Đằng sau những cuộc biểu tình ở Iran

Nếu Iran không tiến hành cải cách triệt để, bạo loạn và bất ổn sẽ tiếp tục diễn ra tại nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dang sau nhung cuoc bieu tinh o iran Trung Quốc sẽ tăng cường ủng hộ Iran
dang sau nhung cuoc bieu tinh o iran ​Iran: Tuần hành quy mô lớn ủng hộ Chính phủ

Bất ổn chính trị vẫn thường diễn ra một cách định kỳ ở Iran. Năm 2009 là biểu tình trên khắp đất nước sau bầu cử Tổng thống, do tầng lớp trung lưu thành thị khởi xướng. Một tuần trở lại đây là biểu tình và bạo loạn, xuất phát và lan rộng nhất ở tầng lớp dân cư nghèo và người thất nghiệp.

Sự trộn lẫn dân chủ và thần quyền

Nguyên nhân của những bất ổn chính trị này cần phải được hiểu từ tổng thể hệ thống chính trị nội bộ phức tạp của Iran, vốn là sự trộn lẫn giữa nền dân chủ pháp chế và nền thần quyền. Cả hai được đưa vào Hiến pháp nước này 4 thập kỷ trước, sau cuộc cách mạng 1979.

Hiến pháp năm 1979 thiết lập trong hệ thống chính trị Iran một cấu trúc dân chủ với Tổng thống và Quốc hội được bầu theo phổ thông đầu phiếu. Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm và không ai được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Chính cấu trúc dân chủ này đã giúp kéo dài sự tồn tại của hệ thống chính trị, bất chấp những chính sách quản lý của giới quý tộc tôn giáo.

Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1979 cũng quy định Iran là một nhà nước thần quyền và trao nhiều quyền lực chính trị vào tay văn phòng “Lãnh đạo Tối cao”: một lãnh đạo tôn giáo được chỉ định không cần qua bầu cử, giữ chức vụ mãi mãi. Lãnh đạo Tối cao là tổng tư lệnh quân đội, theo Hiến pháp là người giám sát “các chính sách chung của Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran”, có quyền phê duyệt trước các ứng viên Tổng thống và đại biểu Quốc hội, được bảo vệ bởi lực lượng vệ binh hùng mạnh và có đầy đủ bộ máy tư pháp, tình báo, quân đội phục tùng.

dang sau nhung cuoc bieu tinh o iran
Ông Ali Khamenei là lãnh đạo tối cao Iran từ năm 1989 đến nay. (Nguồn: famouspeople.com)

Phải mất một thập kỷ sau cách mạng năm 1979, ý thức về dân chủ mới bắt đầu hình thành ở Iran, sau kết quả gây thất vọng của chiến tranh Iran - Iraq năm 1988. Thêm một thập kỷ nữa, phong trào dân chủ này mới mang lại kết quả chính trị khi đưa Tổng thống Mohammed Khatami lên nắm quyền năm 1997. Vị tổng thống mang tư tưởng cải cách và những cộng sự của ông đặt mục tiêu củng cố cấu trúc dân chủ trong hệ thống chính trị của Iran, đồng thời giảm bớt lớp vỏ thần quyền bao trùm bên ngoài. Tuy nhiên, Khatami đã thất bại khi những lãnh tụ tôn giáo không muốn san sẻ quyền lực dù chỉ là một chút nhỏ.

Thất bại của kế hoạch cải cách tạo ra nỗi thất vọng lớn trong dân chúng và khiến rất ít người tham gia bỏ phiếu năm 2005. Điều này vô tình lại mang lại cơ hội cho ứng viên Tổng thống bảo thủ Mahmoud Ahmadinejad.

Cô lập quốc tế, lạm phát phi mã và điều kiện sống khắc nghiệt đã khiến người dân Iran hy vọng trở lại vào lần bầu cử năm 2009. Tuy nhiên, khi Mahmoud Ahmadinejad được tuyên bố tiếp tục đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa, bất chấp hy vọng ngược lại của hầu hết người dân, biểu tình đã nổ ra khắp Iran, tạo nên phong trào Cách mạng Xanh. Không giống với bạo loạn hiện tại, phong trào Cách mạng Xanh có tầm nhìn chính trị rõ ràng và có tổ chức, lãnh đạo quy củ. Tuy nhiên, phong trào này sau đó bị dập tắt, những người tham gia bị bắt, xử tội và bỏ tù.

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Ahmadinejad thậm chí còn tồi tệ hơn. Nền kinh tế của Iran gần như sụp đổ dưới các lệnh trừng phạt liên tiếp của quốc tế. Thị trường chợ đen kiểm soát mọi thứ, từ thuốc ung thư đến xăng dầu.

Mồi lửa châm ngòi bất ổn

Trong cuộc bầu cử năm 2013, người Iran đã bầu cho Hassan Rouhani, một lãnh đạo tôn giáo ôn hòa, ứng viên cam kết sẽ làm "mềm" các lệnh trừng phạt quốc tế và củng cố nền kinh tế trong nước. Trong nhiệm kỳ đầu của mình, ông Rouhani đã thành công trong việc kiểm soát con số lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp và ký một thỏa thuận lịch sử giúp giải quyết vấn đề hạt nhân với Mỹ. Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ hai của Rouhani đã không còn tốt đẹp như vậy.

dang sau nhung cuoc bieu tinh o iran
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Nguồn: Reuters)

Đầu tiên, ông Rouhani đã nhượng bộ trước áp lực của cánh bảo thủ và chỉ định một nội các gồm nhiều nhân vật cực hữu. Đây được xem là xu hướng giảng hòa mà người Iran từng chứng kiến trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Khatami trước đây. Bên cạnh đó, nước Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền lại đi ngược lại với những cam kết trong thỏa thuận hạt nhân dưới thời Tổng thống Obama. Hy vọng hồi phục kinh tế của người Iran nhanh chóng bị hủy bỏ.

Dư luận tiếp tục bất bình một loạt vụ tham nhũng lớn lần lượt bị phanh phui. Sau đó, do áp lực của cánh hữu, để giải thích cho việc tại sao cần tăng thuế xăng dầu, Tổng thống Rouhani đã tiết lộ việc ông phải phân bổ một khoản lớn ngân sách cho các tổ chức tôn giáo.

Cuối cùng, giọt nước tràn ly đơn giản là việc một số thực phẩm tăng giá. Đối thủ chính trị của Tổng thống Rouhani, ông Ebrahim Raisi - người thất bại trong cuộc bầu cử gần đây nhất, đã tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ ở thành phố Mashad, đổ lỗi việc thực phẩm tăng giá cho chính quyền Tổng thống Rouhani. Từ đó, bạo loạn và biểu tình lan rộng khắp đất nước. Giá thực phẩm tăng, nạn thất nghiệp, tình hình kinh tế khó khăn trở thành mồi lửa châm ngòi cho bất ổn.

Việc bạo loạn nhanh chóng lan rộng đã dẫn đến đồn đoán cho rằng các thế lực thù địch bên ngoài như liên minh Mỹ - Israeal - Saudi Arabia là tác giả dàn dựng kích động trong dân chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, tư tưởng bất mãn đối với hệ thống chính trị không còn là điều mới mẻ với người dân Iran. Nếu Iran không tiến hành cải cách triệt để, bạo loạn và bất ổn sẽ tiếp tục diễn ra tại nước Cộng hòa Hồi giáo này.

dang sau nhung cuoc bieu tinh o iran Mỹ đề nghị HĐBA họp khẩn về vấn đề Iran

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Nikki Haley ngày 2/1 đã đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ) tiến hành phiên ...

dang sau nhung cuoc bieu tinh o iran Nga phản đối can thiệp công việc nội bộ của Iran

Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh nước này hy vọng các cuộc biểu tình quy mô lớn đang diễn ra tại Iran sẽ không tiếp ...

dang sau nhung cuoc bieu tinh o iran Kazakhstan hoãn cấp uranium cho Iran

​Nhật báo Financial Tribune (Iran) ngày 24/12 đưa tin, công ty Kazatomprom của Kazakhstan đã hoãn chuyển giao uranium cho Iran do nước này đang tìm ...

Thu Hiền (theo Al-Jazeera)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động