ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa: Việt Nam luôn lấy con người là động lực, trung tâm, mục tiêu của chính sách an sinh xã hội

Kim Thoa
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu quan điểm, an sinh xã hội ở nước ta phải đối mặt với những thách thức cơ bản như già hóa dân số, “bẫy thu nhập trung bình” làm giảm nguồn lực, tác động của biến đổi khí hậu...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa:
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, chính sách an sinh xã hội ở nước ta luôn lấy con người làm trung tâm.

Là một ĐBQH, ông đánh giá thế nào về mục tiêu phát triển vì con người, lấy người dân làm trung tâm, bảo đảm để mọi người dân có thể tiếp cận và thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội (ASXH) ở nước ta hiện nay?

Xuyên suốt quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định về mô hình phát triển của Việt Nam, đó là lấy con người là động lực, trung tâm và mục tiêu của sự phát triển.

Mới đây, trong tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.

Theo tôi, quan điểm này có hai khía cạnh.

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định, vị trí, vai trò quan trọng của nhân tố con người với tư cách là yếu tố quyết định sự phát triển. Theo khía cạnh này, nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất, phải được trân trọng và bảo vệ.

Thứ hai, mục tiêu cao nhất của mọi chính sách phát triển về kinh tế - xã hội cũng vì con người, hướng tới bảo đảm an sinh và cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân. Theo khía cạnh này, chính sách ASXH phải ngày càng phát triển, mở rộng để làm cơ sở tốt hơn cho việc người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều hơn từ sự phát triển của đất nước.

Các chính sách ASXH đang dần được tiếp cận theo hướng dựa trên quyền được an sinh của người dân. Quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và những đối tượng yếu thế được đảm bảo tốt hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ASXH của Việt Nam còn những hạn chế, bất cập nào?

Trên thế giới, quyền được hưởng ASXH là một trong những quyền con người cơ bản, được xếp vào nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Quyền này được ghi nhận trong Điều 22 (đồng thời được nhắc đến trong Điều 25) của Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền (UDHR) năm 1948.

Ở nước ta, quyền được hưởng ASXH lần đầu tiên được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 với tư cách là một quyền cơ bản của công dân. Cụ thể, Điều 34 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền được bảo đảm ASXH”.

Như vậy, mọi công dân Việt Nam đều có quyền được hưởng ASXH, không phân biệt giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, nghề nghiệp, thành phần xã hội.

Tôi nhận thấy, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới ghi nhận quyền hưởng ASXH trong Hiến pháp. Tuy nhiên, hệ thống ASXH ở nước ta vẫn còn một số bất cập. Cụ thể:

Thứ nhất, ASXH của Việt Nam đã và đang tiếp cận dựa trên quyền theo hướng phổ quát, bao phủ toàn dân, nhất là về y tế, giáo dục. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư cho ASXH còn hạn chế nên vẫn phải tập trung ưu tiên trước hết cho nhóm người nghèo, đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số... Vì vậy, độ bao phủ của ASXH còn thấp.

Thứ hai, hệ thống ASXH ở Việt Nam hiện nay được xây dựng theo mô hình đa tầng, tuy nhiên, mối quan hệ và gắn kết cũng như chia sẻ giữa các trụ cột và các tầng ASXH chưa thật chặt chẽ để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân.

Thứ ba, chính sách ASXH phải bảo đảm cho mọi người dân có mức sống tối thiểu theo chuẩn quốc gia. Mặc dù vậy, trên thực tế, do nguồn lực hạn chế, chính sách ASXH vẫn chưa bảo đảm cho mọi người dân có mức sống này và từng loại chính sách lại có các chuẩn khác nhau, như mức chuẩn nghèo, mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức chuẩn bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

Do đó, hệ số bỏ sót đối tượng còn lớn, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân sống dưới mức sống tối thiểu.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa:
An sinh xã hội ở nước ta phải đối mặt với thách thức già hóa dân số. (Nguồn: VGP)

Theo ông, những thách thức nào là cơ bản đối với chính sách ASXH ở nước ta trong thời gian tới?

Tôi cho rằng, hệ thống ASXH ở nước ta phải đối mặt với 4 thách thức cơ bản.

Một là, thách thức về già hóa dân số. Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số kể từ năm 2017 khi tỷ lệ người cao tuổi đã chiếm 10% dân số cả nước.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2036 và dân số rất già vào năm 2056.

Mô hình ASXH dựa trên nguyên tắc thế hệ đi làm chăm sóc cho thế hệ cao tuổi không đi làm sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn. Bên cạnh đó, hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh gây sức ép lên hệ thống ASXH.

Hai là, thách thức về “bẫy thu nhập trung bình” làm giảm nguồn lực cho ASXH. Việc Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình là một cơ hội, điều kiện quan trọng đối với phát triển hệ thống ASXH giai đoạn 2021-2030.

Song, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thuộc nhóm thấp và đối diện với những thách thức lớn phải vượt qua về tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội để không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.

Vấn đề đặt ra là phải tập trung nguồn lực và có giải pháp đột phá để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP bình quân đầu người, từ đó mới có tiền đề và điều kiện cơ bản để thực hiện một chính sách ASXH tiếp cận dựa trên quyền theo hướng bao phủ toàn dân được Hiến pháp quy định.

Ba là, thách thức về tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu, nhất là xu hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu và nước biển dâng, sẽ dẫn đến gia tăng tần suất và mức độ cực đoan của các hiện tượng thiên nhiên, như hạn hán, lũ lụt, bão, sóng thần, kéo theo nó là các thảm họa đối với con người, với hoạt động sản xuất...

Việt Nam được dự báo là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đối với cả nước. Biến đổi khí hậu là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là bảo đảm ASXH.

Bốn là, thách thức của an ninh phi truyền thống khác như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng nếu không được quản trị tốt sẽ hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế-xã hội.

Các nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt lao động trong khu vực phi chính thức càng khó khăn hơn, tạo thách thức lớn cho hệ thống an sinh.

Chúng ta cần có những hành động, chính sách thế nào trước những thách thức này?

Theo tôi, cần phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng - cơ hội có một không hai trong "vòng đời" của quốc gia và với các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp nhằm bảo vệ, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực - tài sản quý nhất của quốc gia.

Đồng thời, hoàn thiện pháp luật, tiếp tục thể chế hóa tố hơn nữa việc ghi nhận, bảo đảm và thúc đẩy quyền được bảo đảm ASXH trong Hiến pháp.

Bên cạnh đó, phát triển và hoàn thiện hệ thống ASXH trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, cân bằng với phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc xã hội đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ ngày càng tăng của người dân.

Tăng đầu tư của Nhà nước cho chính sách, chương trình an sinh với quan điểm đầu tư cho ASXH là đầu tư cho phát triển và giữ vai trò nòng cốt.

Cuối cùng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cũng như tăng cường hiệu quả, giảm chi phí quản lý ASXH.

Xin cảm ơn ông!

TP.Hồ Chí Minh: Điểm thi tốt nghiệp Ngữ văn cao nhất 9,5, thấp nhất là 0,75

TP.Hồ Chí Minh: Điểm thi tốt nghiệp Ngữ văn cao nhất 9,5, thấp nhất là 0,75

Điểm môn Ngữ văn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại TP. Hồ Chí Minh cao nhất 9,5, thấp nhất 0,75, có sự phân ...

Lao động trẻ mở ‘cánh cửa’ bước vào ‘sân chơi’ toàn cầu hóa

Lao động trẻ mở ‘cánh cửa’ bước vào ‘sân chơi’ toàn cầu hóa

GS. Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nhận định, người lao động Việt Nam khá dồi dào ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á lần thứ 18 năm 2024 tại Malaysia từ ngày 5-9/5.
Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Trong quá trình sử dụng, TikTok sẽ dựa theo thói quen của bạn để đưa ra những quảng cáo sản phẩm có liên quan nhất. Tuy nhiên, đôi lúc dữ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ ...
Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Việc Hoa hậu Đại sứ Du lịch Thế giới 2018 Phan Thị Mơ tham gia chương trình Cười xuyên Việt 2024 được mọi người quan tâm.
Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR...
Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Hoàng hậu Bỉ Mathilde tham dự Hội nghị 'Quyền trẻ em châu Âu: Từ cam kết đến hiện thực' tại Cung điện Egmont ở Brussels, Bỉ từ ngày 2-3/5.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động