TIN LIÊN QUAN | |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Hãng Thông tấn TASS | |
Quan hệ Việt - Nga: Chiều sâu, thực chất và hiệu quả |
Dự kiến, hai bên sẽ thảo luận những nội dung then chốt của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt, cũng như các vấn đề thời sự bức thiết của khu vực và sẽ ký kết một số văn kiện sau hội đàm.
Cơ quan báo chí Văn phòng Chính phủ Nga cho biết, ngày 5/9, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Moscow. Tại cuộc gặp này sẽ thảo luận những vấn đề thời sự của quan hệ hợp tác song phương về thương mại - kinh tế, năng lượng, công nghiệp, công nghệ cao và các lĩnh vực khác, xem xét tiến độ thực hiện các dự án lớn trong đầu tư và cơ sở hạ tầng.
Hãng thông tấn Nga TASS ngày 3/9 đã phát toàn văn bài trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Hãng. Hãng truyền hình Russia đang dự kiến làm một phóng sự ngắn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quan hệ Nga – Việt để phát trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. |
Dư luận Nga rất quan tâm và hoan nghênh chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, các chuyên gia nghiên cứu về phương Đông tham gia Hội thảo bàn tròn "Quan hệ Việt Nam và LB Nga: Tiềm năng và phát triển" do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga tổ chức trước thềm chuyến thăm của Tổng Bí thư đều cho rằng, “chuyến thăm Nga của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ là một bước tiến quan trọng trong quá trình tăng cường khả năng mở rộng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam”.
Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Quốc gia St.Petersburg, Giáo sư Vladimir Kolotov tin chắc rằng, “chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước vì lợi ích hòa bình và an ninh, mở rộng sự hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của công chúng tại cả hai nước về cuộc sống, những thành công và vấn đề của mỗi nước”.
Chuyên viên Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), thành viên Ban Chấp hành Hội hữu nghị Nga - Việt, ông Grigory Lokshin cho rằng, “sau chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Việt Nam, cả hai quốc gia sẽ chú ý nhiều hơn đến "ngoại giao nhân dân", mà ông Nguyễn Phú Trọng đang chủ trương theo đuổi.
Mối quan hệ rộng rãi giữa các tổ chức xã hội của hai nước sẽ đóng góp đáng kể vào việc tăng cường đối thoại, giao lưu ở các cấp để nhân dân hai nước hiểu rõ lợi ích của nhau, để thiết lập quan hệ đối tác giữa các khu vực của Nga và Việt Nam, cũng như để mở rộng liên hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không có sự tham gia của khối kinh doanh vừa và nhỏ từ hai nước thì gần như không thể gia tăng đáng kể kim ngạch thương mại trong thời gian tới”.
Chuyên gia Anton Tsvetov thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược lưu ý rằng, trong suốt nhiều thập kỷ, Nga và Việt Nam có một truyền thống tốt đẹp tổ chức các cuộc gặp và hội đàm ở cấp cao nhất trong thời gian các chuyến thăm chính thức, cũng như tại các hội nghị quốc tế.
Tuy nhiên, như thường lệ, đại diện cho Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế là Chủ tịch nước hay Thủ tướng chính phủ, còn Tổng Bí thư đảng cầm quyền ít khi tham dự các cuộc gặp đa phương. Chính vì vậy, chuyến thăm sắp tới của ông Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa quan trọng hơn.
Theo ông, điều quan trọng đối với Việt Nam là mong muốn Nga không dùng quan hệ với Trung Quốc như công cụ để xác định quan hệ với Việt Nam. Hà Nội muốn Moscow giữ vững lập trường riêng của mình về Việt Nam.
Chuyên gia về nền kinh tế Việt Nam, tiến sĩ Evgenia Aksenova lấy làm tiếc rằng, trong một thời gian dài, quan hệ chính trị giữa hai nước luôn ở mức cao, tuy nhiên hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Tình trạng này tiếp tục tồn tại ngay cả hiện nay, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Sau khi Việt Nam ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Nga và các thành viên khác của Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), quy mô hợp tác phát triển đều đặn.
Theo chuyên gia này, có thể nói trong năm qua, Việt - Nga đã thực hiện bước "đột phá" trong quan hệ thương mại và kinh tế của hai nước. Theo số liệu của Nga, kim ngạch thương mại hai nước năm 2017 tăng kỷ lục đạt mức 5,2 tỷ USD và trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch song phương đã tăng thêm 17,9% so với năm trước.
Việt Nam nằm top 5 nước nhập khẩu than đá Nga lớn nhất thế giới. Khối lượng xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm của Nga sang Việt Nam cũng tăng lên. Nhờ giảm thuế suất nhập khẩu về 0% (chiếm tỷ lệ 43% tổng biểu thuế), Nga đã tăng xuất khẩu sang Việt Nam lúa mì, các sản phẩm thịt, bánh kẹo, cũng như các sản phẩm dược phẩm và phân bón. Nhà Việt Nam học nổi tiếng người Nga, ông Yegeny Kobelov tin chắc rằng, chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Nga là rất kịp thời và quan hệ giữa Nga và Việt Nam là quan hệ lâu dài và vững chắc.
Theo hình dung của người Việt Nam, Nga là một đất nước vĩ đại với nhân dân tài năng, chưa bao giờ chùn bước trước những thử thách khó khăn nhất. (Nguồn: Stuff) |
Sputnik ngày 4/9 có bài viết liên quan đến cách phản ánh về hình ảnh nước Nga trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Bài viết nhận định, trong thời kỳ Xô viết, các phương tiện truyền thông Việt Nam thực tế không tách biệt Nga và Liên Xô, nước lớn nhất và quan trọng nhất trong Liên Xô. Liên Xô, bao gồm nước Nga, được nhân dân Việt Nam coi là "anh cả", luôn sẵn sàng giúp đỡ Việt nam. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Moscow từ bỏ ý thức hệ cộng sản và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, sự thay đổi kinh tế và xã hội chính trị đã khiến Việt Nam quan tâm sâu sắc hơn đến nước Nga.
Theo ông Anatoly Sokolov, một trong những chuyên gia hàng đầu về Việt Nam, cộng tác viên khoa học Viện Nghiên cứu phương Đông, "sự quan tâm đến Nga ở Việt Nam là ổn định và thông tin về Nga đang có nhu cầu lớn ở nước này. Sau khi Liên Xô sụp đổ, hình ảnh nước Nga trên các phương tiện truyền thông Việt Nam đã trải qua những thay đổi đáng kể. Trong những năm 90, đó là hình ảnh "nước Nga thời Yeltsin" - một đất nước trong tình trạng chính trị bất ổn và kinh tế khó khăn”.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Putin năm 2001 đã mở đầu cho sự hình thành một hình ảnh mới - "Nước Nga thời Putin" với nền kinh tế trỗi dậy và ban lãnh đạo mạnh mẽ, coi trọng đáng kể sự hợp tác với Việt Nam. Động lực phát triển tương tác giữa hai nước trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế, quân sự, khoa học, kỹ thuật, văn hóa và du lịch đã góp phần vào gia tăng sự quan tâm khách quan của truyền thông Việt Nam đối với nước Nga”.
Kết luận này của nhà khoa học Nga được xác nhận bởi các quan sát của chuyên gia Việt Nam: Nếu ở đầu thế kỷ này, chủ đề Nga chỉ giới hạn trong phản ánh các trường hợp khẩn cấp, các sự kiện cực đoan, thì đến thập niên thứ hai của thế kỷ 21, chủ đề Nga được đề cập liên tục trong hàng loạt ấn phẩm.
Những ấn phẩm trực tuyến mới như các trang mạng mekongnet.ru, baonga.com, nhandan.com.vn thường xuyên đề cập đến chủ đề về nước Nga theo những hướng khác nhau: ngoại giao, chính sách đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
Ông Anatoly Sokolov nhấn mạnh: "Tất cả các sự kiện quan trọng trong đời sống nước Nga, cũng như các sự kiện liên quan được phản ánh chi tiết trong các ấn phẩm truyền thông Việt Nam.
Thông thường, nội dung các bài viết như vậy đều có nội dung thân thiện. Theo hình dung của người Việt Nam, Nga là một đất nước vĩ đại với nhân dân tài năng, chưa bao giờ chùn bước trước những thử thách khó khăn nhất".
60 năm vun đắp cho tình hữu nghị hai dân tộc Việt - Nga 31/7 năm nay là ngày kỷ niệm tròn 60 năm thành lập Hội Hữu nghị Nga – Việt. 60 năm trước, ngày 31/7/1958, tại thủ ... |
Nga: Triển lãm đa ngành "Việt Nam - Expo - Siberia" tại Novosibirsk Từ 28- 30/5, tại Novosibirsk, một trong những thành phố lớn nhất của Nga, đã diễn ra cuộc triển lãm đa ngành “Việt Nam - Expo- ... |
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tình hữu nghị Việt - Nga Ngày 17/5, tại thủ đô Moscow, Triển lãm "Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tình hữu nghị Việt - Nga" đã được khai ... |