TIN LIÊN QUAN | |
Khi 'ngoại giao online' thế chỗ ngoại giao truyền thống vì dịch Covid-19 | |
Nga: Hỏa hoạn tại bệnh viện khiến ít nhất 5 bệnh nhân Covid-19 thiệt mạng |
Singapore nới lỏng các hạn chế dù số người nhiễm Covid-19 vẫn tăng. (Nguồn: Anadolu) |
Theo đó, sau 5 tuần đóng cửa, từ ngày 12/5, các cửa tiệm làm đầu và cắt tóc, các công ty chế biến thực phẩm, các cửa hàng bán lẻ, các tiệm giặt là có thể mở lại với các biện pháp giám sát y tế chặt chẽ. Các cửa tiệm làm đầu chỉ nhận khách đã đặt trước và phải dán yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang trước khi vào cửa hàng.
Giới chức Singapore cũng khuyến cáo người dân nước này không nên ồ ạt ra đường không có lý do để giữ an toàn cho đất nước.
Theo Bộ Y tế Singapore, ngày 12/5, nước này ghi nhận thêm 884 trường hợp mắc Covid-19, đưa số ca mắc bệnh lên 24.671 người, trong đó có 21 người tử vong. Khoảng 90% số người mắc Covid-19 tại đảo quốc này liên quan đến các khu tập thể dành cho người lao động nước ngoài.
Tại Philippines, cũng trong ngày 12/5, Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19 từ ngày 16/5 tới. Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ở Manila sẽ được phép mở cửa trở lại với 50% công suất.
Tổng thống Duterte cũng khuyến cáo người dân khi quay lại làm việc phải tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn. Việc nới lỏng các biện pháp hạn chế không có nghĩa dịch Covid-19 đã được đẩy lui và quốc gia Đông Nam Á này không thể chống đỡ làn sóng thứ 2 của dịch bệnh.
Tính đến nay, Philippines ghi nhận tổng cộng 11.086 người mắc Covid-19, trong đó có 726 người tử vong.
Trong khi đó, Chính phủ Indonesia đã công bố chương trình phục hồi kinh tế trị giá 318.090 tỷ Rupiah (21,28 tỷ USD) nhằm hỗ trợ, duy trì và củng cố các doanh nghiệp theo quy định về chương trình phục hồi kinh tế quốc gia có hiệu lực hôm 11/5.
Các nỗ lực này sẽ được thực hiện thông qua việc bơm vốn nhà nước cho một số ngân hàng và công ty bảo hiểm quốc doanh. Ngoài ra, Chính phủ có thể thực hiện chương trình này thông qua các chính sách chi tiêu công.
Theo đó, Chính phủ sẽ phân bổ hơn 152.000 tỷ Rupiah cho các SOE, trong đó cấp 8.500 tỷ vốn lưu động cho hãng hàng không quốc gia Garuda, cũng như có kế hoạch dành 25.000 tỷ Rupiah nhằm hỗ trợ lĩnh vực du lịch dưới hình thức giảm giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, cũng như cung cấp các phiếu mua tour giảm giá trên các ứng dụng trực tuyến.
Ngoài ra, quy định về chương trình phục hồi kinh tế quốc gia cũng cho phép Chính phủ gửi tiền với lãi suất nhất định tại các ngân hàng nhằm tăng thanh khoản, phục vụ cho việc tái cơ cấu nợ và cung cấp thêm các khoản vay cho các doanh nghiệp.
Các ngân hàng này phải có ít nhất 51% cổ phần thuộc sở hữu của các cá nhân hoặc tổ chức trong nước, được xếp loại lành mạnh theo đánh giá của Cơ quan Dịch vụ Tài chính (OJK), và nằm trong số 15 ngân hàng lớn nhất Indonesia về giá trị tài sản.
Chính phủ Indonesia cũng sẽ được phép đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu, các loại giấy nợ và/hoặc đầu tư trực tiếp nhằm thu các lợi ích kinh tế - xã hội và các loại lợi ích khác, đồng thời cũng được phép cung cấp các bảo lãnh tài chính - cả trực tiếp và gián tiếp - cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính tới nay, Chính phủ Indonesia đã phân bổ 63.010 tỷ Rupiah cho các chương trình ưu đãi thuế dành cho các doanh nghiệp và 6.000 tỷ Rupiah nhằm bảo lãnh các khoản vay mới của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).
Theo số liệu thống kê của trang Worldometers, tính đến nay, Indonesia ghi nhận 14.749 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.007 ca tử vong.
Tại Lào, trong cuộc họp báo chiều 12/5, Bộ Y tế cho biết không phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19 mới trong 30 ngày liên tiếp. Tính tới nay, Lào ghi nhận 19 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 14 người đã bình phục.
Cùng ngày, Cục Quản lý Xuất - Nhập cảnh, Bộ An ninh Lào ra thông báo cho biết, nước này sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện thông báo số 703/CXNC, ban hành ngày 30/3, về tăng cường quản lý nghiêm ngặt việc xuất - nhập cảnh trong giai đoạn chống dịch Covid-19.
Theo đó, các chuyên gia, kỹ thuật viên, lao động của các dự án xây dựng đường sắt, đường cao tốc, các dự án quan trọng cần thiết có thể xuất - nhập cảnh Lào nhưng phải có sự cho phép của Ủy ban Chỉ đạo Trung ương Lào về phòng chống Covid-19 và Bộ Ngoại giao Lào, đồng thời phải thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế và các quy định liên quan.
| Covid-19: Hy hữu bưu điện Mỹ mất tới… 32 năm để gửi bưu thiếp TGVN. Một người đàn ông 76 tuổi ở Mỹ vừa nhận được tấm bưu thiếp do em gái mình gửi cách đây hơn 32 năm, sau ... |
| Biển Đông dậy sóng không phải chỉ vì Covid-19 TGVN. Giáo sư khoa học chính trị, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), ông M.Taylor Fravel nhận ... |
| Ông Trump bác nguy cơ lây lan Covid-19 trong Chính phủ, người vào cánh phía Tây Nhà Trắng phải đeo khẩu trang TGVN. Ngày 11/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ các mối quan ngại về nguy cơ lây lan virus corona chủng mới SARS-CoV-2 ... |