TIN LIÊN QUAN | |
Ngày càng nhiều sinh viên Australia quan tâm tới Việt Nam | |
“Hành trình học món ăn Hàn Quốc” đến với sinh viên Hà Nội |
PGS. TS Nguyễn Văn Nhã. (Ảnh: YN) |
Ở nước ta, thuật ngữ "ngồi nhầm lớp" không mới nhưng luôn gây nhức nhối trong dư luận. Nhất là thi thoảng lại có trường hợp học sinh đã lên cấp 2 rồi vẫn không thể viết nổi tên mình bị “phanh phui”. Mới đây là chuyện một học sinh (Sóc Trăng) lớp 6 phải xuống lớp 1 vì không biết đọc biết viết. Theo PGS, sở dĩ trẻ "ngồi nhầm lớp" có phải do phần lớn giáo viên không phát hiện và giải quyết ngay mà cứ thi đua lên lớp 100%, nói đúng hơn là từ bệnh thành tích mà ra?
Lúc đầu thì tôi thấy bất ngờ, sao lại đến mức lớp 6 mà không biết đánh vần hết bảng chữ cái thì lạ quá, 5 năm không một thầy cô nào phát hiện ra thì quá tệ! Sau đó thì tôi không còn thấy bất ngờ nữa, vì “bệnh thành tích” trong ngành giáo dục đã dẫn đến hệ quả tất yếu là nhiều trường phổ thông phải "cấy điểm" cho học trò (tức là chỉnh sửa bảng điểm, sao cho học sinh không bị trượt), thì thầy cô giáo trường mình mới có chỗ để dạy, để nhận được lương, thưởng. Thật là cơ cực!
Điều tôi suy nghĩ, âu lo là còn bao nhiêu em như thế, bao nhiêu trường hợp chưa bị phát hiện? Nhiều năm quản lý đào tạo Đại học, tôi được biết không ít em có học bạ tốt nghiệp THPT loại giỏi được ưu tiên tuyển thẳng vào Đại học, nhưng té ra lực học còn kém hơn cả bạn có sức học trung bình? Đó là hiện tượng "di căn" của bệnh này!
Tôi chưa thấy nước nào có tình trạng như thế, phải chăng ý thức tự giác và tự trọng của mình đâu đó thật sự chưa ổn?
Thay đổi căn bản, toàn diện sẽ là lối thoát cho căn bệnh trầm kha "ngồi nhầm lớp"? (Nguồn: Tuoitre) |
Tình trạng “ngồi nhầm lớp” chỉ là một hiện tượng của bệnh thành tích. Thực tế, từ kết quả kỳ thi THPT (có thể cả các kỳ thi chuyển cấp từ Tiểu học đến THCS) đều “đỗ” tới 99,7% mà có lần nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải nói hay là bỏ kỳ thi đó đi?
Thi cử là một khâu tất yếu của quá trình đào tạo, nhưng thi cử mà không sàng lọc, không phân loại được “thóc, gạo, trấu” thì đúng là tốn kém, vô nghĩa? Chắc mọi người đều biết rõ nguyên nhân sâu xa từ đâu, căn bệnh trầm kha đã đến mức nào…
Chừng nào còn phương pháp cũ thì còn "ngồi nhầm lớp" Trao đổi với PV báo TG&VN, Giáo sư Hồ Ngọc Đại chia sẻ: "Từ lâu rồi chứ không phải chỉ bây giờ mới có hiện tượng “ngồi nhầm lớp” thế này. Chuyện học sinh lớp 7 không đọc được, không viết được nhưng mở học bạ ra xem thì tất cả đều lên lớp hết là chuyện thường. Không riêng một tỉnh nào mà chuyện này hầu như ở đâu cũng có. Đó là dấu hiệu ê chề, là hậu quả của phương pháp giáo dục cũ, của nền giáo dục cũ. Vì thế, theo tôi, chừng nào còn phương pháp cũ thì còn chuyện ngồi nhầm lớp. Tình trạng này thường xuất phát từ phương pháp giảng dạy, từ nội dung giảng dạy, từ nền giáo dục chứ còn từ đâu nữa? Học sinh ngồi nhầm lớp đừng đổ hết lên đầu giáo viên. Bởi vì giáo viên cũng giống như anh công nhân đứng trong nhà máy thôi. Để cứu tương lai của các em thì phải bỏ phương pháp cũ đi, thay nội dung, thay sách, đổi mới căn bản và toàn diện". |
Tình trạng này đã diễn ra dai dẳng hàng chục năm nay, vậy đâu là lối ra cho căn bệnh “ngồi nhầm lớp”, thưa ông?
Tôi mạo muội nói thế này: khi nào chúng ta khỏi căn bệnh thành tích thì chắc chắn khỏi bệnh "ngồi nhầm lớp" thôi. Thuốc nào để trị bệnh có hiệu quả, thì hãy nghe các thầy cô giáo nói. Đừng đặt chỉ tiêu không phù hợp, đừng đòi sản phẩm đào tạo phải trên mức này mức kia thì thầy cô mới được coi là hoàn thành công việc và trách nhiệm. Có nhiều cách khác để đánh giá chất lượng đào tạo phù hợp mà các Phòng, các Sở áp dụng có hiệu quả.
Chúng ta đang nói về sự nghiệp giáo dục. Cho dù sự nghiệp này là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi người; nhưng trước tiên và cụ thể là ngành giáo dục phải chịu lỗi chứ. Nếu đào tạo được nhiều nhân tài, cung cấp được cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao thì công đầu chính là ngành giáo dục. Ngược lại thì ngành giáo dục phải đổi mới, phải thay đổi, phải “trị bệnh” để không tái diễn.
Nhưng nói như thế không có nghĩa đổ hết cho ngành giáo dục. Nhà nước mà trực tiếp là Chính phủ phải chỉ đạo các Bộ, ngành giúp và chia sẻ cho công việc này. Cái dở của chúng ta là không có sự chỉ đạo thống nhất và quyết liệt, thiếu một nhạc trưởng, một Tổng tư lệnh đủ tầm đủ tài.
Đã qua lâu rồi kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”... Khi đất nước lâm nguy, có chiến tranh thì chúng ta phát động được sức mạnh tổng thể để chiến thắng, nay đã hòa bình, căn bệnh thành tích này không phải và không thể chiến thắng nổi.
Ông có thể nói cụ thể hơn?
Nói cụ thể là vai trò của các bậc cha mẹ hết sức quan trọng. Khi còn nhỏ, gia đình là điểm tựa quan trọng để giúp cho các em rèn luyện, học hành. Trên thực tế, không ít cha mẹ ngộ nhận con em mình là “thần đồng”, là tài năng để khi nghe ai đó nhận xét không thuận tai là có phản ứng thiếu thiện chí.
Không ít cha mẹ vì lo mưu sinh mà khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường. Cũng có bậc cha mẹ có điều kiện thì lại chăm lo cho con cái quá mức, làm thay, làm hộ con - đến lúc buông khỏi vòng tay mẹ cha thì cháu không biết tự múc canh vào bát khi ăn cơm bán trú ở trường. Thật bi hài! Rất mong các bậc cha mẹ hãy để các cháu được “tự do, tự lo” từ lúc bé, chứ đến 18, 20 tuổi vẫn ngờ nghệch thì “cho về đúng lớp” cũng đã quá muộn mất rồi!
Trân trọng cảm ơn PGS!
GS Nguyễn Lân Dũng: “Ngồi nhầm lớp” chỉ làm khổ cả thầy lẫn trò Trong suốt những năm qua, khái niệm “ngồi nhầm lớp” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. |
PGS. TS. Nguyễn Văn Nhã: "Chưa đỗ ĐH, bạn vẫn có nhiều cơ hội khác" "Rất nhiều nghề không cần bạn phải 10 toán, 10 văn, rất nhiều sự nghiệp vẻ vang mà không phải là kỹ sư, bác sĩ ... |
“Nếu chậm đổi mới, giáo dục của ta dễ thua ngay trên sân nhà” "Giáo dục Việt Nam vẫn thua xa các nền giáo dục tiên tiến, nếu không khẩn trương, tích cực đổi mới căn bản và toàn ... |