và bên ngoài Hội nghị. Nhân dân và chính phủ Pháp hết lòng hỗ trợ trong suốt năm năm Hội nghị. Ngày Bác mất, tôi được cử đến đoàn Mỹ và Sài Gòn đề nghị hoãn phiên họp trong tuần đó, tôi nhận thấy sự tôn trọng của họ đối với Bác Hồ. Cựu Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Sài Gòn cũng đến cơ quan Việt Nam viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điều cũng rất quan trọng là Bác Hồ đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ để thực hiện đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh. Henry Kissinger thăm Hà Nội và có ấn tượng sâu sắc về lịch sử Việt Nam với câu thơ của Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà Nam đế cư...” và câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Việt Nam có nhiều người sẵn sàng chết vì Việt Nam hơn là người Mỹ sẵn sàng chết ở Việt Nam”.

Đại sứ Mỹ William Sulivan chuyên trách về Việt Nam rất nể trọng nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và đã góp phần quan trọng tại Hội nghị Paris và quan hệ với Việt Nam sau chiến tranh. Bản thân tôi cũng được hưởng thơm lây, Cố vấn pháp lý George Aldrich kết thân với tôi tại Paris cũng như sau này ở Geneva, chủ động đến nói chuyện với tôi trước sự ngạc nhiên của đoàn Sài Gòn, khi thắng một phiếu trong nghị quyết về Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam, ông cố tình đi sau tôi lúc xuống băng chuyền và nói “I take no pleasure in it, my friend”. Bản thân ông rất khâm phục ông Nguyễn Cơ Thạch và nói với Đại sứ Thụy Điển Kai Takman rằng “ông Thạch thuộc từng câu chữ của Hiệp định Paris”.

hoi uc 26 tan tam voi nganh ngoai giao
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Đại sứ Mỹ William Sullivan tại Hà Nội năm 1989.

Quan hệ Đức-Tài

Trong quan hệ xã hội, người ta thường bàn về Đức và Tài. Tôi thiên về ý kiến coi trọng Đức hơn Tài và trong Đức có Tài. Dân tộc Việt Nam suốt hơn 4.000 năm lịch sử luôn bị cường quốc chèn ép nhưng với tinh thần tự tôn dân tộc đã chiến thắng và tiếp nối truyền thống tự cường, hữu nghị với cựu thù và các dân tộc khác.

Thủ tướng Chu Ân Lai đã khoe với Henry Kissinger là bản thân đã đến thắp hương tại đền Hai Bà Trưng ở Hà Nội.

Tổng thống rồi Thủ tướng Pháp đã đến thăm Điện Biên Phủ, nơi khởi đầu làm sụp đổ hệ thống thực dân Pháp để đề cao quan hệ với Việt Nam.

Nước Mỹ làm mưa làm gió trên thế giới, chưa chịu thua trong chiến tranh trừ Việt Nam nhưng các Tổng thống và cả những cựu tù binh có lý do để hận thù cũng đều hăng hái thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Việt Nam.

Ba sự kiện trên là kỳ tích của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Trước tình hình ngôi nhà chung trái đất đang bị đe dọa, đập Tam Hiệp dù kỳ vĩ cũng trở thành hiểm họa, con virus nhỏ xíu cũng làm rúng động cả cường quốc hạt nhân mạnh nhất, lớp cán bộ hưu trí cùng toàn dân vững tin rằng Ngoại giao Hồ Chí Minh với Đức-Tài toàn vẹn sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho quan hệ quốc tế lành mạnh.

Cán bộ ngoại giao nữ: Học hỏi không ngừng, tận cùng đam mê

Cán bộ ngoại giao nữ: Học hỏi không ngừng, tận cùng đam mê

TGVN. Với nhiều người phụ nữ, gia đình là quan trọng nhất. Với những cán bộ ngoại giao nữ, gia đình cũng vô cùng quan ...

Một số hình ảnh Đối ngoại Việt Nam trong năm 2019

Một số hình ảnh Đối ngoại Việt Nam trong năm 2019

TGVN. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 74 Quốc khánh 2/9 và Ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8), Báo Thế giới & ...

Ngoại giao phục vụ phát triển: Một trọng tâm ưu tiên

Ngoại giao phục vụ phát triển: Một trọng tâm ưu tiên

Ngoại giao phục vụ phát triển là một trong những nội dung được nhắc đến nhiều tại Hội nghị Ngoại giao 30 vừa qua và ...

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 dành ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thăm Trung tâm trẻ tình thương Ankara là một trong những hoạt động được Phu nhân Đại sứ Việt Nam khởi xướng...
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ ngày 29-31/10, Đoàn đại biểu do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dẫn đầu sang thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động