Đối đầu với Trung Quốc, Mỹ thực sự cần phải làm gì?

Hồng Phúc
Trong bài viết đăng trên Straits Times, GS. Hugh White, chuyên gia nghiên cứu chiến lược và quốc phòng tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng chính quyền Joe Biden muốn giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Trung Quốc thì phải giành được các quốc gia Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Singapore tặng Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris loài hoa lan mang tên bà: Papilionanda Kamala Harris. (Nguồn: AFP)
Singapore tặng Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris loài hoa lan mang tên bà: Papilionanda Kamala Harris, trong chuyến thăm từ ngày 22-24/8. (Nguồn: AFP)

Kamala Harris trên cương vị Phó Tổng thống đảm nhận một số nhiệm vụ "khó nhằn". Đầu năm nay, Tổng thống Joe Biden giao cho bà nhiệm vụ xử lý vấn đề biên giới phía Nam rắc rối về chính trị kéo dài giữa Mỹ và Mexico.

Và tháng trước, nhân vật số 2 trong nội các Mỹ bay đến Đông Nam Á để thể hiện sức mạnh và quyết tâm của Mỹ, ngay khi sự sụp đổ ở Afghanistan đang làm dấy lên điệp khúc nghi ngờ về cả hai yếu tố này của Washington.

"Lấy lòng", tránh "mếch lòng"

Mục đích chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris là xua tan ấn tượng rằng chính quyền Biden đã và đang không quan tâm nhiều đến Đông Nam Á.

Bà Harris là quan chức cấp cao thứ hai trong nội các đến thăm khu vực này kể từ khi chính quyền Biden tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm nay, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin hồi tháng Bảy.

Điều này không có gì ngạc nhiên vì Đông Nam Á nằm ở trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và đối đầu với Trung Quốc trong khu vực này rõ ràng là ưu tiên chiến lược và ngoại giao số 1 của Biden.

Theo GS. Hugh White, sự cần thiết phải tập trung mối quan tâm và các nguồn lực vào việc chống Trung Quốc là lý do then chốt khiến Biden nhanh chóng rút quân khỏi Afghanistan.

Nguyên nhân đội ngũ mới của Nhà Trắng không vội vã đến Đông Nam Á đã được giải thích rõ ràng trong bài phát biểu của bà Harris tại Singapore ngày 24/8. Bà mô tả cách hành xử của Bắc Kinh và phản ứng của Washington bằng những lời lẽ gay gắt.

Phát biểu có đoạn: “Những hành động của Bắc Kinh tiếp tục phá hoại trật tự dựa trên luật lệ và đe dọa chủ quyền của các quốc gia. Mỹ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác để đối phó với những mối đe dọa này”.

Tuy nhiên, sau đó, bà tiếp tục nói rằng “sự can dự của chúng tôi ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không chống lại bất kỳ quốc gia nào, cũng không nhằm buộc bất kỳ quốc gia nào phải chọn bên”.

Chuyên gia Hugh White khẳng định, "điều này rõ ràng là sai". Không nghi ngờ rằng ưu tiên hàng đầu của Mỹ ở Đông Nam Á hiện nay là chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và Mỹ chắc chắn muốn lôi kéo các nước trong khu vực.

Bà Harris cảm thấy có nghĩa vụ phải nói ngược lại vì những người soạn bài phát biểu cho bà cảm nhận được sự miễn cưỡng của các quốc gia Đông Nam Á khi phải chọn bên trong cuộc chiến tranh lạnh mới của Mỹ với Trung Quốc.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhiều lần nói rõ điều này. Ví dụ trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng BBC hồi tháng Ba, ông phát biểu Singapore sẽ không lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, vì mối quan hệ sâu rộng với cả hai siêu cường. Ông bổ sung, nhiều nước khác cũng trong tình trạng tương tự.

Ưu tiên sai lầm?

Tin liên quan
Phác thảo học thuyết Biden Phác thảo học thuyết Biden

Những kế hoạch của Washington dễ được tiếp thu ở Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Những nước này ủng hộ Mỹ rất nhiệt tình trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Đó là lý do giải thích tại sao nhóm Bộ tứ, gắn Mỹ với Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, rõ ràng là trọng tâm ưu tiên của chính quyền mới của Mỹ đối với chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông Biden đã triệu tập Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Bộ tứ chỉ vài tuần sau khi nhậm chức, và có kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp vào tháng 9 tới.

Người ta thường thích nói chuyện với người đồng quan điểm hơn là với những người bất đồng quan điểm, nhưng việc Washington thích can dự với Bộ tứ hơn là các quốc gia Đông Nam Á thận trọng hơn dường như là một sai lầm, vì hai lý do.

Thứ nhất, chính các quốc gia Đông Nam Á mới là những người cần phải được thuyết phục để tránh xa Trung Quốc và đứng về phía Mỹ nếu Biden muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu.

Sẽ là khôn ngoan hơn nếu ông chủ Nhà Trắng ưu tiên dành thời gian cho họ, thay vì cho những người đã đứng về phía ông.

Thứ hai và quan trọng hơn, có những hoài nghi về những gì Bộ tứ có thể thực sự mang lại cho Biden.

Điều đó phụ thuộc vào việc các lợi ích và mục tiêu căn bản của các đối tác Bộ tứ gắn bó chặt chẽ với nhau như thế nào, và vào sức nặng của mỗi đối tác trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chuyên gia phân tích Hugh White khẳng định, các tín hiệu là không hứa hẹn.

Các nhà lãnh đạo của nhóm Bộ tứ gồm Australia, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên theo hình thức trực tuyến vào tối 12/3 (giờ Việt Nam).
Tổng thống Joe Biden triệu tập Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Bộ tứ chỉ vài tuần sau khi nhậm chức, ngày 12/3. (Nguồn: AP)

Ít điểm chung, thiếu hành động

Các nước thành viên Bộ tứ hầu như không có điểm chung ngoài những quan ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và sự sẵn sàng hướng tới Mỹ để đối phó với Trung Quốc.

Theo chuyên gia Hugh White, điểm chung lớn nhất giữa các nước Bộ tứ là cam kết đối với dân chủ. Nhưng các quốc gia này tồn tại một cách riêng rẽ trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn.

Lịch sử rất khác nhau, và mối quan hệ với Trung Quốc được định hình bởi những bản sắc, tham vọng, niềm hy vọng và nỗi sợ hãi cũng rất khác nhau.

Tầm nhìn về tương lai của châu Á mà Bộ tứ muốn thúc đẩy vẫn còn mơ hồ. Những khẩu hiệu như “Một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và “Một trật tự dựa trên luật lệ” không truyền tải được điều gì ngoài một mong muốn chung rằng Trung Quốc không phát triển quá hùng mạnh và có quá nhiều ảnh hưởng đến mức gây phương hại cho họ.

Các nước này cũng không nói gì thực chất về cách thức trật tự châu Á cần phát triển như thế nào cho phù hợp với thực tế rõ ràng về sức mạnh của Trung Quốc.

Chưa có dấu hiệu nào cho thấy các nước thành viên Bộ tứ sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng để hỗ trợ cho các thành viên khác trong việc chống lại Trung Quốc.

Ví dụ, trong lĩnh vực kinh tế, không nước nào hỗ trợ Australia ngoài sự ủng hộ trên lời nói một cách nhạt nhẽo kể từ khi xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc bị ảnh hưởng do các biện pháp trừng phạt thương mại của Bắc Kinh.

Khi đối đầu kinh tế với Trung Quốc leo thang, chắc chắn là những phí tổn của sự đối đầu đó sẽ gia tăng. Khi đó, những người bạn này hầu như không có tác dụng gì.

Sự sẵn sàng của Bộ tứ hỗ trợ lẫn nhau về quân sự thậm chí còn không chắc chắn hơn. Mỹ có các liên minh song phương lâu đời với Nhật Bản và Australia, nhưng ngoài hai nước này và sự rùm beng về một số cuộc tập trận cấp thấp, hợp tác quân sự của Bộ tứ có quy mô tương đối nhỏ.

Bộ tứ vẫn chưa tiến đến mức “NATO châu Á” mà nhiều người ở Washington hy vọng và kỳ vọng, vì có thể không có sự tin tưởng về mức độ sẵn sàng chiến đấu vì nhau của họ. (GS. Hugh White)

Không ai có thể chắc chắn rằng Ấn Độ hay Australia sẽ tuyên chiến với Trung Quốc để giúp đỡ Nhật Bản hay ngược lại.

Và hiện nay sự bẽ mặt của Mỹ ở Kabul đã vang xa ngay cả trong Bộ tứ. Từ New Delhi đến Canberra, việc rút quân khỏi Afghanistan đã làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu Mỹ có thực sự gánh vác gánh nặng, đặc biệt là gánh nặng quân sự, trong kiềm chế Trung Quốc hay không.

Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng khi rủi ro là quá cao. Cuộc đối đầu leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên ngày càng liên quan đến quân sự. Đến lúc Mỹ tìm đến Bộ tứ để tăng cường khả năng răn đe quân sự đối với Trung Quốc, Washington sẽ nhận thấy rằng giá trị của mình là không đáng kể.

Một phần là vì lý do này, hầu hết hoạt động gần đây của Bộ tứ tập trung vào các vấn đề nhẹ nhàng hơn. Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến và các hội nghị cấp Ngoại trưởng trước đó đã công bố những sáng kiến ấn tượng, tất cả đều nhằm ngăn chặn các kênh mà qua đó ảnh hưởng của Trung Quốc có thể lan rộng.

Bộ tứ đã thành lập 10 nhóm làm việc, "phủ sóng” các vấn đề đa dạng như an ninh mạng, chuỗi cung ứng, chất bán dẫn, biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng và vaccine phòng Covid-19.

Vấn đề ở đây là hầu như không đạt được kết quả gì trong bất cứ vấn đề nào. Nhiều nhóm làm việc thậm chí đã không được triệu tập, chưa nói gì đến việc đưa ra báo cáo mà có thể dẫn tới hành động cụ thể.

Vấn đề duy nhất dường như có tiến bộ thực sự là kế hoạch chống lại “ngoại giao vaccine” của Trung Quốc bằng việc điều phối cung cấp vaccine phòng Covid-19, chủ yếu là từ Ấn Độ. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã thất bại khi đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng ở Ấn Độ đã buộc nước này phải cắt giảm xuất khẩu vaccine.

Đối đầu với Trung Quốc, Mỹ thực sự cần phải làm gì?
Chính quyền ông Biden cần tạo dựng sự ủng hộ của các quốc gia vẫn còn hoài nghi về sự khôn ngoan của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Tính toán lại thông điệp

Tất cả điều này gây ra một vấn đề rắc rối thực sự cho đội ngũ của Biden.

Niềm tin về động lực chính của Washington chống lại Bắc Kinh phụ thuộc vào việc Bộ tứ hoạt động như thế nào. Song việc các cuộc họp của Bộ tứ tiếp tục công bố những sáng kiến mà không đem lại kết quả gì càng kéo dài thì càng rõ ràng rằng nó không hiệu quả.

Vì vậy, thay vào đó, Washington cần phải làm gì?

Một phần của câu trả lời là bớt thời gian thuyết giảng cho những tín đồ “cải đạo” trong Bộ tứ để tập trung vào việc tạo dựng sự ủng hộ của các quốc gia vẫn còn hoài nghi về sự khôn ngoan của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc.

Nhưng điều này đòi hỏi không đơn thuần là sắp xếp lại các kế hoạch công du của các quan chức cấp cao, mà là việc tính toán lại thông điệp của Mỹ để thoát khỏi những sự tự mâu thuẫn như trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua của bà Harris.

Nói một cách khác, những lo ngại của các quốc gia Đông Nam Á về đường hướng chính sách hiện nay của Mỹ cần phải được giải quyết một cách nghiêm túc.

Để giải được bài toán trên, Washington phải đưa ra một tầm nhìn có sức thuyết phục về một trật tự châu Á mới công nhận và phù hợp với thực tế sức mạnh của Trung Quốc, thay vì chỉ tìm cách duy trì trật tự cũ dưới sự lãnh đạo của Mỹ.

Rất ít người ở châu Á ngoài Trung Quốc nghi ngờ rằng Mỹ đóng vai trò giá trị trong việc cân bằng và điều tiết ảnh hưởng của Bắc Kinh, nhưng thậm chí ở Đông Nam Á số người tin rằng việc Mỹ quay trở lại vị trí thống trị có thể hữu ích còn ít hơn nữa.

Để giành được khu vực này, Washington cần phải đưa ra một cái gì đó mà các quốc gia Đông Nam Á có thể tin tưởng.

Khi thế giới phải thích nghi với sự trở lại của Taliban

Khi thế giới phải thích nghi với sự trở lại của Taliban

Trong bài viết đăng trên tờ The Indian Express ngày 31/8, nhà nghiên cứu chính trị kỳ cựu Ấn Độ Raja Mohan nêu 3 đặc ...

ASEAN quan trọng với Mỹ, vì sao?

ASEAN quan trọng với Mỹ, vì sao?

Dịch Covid-19 đang khiến nhiều mối quan hệ quốc tế trở nên nguội lạnh, thậm chí căng thẳng hơn nhưng hợp tác Mỹ-ASEAN dường như ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11, giá dầu thế giới chốt phiên ngày 13/11 với mức tăng nhẹ. Chiều nay, nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ giảm.
Trải nghiệm suối nước nóng - điểm đến lý tưởng mùa Thu Đông tại xứ Đài

Trải nghiệm suối nước nóng - điểm đến lý tưởng mùa Thu Đông tại xứ Đài

Đảo Đài Loan (Trung Quốc) gây ấn tượng bởi văn hóa đặc sắc, thiên nhiên phong phú và là 'thiên đường suối nước nóng' nhờ vào địa hình đặc biệt.
Hiểu thêm về bản sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Hiểu thêm về bản sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc Trưng bày tư liệu với chủ đề 'Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh ...
Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc một trung tâm có ảnh hưởng ở Ukraine cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô ...
Cựu tiền đạo Công Vinh trong danh sách đề cử Cầu thủ biểu tượng AFF Cup

Cựu tiền đạo Công Vinh trong danh sách đề cử Cầu thủ biểu tượng AFF Cup

Cựu tiền đạo Lê Công Vinh là cầu thủ Việt Nam duy nhất được Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đưa vào danh sách bình chọn biểu tượng AFF ...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39

Phiên họp 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành ...
Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc một trung tâm có ảnh hưởng ở Ukraine cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô sơ.
Luật mới của Israel đe doạ tương lai giáo dục của Dải Gaza

Luật mới của Israel đe doạ tương lai giáo dục của Dải Gaza

Tổng ủy viên UNRWA khẳng định trẻ em Dải Gaza đứng trước nguy cơ "bị tước đoạt quyền học tập" nếu tổ chức này sụp đổ.
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông của ...
Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Các ngoại trưởng Mỹ và Ukraine đã thảo luận về những chủ đề như tấn công tầm xa và hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương.
Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump tuyên bố, Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa đã được để cử đảm nhiệm vị trí Ngoại trưởng trong chính quyền mới.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động