Nhỏ Bình thường Lớn

Dịch Covid-19 'phủ bóng đen' lên thị trường lao động Trung Quốc

TGVN. Thời điểm sau Tết Nguyên đán vốn là thời điểm “vàng” của thị trường lao động Trung Quốc, đặc biệt cao điểm vào tháng Ba và tháng Tư. Tuy nhiên, diễn biến khó lường của dịch Covid-19 đang tác động đáng kể đến thị trường lao động của nền kinh tế thứ hai thế giới.
TIN LIÊN QUAN
dich covid 19 phu bong den len thi truong lao dong trung quoc IMF: Covid-19 có thể đẩy tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu vào vùng nguy hiểm
dich covid 19 phu bong den len thi truong lao dong trung quoc Kinh tế thế giới bắt đầu cảm nhận "cơn gió lạnh" Vũ Hán
dich covid 19 phu bong den len thi truong lao dong trung quoc
Người lao động tham gia một ngày hội tuyển dụng tại Trung Quốc. (Nguồn: Tân Hoa xã)

“Trong khi nhu cầu tuyển dụng nhìn chung không giảm đáng kể trong bối cảnh dịch bệnh nhưng tốc độ tuyển dụng đang bị gián đoạn”, một số nhà tuyển dụng Trung Quốc cho hay.

Một nhân viên giấu tên thuộc bộ phận nhân sự của một công ty bảo hiểm Trung Quốc cho biết, mọi năm các công ty bảo hiểm thường có nhu cầu tuyển dụng đại lý bán hàng và bộ phận tuyển dụng thường khởi động sớm hơn các công ty thuộc các lĩnh vực khác. Năm nay, phần lớn kế hoạch tuyển dụng đã bị thay đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thay vì tổ chức tuyển dụng, các công ty sẽ sử dụng các bài kiểm tra viết trực tuyến, phỏng vấn qua webcam và ký hợp đồng điện tử để hoàn thành quá trình tuyển dụng.

Thị trường ảm đạm

Trên thực tế, ngay cả khi không có dịch bệnh, thị trường lao động Trung Quốc đối với sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2020 đã rất cạnh tranh. Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ đạt mốc 8,74 triệu trong năm nay, tăng 400.000 so với năm 2019.

Bên cạnh đó, số người tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm nay cũng tăng 17% lên 3,41 triệu – mức khá cao trong lịch sử. Những người trượt kỳ thi này chắc chắn sẽ quay lại tìm kiếm việc làm, từ đó gia tăng áp lực cho thị trường lao động.

“Năm nay sẽ là một năm tìm việc khó khăn đối với các sinh viên mới tốt nghiệp”, ông Ying Xiwen, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế khu vực, Viện Nghiên cứu thuộc Ngân hàng Minsheng (Trung Quốc) cho biết.

Dịch bệnh căng thẳng cũng khiến nhiều chương trình tuyển dụng của tập đoàn tại các trường đại học của Trung Quốc bị hoãn lại. Thậm chí, một số vị trí tuyển dụng đã tạm thời bị hủy do áp lực hoạt động của các công ty.

“Chúng tôi chắc chắn rằng tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế và thị trường lao động sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thời kỳ Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003”, ông Zhao Zhao Bowen, Giám đốc nghiên cứu của Bluestone Asset Management nhận định.

Theo ông Zhao Zhao Bowen, thời điểm dịch SARS bùng phát năm 2003, tỷ lệ đóng góp của khu vực dịch vụ vào GDP đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi đó, nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp thứ cấp nên SARS không có tác động lớn đến nền kinh tế nói chung cũng như thị trường việc làm.

“Thậm chí, năm 2003, số người có việc làm ở khu vực thành thị còn đạt 10,71 triệu – mức cao kỷ lục và thậm chí nhiều hơn so với năm 2004”, ông Zhao nói.

Cơ hội trong ngành công nghiệp trực tuyến

Cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đã trải qua một quá trình chuyển đổi lớn kể từ thời điểm dịch SARS năm 2003. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ đóng góp của khu vực dịch vụ vào GDP đã tăng lên 61,5% vào năm 2018, từ 39% vào năm 2003. Dịp đầu năm với những ngày lễ lớn thường là thời điểm chi tiêu tiêu dùng tăng cao nên dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành dịch vụ như ăn uống hay du lịch.

dich covid 19 phu bong den len thi truong lao dong trung quoc
Dịch vụ giao đồ ăn là một trong số ít ngành dịch vụ hưởng lợi thời điểm này. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Theo báo cáo do website việc làm BOSS thực hiện, số người tìm kiếm việc làm trong 10 ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020 đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái do lo ngại về tình hình dịch bệnh. Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn giảm hơn 60%, du lịch giảm 75%, quảng cáo – truyền thông giảm 70% so với năm 2019.

“Trong ngắn hạn, khu vực dịch vụ và các ngành thâm dụng lao động là những ngành gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Về trung và dài hạn, các ngành công nghiệp truyền thống, giáo dục và giải trí sẽ là các ngành tiếp theo chịu áp lực”, ông Ying Xiwen dự báo.

Dù vậy, ông Ying Xiwen nhận định, nhiều cơ hội mới đang xuất hiện trong các ngành công nghiệp trực tuyến, bao gồm các lĩnh vực văn hóa, giải trí và giáo dục trực tuyến. Ông cho rằng, các nhà cung cấp dịch vụ như chuyển phát nhanh, giao đồ ăn và mua sắm trực tuyến cũng được hưởng lợi.

"Các công ty trong lĩnh vực hậu cần, bán lẻ trực tuyến và các lĩnh vực giáo dục trực tuyến đang có nhu cầu cao về nguồn nhân lực", theo báo cáo của BOSS.

dich covid 19 phu bong den len thi truong lao dong trung quoc

Dịch Covid-19 có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD

TGVN. Các chuyên gia kinh tế của Hãng tư vấn Oxford Economics ước tính, dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) gây ra bởi virus corona ...

dich covid 19 phu bong den len thi truong lao dong trung quoc

Fed: Kinh tế Mỹ có thể bị tác động bất lợi bởi Covid-19

TGVN. Theo Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Richard Clarida, kinh tế nước này bước vào năm 2020 một cách vững ...

dich covid 19 phu bong den len thi truong lao dong trung quoc

Dịch bệnh do virus corona: 'Công xưởng thế giới' đình trệ, 'đòn' giáng mạnh vào kinh tế toàn cầu

TGVN. Hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục bị đình trệ bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới ...

Vân Chi (theo Asia Times)