Đàm phán trực tiếp Israel-Palestine: Thời điểm đã chín muồi ?

Vòng đàm phán trực tiếp thứ hai giữa Israel và Palestine đã bắt đầu hôm 14/9 tại khu nghỉ mát nổi tiếng Sharm el-Sheikh bên bờ biển Đỏ của Ai Cập. Cuộc gặp là kết quả đạt được trong cuộc hòa đàm trực tiếp ngày 2/9 tại Washington giữa Thủ tướng Israel và Tổng thống Palestine, trong đó hai nhà lãnh đạo nhất trí để các nhà thương thuyết hai bên gặp nhau hai tuần một lần trong vòng một năm tới nhằm đạt được giải pháp hòa bình cuối cùng cho Trung Đông. Liệu mục tiêu lớn này có trở thành hiện thực trong vòng một năm như các bên mong muốn, khi mà hòa bình Trung Đông vốn là một trong những điểm nóng và dai dẳng nhất?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ trái qua: Thủ tướng Israel Netanyahu, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Tổng thống Palestine Abbas.

Sự nhiệt tình của Mỹ

Cuộc hội đàm hòa bình trực tiếp tại Washington hôm 2/9 giữa Israel-Palestine được thực hiện lần đầu tiên sau 20 tháng rơi vào bế tắc và được tiến hành theo sáng kiến của Tổng thống Obama - người đề xuất lịch trình cho hai nhà lãnh đạo Israel và Palestine trong thời hạn một năm thông qua các cuộc đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp bền vững để chấm dứt sự chiếm đóng của Israel trên vùng lãnh thổ của Palestine từ năm 1967, đồng thời đảm bảo sự tồn tại trong hòa bình của nhà nước dân chủ Palestine bên cạnh Israel.

Trước khi diễn ra cái bắt tay lịch sử trên, ông Obama đã có các cuộc tiếp xúc riêng lẻ với ông Abbas và ông Netanyahu, đồng thời tham khảo ý kiến của Quốc vương Jordan, Tổng thống Ai Cập cùng đại diện của "Nhóm Bộ tứ" về Trung Đông - cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Điều đó cho thấy người Mỹ đã hết sức nỗ lực và đây là cơ hội hòa bình hiếm có mà Israel và Palestine phải nắm lấy cho dù phía trước là hàng loạt trở ngại.

Tuy vậy kết quả của cuộc hòa đàm ngày 2/9 rất nghèo nàn. Hai bên chỉ nhất trí họp trở lại vào ngày 14 và 15/9 và kể từ thời điểm đó, các nhà đàm phán của Israel và Palestine sẽ họp với nhau hai tuần một lần trong vòng một năm nhằm tìm kiếm nền hòa bình cho Trung Đông.

Giới phân tích cho rằng thỏa thuận hòa bình cho Trung Đông là điều bất khả thi và thời hạn để có kết quả trong một năm như Mỹ mong muốn lại là quá tham vọng đối với một quá trình đã thất bại suốt mấy chục năm qua. Nhiều người còn cho rằng, chính quyền Mỹ thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông là nhằm vào việc giành lợi thế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới hơn là tính thực tế và khả năng thành công của nó.

Rào cản khó vượt

Cuộc đàm phán ngày 14/9 kéo dài gần hai giờ với sự tham gia của Tổng thống Palestine Abbas, Thủ tướng Israel Netanyahu, Ngoại trưởng Mỹ Clinton và đặc phái viên Mỹ về hòa bình Trung Đông Mitchell. Theo ông Mitchell, mục đích của các cuộc đàm phán là "hai nhà nước cho hai dân tộc", và hai bên đều quyết tâm đạt thỏa thuận khung cuối cùng trong vòng một năm tới. Ngày 15/9, các bên tiếp tục đàm phán tại Jerusalem với các vấn đề trọng tâm gồm an ninh của Israel, vấn đề đường biên giới của nhà nước Palestine tương lai, số phận của người tị nạn Palestine và thành phố Jerusalem mà cả hai bên đều nhận là thủ đô. Đây đều là vấn đề hóc búa, những rào cản mà hai bên cần phải vượt qua trước khi đi đến một thỏa thuận hòa bình cuối cùng.

Liên quan đến các khu định cư Do Thái của Israel, ông Mitchell cho biết quan điểm của Mỹ là "rõ ràng và kiên định." Trước khi bước vào cuộc gặp này, bà Hillary một lần nữa kêu gọi Israel kéo dài thời hạn tạm ngừng hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái sau khi lệnh đình chỉ này hết hiệu lực vào ngày 26/9 tới. Trước mắt, việc đình chỉ hay cho tiếp tục xây dựng các khu định cư của người Do Thái ở khu Bờ Tây và Đông Jerusalem sau ngày 26/9 đang là trở ngại chính cho các cuộc đàm phán giữa hai bên và đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận mới nào về việc xây dựng các khu định cư này. Ông Netanyahu thì cho biết đã loại trừ khả năng gia hạn cho lệnh tạm ngừng xây dựng các khu định cư, trong khi ông Abbas đã đe dọa sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán nếu như lệnh này không được gia hạn sau ngày 26/9.

Trong một động thái liên quan, chỉ một ngày trước khi lãnh đạo hai bên ngồi vào bàn đàm phán, tổ chức phi chính phủ Peace Now của Israel cho biết sau khi thời hạn trên hết hiệu lực, hơn 13.000 nhà ở mới của người định cư Do Thái sẽ được triển khai xây dựng ở Bờ Tây, trong đó hơn 2.000 nhà bắt đầu được xây ngay sau ngày 30/9. Trong một động thái khác, phía Israel đã lặp lại khẳng định Palestine cần công nhận Israel là Nhà nước của người Do Thái để mở chìa khóa cho thỏa thuận hòa bình.

Tuy nhiên, phía Palestine đã bác bỏ đề nghị trên và yêu cầu Israel ngừng toàn bộ việc xây dựng các khu định cư để tiếp tục đàm phán về các vấn đề như an ninh, đường biên giới. Đặc biệt, chính quyền hai bên còn phải chịu sức ép rất lớn từ các phe phái trong nước không muốn các nhà lãnh đạo thỏa hiệp về bất cứ vấn đề nào vì quyền lợi dân tộc. Một thành viên đoàn đàm phán của Palestine cho biết nếu họ thất bại trong việc đảm bảo quyền lợi đất nước thì chính quyền của ông Abbas sẽ có nguy cơ sụp đổ về tay của Hamas. Những động thái như vậy chứng tỏ trở ngại trong việc xây dựng khu định cư cũng như vấn đề đường biên giới tương lai sẽ là rất lớn đối với hai bên, nhất là đối với người Palestine khi mà người Israel có thực lực và sức mạnh trong tay.

Phát biểu trước báo giới, bà Hillary cho rằng đây là thời điểm chín muồi để ông Netanyahu và ông Abbas đạt được một thỏa thuận hòa bình. Tuy nhiên, với những rào cản lớn trước mắt, liệu nỗ lực của Mỹ sẽ trở thành hiện thực? Với thời hạn một năm để giải quyết tất cả những vấn đề trong khi hố ngăn cách giữa người Israel và Palestine còn quá lớn, có thể nói khả năng đạt được mục tiêu thỏa thuận khung là gần như không tưởng.

Hòa Bình

Đọc thêm

Kết quả xổ số hôm nay, 10/1: XSMN 10/1/2025 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 10/1: XSMN 10/1/2025 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 10/1 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 10/1/2025. Kết quả xổ số hôm nay 10/1, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Isuzu mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Isuzu mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Isuzu của các dòng D-Max 2021, D-Max 2023, mu-X 2021, mu-X 2022 và D-Max 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024 dẫn đầu là Crosstrek với doanh số bán ra đạt 181.811 chiếc, tăng 14,2% so với năm ...
Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025, đặt ra 24 mục tiêu, trong đó: 19 mục tiêu đã hoàn thành; 24 mục tiêu thực ...
'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

Đức cho rằng, mức chi 5%GDP cho quốc phòng mà ông Trump đang yêu cầu ở các nước thành viên NATO là rất lớn.
Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

'Chị dâu' - bộ phim Việt với sự xuất hiện của người mẫu Ngọc Trinh, diễn viên Việt Hương gia nhập câu lạc bộ doanh thu trăm tỷ sau 3 ...
'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

Đức cho rằng, mức chi 5%GDP cho quốc phòng mà ông Trump đang yêu cầu ở các nước thành viên NATO là rất lớn.
Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Ngày 9/1, ít nhất 28 binh sĩ thiệt mạng trong một cuộc tấn công tại miền Bắc Benin.
Malaysia kích hoạt 'vũ khí' AI bảo vệ an ninh hàng hải

Malaysia kích hoạt 'vũ khí' AI bảo vệ an ninh hàng hải

Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia trở thành một trong những cơ quan của Bộ Nội vụ Malaysia tiên phong sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế với tân Tổng thống Lebanon

Phản ứng của cộng đồng quốc tế với tân Tổng thống Lebanon

Các nhà lãnh đạo quốc tế đã gửi lời chúc mừng tới Tổng thống mới của Lebanon.
Một quốc gia EU 'dọa' trừng phạt Ukraine vì triệt đường mua bán khí Nga, Mỹ cùng loạt nước rót viện trợ cho Kiev

Một quốc gia EU 'dọa' trừng phạt Ukraine vì triệt đường mua bán khí Nga, Mỹ cùng loạt nước rót viện trợ cho Kiev

Slovakia, thành viên thuộc cả EU và NATO, tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả Ukraine về việc ngừng trung chuyển khí đốt Nga.
Ông Trump muốn mua Greenland: Vì Nga đang cố thành 'vua' Bắc Cực? Đan Mạch thừa nhận lơ là, Thủ tướng hành động khẩn

Ông Trump muốn mua Greenland: Vì Nga đang cố thành 'vua' Bắc Cực? Đan Mạch thừa nhận lơ là, Thủ tướng hành động khẩn

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố ý định mua lại hòn đảo tự chủ Greenland của vương quốc Đan Mạch.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động