Đối ngoại đa phương góp phần đẩy mạnh hội nhập, tăng cường sức mạnh đất nước

Đối ngoại đa phương là một bộ phận quan trọng của Đối ngoại Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng từ những ngày đầu lập nước và đã đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doi ngoai da phuong gop phan day manh hoi nhap tang cuong suc manh dat nuoc 20 năm Việt Nam gia nhập APEC: một quyết định mang ý nghĩa chiến lược
doi ngoai da phuong gop phan day manh hoi nhap tang cuong suc manh dat nuoc Đối ngoại đa phương Việt Nam lên tầm cao mới
doi ngoai da phuong gop phan day manh hoi nhap tang cuong suc manh dat nuoc Hội nghị quán triệt về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương

Ngay từ những ngày đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đề nghị công nhận, kết nạp Việt Nam trở thành thành viên của LHQ. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (1945 – 1975), đối ngoại đa phương đã góp phần khẳng định vị thế của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất với những quyền dân tộc cơ bản trên trường quốc tế, hình thành mặt trận quốc tế rộng rãi chưa từng có để ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Những bước trưởng thành mạnh mẽ của đối ngoại đa phương

Phát huy tính chính nghĩa của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ta đã kết hợp khéo léo giữa đối ngoại đa phương và song phương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước bạn bè, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc, nhân dân các nước và mọi lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới. Những cuộc đàm phán đa phương với các cường quốc tại Geneva năm 1954, các vòng đàm phán Paris kéo dài từ năm 1968 đến đầu năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là những dấu son nổi bật của đối ngoại nước ta nói chung và đối ngoại đa phương nói riêng.

doi ngoai da phuong gop phan day manh hoi nhap tang cuong suc manh dat nuoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab và các trưởng đoàn tham dự hội nghị chụp ảnh chung tại phiên Khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) tháng 9/2018, tại Hà Nội. (ảnh Nguyễn Hồng/TG&VN)

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay), đối ngoại đa phương Việt Nam đã trưởng thành mạnh mẽ, triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế - phát triển, xã hội và văn hóa, ngày càng tích cực, chủ động, đa dạng về cấp độ, phương thức và đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phá thế bao vây cấm vận, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương, nâng cao vị thế đất nước, thu hút mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Đặc trưng nổi bật của đối ngoại đa phương Việt Nam là luôn có sự kết hợp khéo léo và đồng bộ giữa ngoại giao Nhà nước, trong đó có Quốc hội, với đối ngoại Đảng và ngoại giao nhân dân. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân của ta tham gia ngày càng nhiều trên các diễn đàn quốc tế, qua đó tranh thủ sự ủng hộ, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết với nhân dân thế giới đối với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta.

Việc nước ta trở thành thành viên của Liên hợp quốc ngày 20/9/1977 có ý nghĩa chính trị - pháp lý quan trọng, khẳng định vị trí đầy đủ của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất trên trường quốc tế, mở ra thời kỳ mới cho triển khai hoạt động đối ngoại nói chung và đối ngoại đa phương nói riêng. Ở tầm khu vực, việc gia nhập ASEAN năm 1995 có ý nghĩa mở đường cho tiến trình hội nhập khu vực và đến nay, nước ta đã tham gia hầu hết các cơ chế khu vực then chốt, nổi bật là Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Ở tầm liên khu vực, nước ta đã tham gia sáng lập Hội nghị Á-Âu (ASEM) năm 1996, tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ năm 1997 và Hội nghị Cấp cao ASEM năm 2004. Việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 là mốc quan trọng ghi dấu tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ở quy mô toàn cầu.

Với chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện, ta tham gia và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, đa dạng về cấp độ, hình thức, phương thức, đối tác và có nhiều chuyển biến về chất lượng. Năng lực chủ trì, điều hành và vai trò dẫn dắt của Việt Nam ngày càng được khẳng định, đặc biệt với việc đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế như Chủ tịch ASEAN năm 2010, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và chủ nhà Năm APEC 2006 và 2017. Kể từ năm 2014, ta cử lực lượng quân đội tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đánh dấu một bước nâng tầm hội nhập và đóng góp của ta đối với nỗ lực quốc tế duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Đối ngoại đa phương, nhất là tại các diễn đàn chủ chốt như ASEAN, Liên hợp quốc và phong trào Không liên kết, luôn ở tuyến đầu trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, duy trì môi trường hòa bình và ổn định phục vụ phát triển. Việc vận dụng luật pháp quốc tế, chuẩn mực chung và đấu tranh pháp lý, công luận là những công cụ then chốt để thực hiện những mục tiêu đó. Ta cũng bước đầu tham gia hình thành các cơ chế hợp tác, xây dựng luật lệ, chuẩn mực chung, như việc thúc đẩy triển khai Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Đến nay, nước ta tích cực tham gia một mạng lưới rộng lớn của hầu hết các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa phương từ cấp độ toàn cầu (WTO, WB, IMF…), liên khu vực (ASEM, APEC, FEALAC…), khu vực (ASEAN, ADB…) cho đến mạng lưới các hiệp định thương mại tự do với hầu hết các trung tâm kinh tế - thương mại hàng đầu thế giới. Việc ta tham gia mạng lưới liên kết kinh tế đa phương như vậy đã góp từng bước mở cửa, gắn nền kinh tế và thị trường trong nước với khu vực và thế giới, tiếp thu những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, thu hút nguồn lực cho phát triển, tạo thêm động lực xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...

Hợp tác đa phương trong các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, lao động, thông tin - truyền thông, môi trường, du lịch... ngày càng được mở rộng trên tinh thần áp dụng một cách chọn lọc các tiêu chí, tiêu chuẩn khu vực và quốc tế phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, qua đó giúp hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển thị trường lao động và hệ thống an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc… Hội nhập khu vực và quốc tế về khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển nền khoa học, giáo dục tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thông tin và y tế quốc gia đáp ứng nhu cầu của  người dân, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới trong các lĩnh vực này.

Đối ngoại đa phương Việt Nam trước những yêu cầu mới

Bên cạnh những thành tựu kể trên, việc triển khai công tác đối ngoại đa phương trên thực tế vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục như tư duy, cách tiếp cận trong công tác đối ngoại đa phương chuyển chậm so với chuyển biến của tình hình khu vực, quốc tế và tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta. Mức độ tham gia, tranh thủ hợp tác đa phương của nước ta trên nhiều lĩnh vực còn thấp, không đều, tính chủ động chưa cao, chỉ tập trung vào một số thời điểm và/hoặc lĩnh vực cụ thể, chưa tạo sự lan tỏa; đóng góp, đề xuất sáng kiến còn hạn chế, thiếu đồng bộ. Ta cũng chưa tận dụng đầy đủ những lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chưa khai thác triệt để thế mạnh của đa phương trong quốc phòng; còn thiếu chủ động trong triển khai, áp dụng và nội luật hóa các cam kết, tiêu chuẩn, luật lệ quốc tế hoặc triển khai theo lộ trình của từng ngành, lĩnh vực nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, thiếu sự gắn kết, gây sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Đội ngũ cán bộ đa phương thiếu về số lượng, hạn chế về kỹ năng, trình độ; chưa có đội ngũ chuyên gia làm việc tại các tổ chức, diễn đàn đa phương.  

doi ngoai da phuong gop phan day manh hoi nhap tang cuong suc manh dat nuoc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng các đại biểu tại Hội nghị liên bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017 tại Đà Nẵng, tháng 11/2017 (ảnh TA/TGVN)

Thế giới đang bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều chuyển biến sâu rộng. Hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn, cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm dần được định hình rõ nét, song các thách thức toàn cầu, thách thức phi truyền thống ngày càng gay gắt, diễn biến nhanh, phức tạp, buộc các quốc gia, khu vực phải chung tay cùng giải quyết thông qua các cơ chế hợp tác đa phương, trước hết là Liên hợp quốc. Các thể chế hợp tác đa phương đa lĩnh vực, đa tầng nấc vẫn tiếp tục phát triển, tạo nền tảng quan trọng cho quan hệ quốc tế. Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động hàng đầu thế giới, có vị trí địa - kinh tế và địa chính trị chiến lược quan trọng, duy trì vai trò là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, một trung tâm chính trị trọng yếu của thế giới. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thực dụng, cách hành xử đơn phương, chính trị cường quyền... cũng đang có xu hướng quay trở lại mạnh hơn, thách thức vai trò của các thể chế đa phương; đồng thời, một số cơ chế đa phương mới xuất hiện nhằm phục vụ mục tiêu cạnh tranh của các nước lớn, đặt các nước vừa và nhỏ vào thế phải lựa chọn đứng về một phía.

Ở trong nước, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng định hướng công tác đối ngoại đa phương là “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”. Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế cũng nêu rõ nhiệm vụ “chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi”. Đối ngoại đa phương Việt Nam đứng trước yêu cầu phải thể hiện tầm vóc toàn diện và sâu rộng so với các thời kỳ trước, chuyển mạnh sang “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”, thể hiện tinh thần “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, đồng thời tiếp tục nỗ lực hoàn tất các cam kết quốc tế quan trọng như là cam kết gia nhập WTO vào năm 2018, ASEAN 2025, Mục tiêu phát triển bền vững 2030, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương theo tinh thần Chỉ thị số 25-CT/TW

Xuất phát từ tình hình đó, ngày 08/8/2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, văn bản chỉ đạo đầu tiên Đảng ta về công tác đối ngoại đa phương của đất nước, đưa đối ngoại đa phương thành một nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là một định hướng chiến lược quan trọng hàng đầu và là một phương thức hiệu quả thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

doi ngoai da phuong gop phan day manh hoi nhap tang cuong suc manh dat nuoc
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tiếp ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chỉ thị 25 đã xác định mục tiêu cho công tác đối ngoại đa phương thời gian tới là “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước”, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của nước ta. Thành công của đối ngoại đa phương thời gian qua, đặc biệt là thành công của Năm APEC 2017, với vai trò và vị thế gia tăng của Việt Nam, đã chứng minh khả năng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải của nước ta tại các cơ chế đa phương, không chỉ dừng lại ở việc tham gia, đóng góp. Việc ta vươn lên giữ vai trò quan trọng hơn tại các cơ chế đa phương then chốt sẽ góp phần nâng cao vị thế, tạo điều kiện cho Việt Nam có thể lồng ghép các ưu tiên, thúc đẩy những lợi ích của đất nước.

Nhằm thực hiện mục tiêu nêu trên, Chỉ thị đề ra 6 quan điểm chỉ đạo chính là: (i) Việc đẩy mạnh và nâng tầm hoạt động đối ngoại đa phương là một định hướng chiến lược đối ngoại quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, của cả hệ thống chính trị; (ii) Triển khai công tác đối ngoại đa phương phải bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, đồng thời tích cực góp phần vào việc giải quyết các vấn đề chung của khu vực và toàn cầu; (iii) Trong triển khai đối ngoại đa phương cần xử lý cân bằng, hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam với những mối quan tâm chính đáng của đối tác; (iv) Chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương minh bạch, công bằng, dân chủ, bền vững; đồng thời, khai thác, phát huy tối đa lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại; (v) Kết hợp chặt chẽ đối ngoại đa phương với đối ngoại song phương, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ song phương với các đối tác lớn, quan trọng; (vi) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, huy động mọi tiềm năng của toàn xã hội.

Trên cơ sở đó, Chỉ thị đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, xã hội, môi trường, giáo dục – đào tạo… Các tầng nấc ưu tiên trong triển khai đối ngoại đa phương được xác định là ASEAN, Liên hợp quốc; đặc biệt, với vai trò là khu vực then chốt đối với không gian phát triển của Việt Nam và đang trở thành một trung tâm quyền lực mới của thế giới, các khuôn khổ hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có hợp tác tiểu vùng cũng được xác định là một tầng nấc ưu tiên trong triển khai công tác đối ngoại đa phương thời gian tới.

Đối ngoại đa phương trong lĩnh vực kinh tế được xác định là trọng tâm ưu tiên do phù hợp với xu hướng chung là các quốc gia đều ưu tiên phát triển kinh tế để gia tăng sức mạnh tổng hợp của quốc gia, đồng thời phù hợp với ưu tiên của ta là tập trung phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian tới, ta cần tham gia, đóng góp, tận dụng hiệu quả hợp tác kinh tế trên các tầng nấc; thúc đẩy các lợi ích then chốt về kinh tế - phát triển; chủ động triển khai các cam kết kinh tế quốc tế, trong đó có việc tận dụng hiệu quả, đồng thời có biện pháp ứng phó phù hợp với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết với các nước; chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội phát triển do xu thế trở thành động lực tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đem lại.

Đẩy mạnh đối ngoại đa phương trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh nhằm mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; gia tăng sự gắn kết an ninh, ổn định và phát triển của nước ta với an ninh, ổn định và phát triển của khu vực; thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý; và đóng góp giải quyết quan tâm chung, ứng phó thách thức toàn cầu. Chú trọng nâng cao chất lượng đối ngoại đa phương trong các lĩnh vực xã hội, môi trường, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, y tế và các lĩnh vực khác, trong đó tập trung triển khai các cam kết khu vực và quốc tế liên quan, nhất là Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu; lồng ghép với các chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia và cấp bộ, ngành, địa phương; thu hẹp khoảng cách phát triển; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội và việc làm bền vững; cải cách hệ thống giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, gắn với đổi mới sáng tạo và công nghệ số; quảng bá nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc dân tộc đi đôi với việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, thúc đẩy quyền con người, bình đẳng giới, chống tham nhũng, xử lý hệ lụy của đô thị hóa, già hóa dân số… Nâng cao năng lực triển khai công tác đối ngoại đa phương thông qua việc đẩy mạnh đổi mới tư duy, cách tiếp cận, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương; kiện toàn cơ chế phối hợp, giám sát, đôn đốc trong triển khai đối ngoại đa phương; chủ động đăng cai tổ chức các hoạt động đa phương lớn để nâng cao vị thế, thúc đẩy hợp tác và quảng bá hình ảnh đất nước; đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác đối ngoại đa phương theo hướng chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng đa phương trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa.

Nhằm thực hiện thắng lợi Chỉ thị 25 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu và rộng, tăng cường sức mạnh tổng hợp, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần tạo sự đồng thuận cao trong toàn hệ thống chính trị và trong toàn xã hội về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương, thúc đẩy đổi mới tư duy, cách tiếp cận và biện pháp thực hiện việc đẩy mạnh và nâng tầm công tác đối ngoại đa phương.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì xây dựng Đề án tổng thể về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và nhóm giải pháp được xác định trong Chỉ thị 25, xác định các trọng tâm và biện pháp triển khai theo từng giai đoạn cụ thể, đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo Ban Bí thư, bảo đảm tính thống nhất trong chỉ đạo và điều hành hoạt động đối ngoại đa phương. Các cấp, các ngành cần xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình của ngành, địa phương, cơ quan mình và chủ động phối hợp chặt chẽ trong triển khai công tác đối ngoại đa phương, tạo sức mạnh tổng hợp và đạt hiệu quả cao.

Lê Hoài Trung

Uỷ viên Trung ương Đảng

 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

doi ngoai da phuong gop phan day manh hoi nhap tang cuong suc manh dat nuoc Tổ chức thành công Hội nghị WEF ASEAN, một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam trong năm 2018

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) từ ngày 11-13/9 tại Hà Nội là một trong những hoạt động đối ngoại đa ...

doi ngoai da phuong gop phan day manh hoi nhap tang cuong suc manh dat nuoc Hội nghị ngoại giao 30: Đối ngoại đa phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng

Ngày 16/8, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 đã họp phiên toàn thể về đối ngoại đa phương với chủ đề “Đẩy mạnh và ...

doi ngoai da phuong gop phan day manh hoi nhap tang cuong suc manh dat nuoc Việt Nam ứng cử vào HĐBA LHQ thể hiện mức cao nhất chính sách đối ngoại đa phương hóa

Ngày 30/3, tại khách sạn Sheraton, Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) tổ chức Hội thảo quốc tế với ...

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Nhóm và nỗ lực hoàn thành tốt trọng trách của mình.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ về Báo TG&VN.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Phiên bản di động