Bộ tứ 'chuyển mình' và tác động đối với Biển Đông

Trần Quang Châu
Tiến trình tăng cường hợp tác trong nhóm Bộ tứ (Quad) gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ có thể tác động tích cực đối với Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sự hình thành của nhóm Bộ Tứ và tác động đối với Biển Đông
Tiến trình tăng cường hợp tác trong nhóm Bộ tứ, gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ, có thể tác động tích cực đối với Biển Đông. (Nguồn: The Quint)

Ngày 12/3 vừa qua, lãnh đạo các nước thành viên Bộ tứ lần đầu tiên họp thượng đỉnh trực tuyến. Những đánh giá sơ bộ cho thấy, tiến trình tăng cường hợp tác trong Bộ tứ có thể có các tác động tích cực đối với Biển Đông.

Thể chế hóa từng bước

Hội nghị thượng đỉnh năm 2021 là cuộc họp đầu tiên của Bộ tứ có sự tham dự cấp cao nhất, lần đầu tiên Bộ tứ ra Tuyên bố chung đề cập trực tiếp vấn đề Biển Đông, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), an ninh biển… Hội nghị này đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình thể chế hóa từng bước của Bộ tứ.

Về chính trị-an ninh, từ một cơ chế đối thoại lỏng lẻo, chưa đồng nhất cách gọi chính thức, không có bất kỳ chương trình hợp tác chung và không có tuyên bố chung, cơ chế này đã phát triển và từng bước thể chế hóa: Tất cả các thành viên đều gọi nhóm là Bộ tứ; Có sự tham gia của cấp lãnh đạo chính phủ/nguyên thủ; Có tuyên bố chung; Có hợp tác chung về quân sự (tập trận chung Malabar); Có chương trình nghị sự làm việc rõ ràng hơn khi thảo luận các vấn đề cụ thể về an ninh, kinh tế, phòng chống đại dịch Covid-19; và Khả năng các cuộc họp thượng đỉnh thường niên có thể sẽ diễn ra trong tương lai.

Về kinh tế, trong tất cả những tuyên bố, phát biểu sau các hội nghị Bộ tứ từ năm 2020 đến nay, một trong những nội dung được đề cập xuyên suốt là “hợp tác tăng cường sự linh hoạt chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Mặc dù chưa có một cơ chế, chương trình cụ thể cho hợp tác chung về kinh tế, các thành viên đều có những dự án, chương trình và sáng kiến song phương, ba bên hoặc hợp tác, hỗ trợ cho quốc gia ngoài nhóm, chủ yếu là với các quốc gia Đông Nam Á và châu Phi về phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng.

Những hoạt động này một mặt làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên, củng cố nội khối, mặt khác làm cơ sở để 4 quốc gia thành viên tiến tới thiết lập những chương trình, dự án hợp tác chung của Bộ tứ.

Về y tế, hợp tác phòng chống, sản xuất vaccine đối phó đại dịch Covid-19 là một trong 4 nội dung xuyên suốt trong các tuyên bố, đặc biệt là Tuyên bố chung Thượng đỉnh năm 2021.

Sau Thượng đỉnh, Bảng tóm tắt nội dung hợp tác chính của Bộ tứ đăng tải trên trang web Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã lên kế hoạch hợp tác cụ thể về đóng góp tài chính, hợp tác nghiên cứu, phát triển và sản xuất vaccine.

Biển Đông: 4 điểm yếu pháp lý trong yêu sách của Philippines đối với Đá Ba Đầu

Biển Đông: 4 điểm yếu pháp lý trong yêu sách của Philippines đối với Đá Ba Đầu

Nghiên cứu sinh Phạm Duy Thực, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã chỉ ra 4 điểm yếu pháp lý trong yêu sách của ...

Bộ tứ mở rộng?

So với các quốc gia Đông Nam Á, các thành viên Liên minh châu Âu (EU) như Pháp, Anh có động lực và khả năng hợp tác với Bộ tứ hơn cả và có thể hình thành hợp tác mở rộng.

Pháp là có quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với 11 triệu km2 cùng 1,6 triệu dân.

Về năng lực, Pháp cũng là một trong những quốc gia EU có sức mạnh hải quân hùng mạnh nhất. Trong liên minh kinh tế-chính trị này, Pháp là nước đầu tiên khởi xướng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2018.

Bên cạnh đó, sự can dự thực tế của Pháp diễn ra từ những năm 1990 với việc tham gia hợp tác quân sự, tập trận.

Quá trình này tiếp tục được đẩy mạnh thông qua việc: Tham gia các hội nghị khu vực; Tăng cường đối thoại 3 bên với các thành viên Bộ tứ (Pháp-Ấn-Australia, Ấn-Pháp-Nhật); Tập trận, điều tàu tuần tra tại Biển Đông; Cùng Anh, Đức (nhóm E3) ra Tuyên bố chung phản đối yêu sách hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 8/2019 và tháng 9/2020; và Tập trận song phương, đa phương với các thành viên Bộ tứ.

Đối với Anh, đây là đồng minh thân cận của Mỹ, đồng thời London đang có nhu cầu khẳng định lại ảnh hưởng, tạo vị thế mới sau khi rời khỏi EU.

Giống như Pháp, thực tế Anh đã có những can dự từ trước đó với khu vực như duy trì các căn cứ quân sự tại Brunei, đối thoại thường niên 2+2 với Nhật Bản, thành viên nhóm Ngũ nhãn, Ngũ cường….

Gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy Anh đang hướng đến một tập hợp lực lượng những quốc gia cùng chí hướng.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đang thúc đẩy nhóm D10 (gồm các thành viên nhóm G7 và thêm 3 thành viên được mời tham dự là Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ). Nếu nhóm trên được hình thành, cơ chế này sẽ bao gồm toàn bộ các thành viên Bộ tứ.

Ngoài ra, Anh cũng chủ động hơn trong việc tiếp cận khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như đưa ra đánh giá tổng hợp về chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và ngoại giao với tiêu đề “Nước Anh trong thời đại cạnh tranh Dương, trong đó xác định Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vô cùng quan trọng đối với an ninh, kinh tế và tham vọng toàn cầu của Anh; điều tàu đến khu vực để thực hiện tự do hàng hải, cùng Pháp, Đức ra tuyên bố chung phản đối yêu sách và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 8/2019 và tháng 9/2020, mong muốn tham gia CPTPP.

Sẽ sớm có trận chiến trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc?

Sẽ sớm có trận chiến trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc?

Trang mạng Politico ngày 13/5 đăng bài phân tích của cựu Đô đốc Hải quân Mỹ James Stavridis, từng là Tư lệnh tối cao các ...

Can dự vào Biển Đông

Cùng với tiến trình thể chế hóa, các thành viên của Bộ tứ thể hiện rõ hơn lập trường pháp lý tại Biển Đông.

Năm 2020 chứng kiến “cuộc chiến công hàm” về Biển Đông tại Liên hợp quốc. Mỹ, Australia và Nhật Bản (hồi đầu năm 2021) đều bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việc thể hiện rõ hơn lập trường pháp lý trong vấn đề Biển Đông sẽ là nền tảng cho những phát ngôn và hành động cụ thể của các quốc gia thành viên. Xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì, nhất là nếu Trung Quốc tiếp tục quyết đoán ở Biển Đông.

Các thành viên Bộ tứ tiếp tục tăng cường hiện diện ở Biển Đông nhằm đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và trật tự dựa trên luật lệ.

Năm 2020 là năm cao trào cho các hoạt động can dự thực của các nước Bộ tứ trong vấn đề Biển Đông.

Mỹ đã triển khai 39 cuộc tập huấn cùng đồng minh và đối tác tại khu vực (trong cả thời kỳ chính quyền Tổng thống Trump, Mỹ đã thực hiện 28 lần FONOP, gấp 7 lần chính quyền của ông Obama).

Tháng 4/2020, lần đầu tiên Australia tập trận với Mỹ ở Biển Đông. Tháng 5/2019, lần đầu tiên Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Philippines tập trận chung trên Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ tham gia diễn tập đa phương với Mỹ và đồng minh ở khu vực bên ngoài các diễn tập trong khuôn khổ ADMM+.

Tin liên quan
The Diplomat: Tham vọng tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc ở Biển Đông giống The Diplomat: Tham vọng tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc ở Biển Đông giống 'vết dầu loang'

Việc Australia và Ấn Độ tham gia tập trận song phương với Mỹ hoặc đa phương với Mỹ ở Biển Đông là bước đi mới và quan trọng, cho thấy các nước tầm trung trong Bộ tứ tự tin, quyết đoán hơn khi hiện diện trực tiếp ở Biển Đông.

Các nước thành viên Bộ tứ tăng cường hợp tác nâng cao năng lực biển cho các nước khu vực. Hợp tác nâng cao năng lực là lĩnh vực mà các thành viên Bộ tứ đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì, nhất là với Việt Nam, Philippines và Indonesia.

Các lĩnh vực chủ yếu bao gồm: Tín dụng ưu đãi quốc phòng, huấn luyện quân nhân cả về phần cứng và phần mềm, bảo trì và sửa chữa vũ khí (Ấn Độ); Hỗ trợ cung cấp trang thiết bị như tàu tuần tra, chấp pháp biển (Nhật Bản, Mỹ); Hỗ trợ học bổng đào tạo nguồn nhân lực về luật biển, sĩ quan (Australia, Ấn Độ); Thăm viếng hải quân, thao diễn, hợp tác chống cướp biển, khủng bố, cứu hộ cứu nạn, xử lý sự cố tràn dầu (Ấn Độ, Nhật Bản, Australia); Đối thoại chiến lược biển song phương (Ấn Độ, Australia, Nhật Bản), kinh tế biển xanh và quản lý vùng bờ (Ấn Độ, Nhật Bản, Australia); Hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí (Ấn Độ, Nhật Bản, Australia); và Phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển (Ấn Độ).

Sự phát triển của Bộ tứ có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc điều chỉnh chương trình nghị sự trọng điểm phù hợp hơn với khu vực.

Trung Quốc thúc đẩy xây dựng hợp tác kinh tế song phương, tiểu đa phương và đa phương với Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và các nước khác trong khu vực, cải thiện hành vi trong BRI ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, xóa bỏ hoài nghi đây là công cụ “bẫy nợ” của Trung Quốc: Giảm mức độ khai thác kinh tế và tìm kiếm lợi ích chính trị; Đưa ra mức lãi suất thấp; Loại bỏ các điều kiện mang tính cưỡng ép về chính trị đồng thời tăng lợi ích cho quốc gia nhận đầu tư; Cải tổ lại các hành vi đầu tư và đàm phán lại hợp đồng với một số nước, ví dụ như với Myanmar.

Trung Quốc cũng tiếp tục chú trọng kêu gọi hợp tác phát triển tại Biển Đông. Mặt khác, nhiều ý kiến cũng cho rằng, sự phát triển của Bộ tứ cũng khiến Trung Quốc lo ngại và có các hành động mang tính răn đe và quyết đoán đối với khu vực.

TIN LIÊN QUAN
Lựa chọn khó khăn của Australia ở Biển Đông
Thế kẹt của Philippines trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung
Ấn Độ không thể thờ ơ với Biển Đông!
Căng thẳng Malaysia-Trung Quốc quanh cáo buộc xâm phạm không phận: Mỹ nói hành động 'gây bất ổn'
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đề cao thực thi 'Hiến pháp' của đại dương
(theo Nghiên cứu Biển Đông)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng?

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng?

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức giá cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng thật ...
Top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024: VinFast nắm giữ ngôi vương

Top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024: VinFast nắm giữ ngôi vương

Top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024, VinFast nắm giữ ngôi vương với 11.000 chiếc được bán ra, xếp thứ 2 là Toyota.
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Nga-Iran chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, Mỹ sẽ gây bất lợi cho châu Âu, Đức tiếp tục trì trệ… là những tin kinh tế thế giới ...
Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình ...
Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi các chính đảng trong cơ quan lập pháp tiếp tục hợp tác thông qua các dự luật quan trọng trước cuộc bầu cử ...
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phiên bản di động