TIN LIÊN QUAN | |
Phản ứng của giới nghị sỹ Mỹ sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 | |
Tổng thống Trump cảm ơn sự hào phóng của Việt Nam |
Phát biểu với các phóng viên tại buổi họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh: “Chúng tôi đánh giá tích cực thái độ của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un nhằm tiếp tục đối thoại Mỹ-Triều. Chúng tôi tin rằng, đối thoại cần được củng cố bằng những bước đi thực tế đối với nhau và phát triển trên cơ sở những tiếp cận thỏa hiệp với sự kiên trì để tạo không khí tin cậy”.
Nữ phát ngôn Maria nhấn mạnh, Moscow coi điều này là "cực kỳ quan trọng để duy trì sự năng động tích cực của các tiến trình chính trị và ngoại giao trong tiểu vùng". Trong bối cảnh này, Moscow tái khẳng định trọng tâm của Nga trong việc tăng cường hợp tác đa phương với tất cả các bên liên quan và kết hợp các nỗ lực chung nhằm giải quyết toàn diện tình hình trên Bán đảo Triều Tiên".
Sau cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Kil-song tại Bắc Kinh ngày 28/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, khó khăn trong đàm phán Mỹ - Triều Tiên là điều khó tránh khỏi, song Bắc Kinh hy vọng, cả Washington và Bình Nhưỡng vẫn có thể tiếp tục đối thoại".
Ông Vương Nghị cũng nhấn mạnh, Trung Quốc sẵn sàng đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn nhằm thúc đẩy hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Khoảnh khắc bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều tại Hà Nội. (Ảnh: Reuters) |
Liên quan đến việc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 không đạt được thỏa thuận như mong muốn, Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Australia cũng nhận định, mặc dù không đạt được thỏa thuận như mong đợi của dư luận, song cũng không nên bỏ qua những bước tiến khiêm tốn mà hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã đạt được tại Hội nghị này.
Theo Giáo sư Carl Thayer, Tổng thống Donald Trump là người đã tạo ra bước tiến. "Tổng thống Trump nói rằng, trong 36 giờ qua ông đã tạo ra bước tiến nếu so sánh với Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore khi mà hai bên đã thảo luận nhiều chủ đề.”
“Như vậy có thể thấy, tuy Hội nghị không đạt được thỏa thuận, song Tổng thống Trump khẳng định, Mỹ muốn có thêm nhiều cuộc thảo luận. Đây có thể được coi là cách thức duy trì mối quan hệ ngoại giao mới giữa hai nước. Bây giờ mọi người sẽ theo dõi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và người đồng cấp Triều Tiên để có những bước đi tiếp theo. Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng không đề cập đến việc tạo thêm sức ép cũng như là lệnh cấm vận với Triều Tiên, thay vào đó là nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của Trung Quốc trong quá trình này”, Giáo sư Carl Thayer phân tích thêm.
Lạc quan về kết quả tích cực đạt được tại hội nghị lần này, chuyên gia Harry Kazianis, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Trung tâm lợi ịch Quốc gia Mỹ cho rằng, một thỏa thuận tồi đó chính là sự vội vã và không hành động gì để giảm bớt mối đe dọa từ Triều Tiên đối với nước Mỹ, các đồng minh của Washington và điều đó sẽ là một sai lầm lịch sử.
Bên cạnh đó, chuyên gia Kazianis thừa nhận rằng, rất ít người khẳng định việc đạt được thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ dễ dàng. Việc Tổng thống Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đồng ý gặp lại nhau tại Hà Nội sau cuộc gặp lịch sử đầu tiên lại Singapore tháng 6/2018 đã là một thành công lớn.
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Tổng thống Mỹ nói rằng, hai bên vẫn chưa hoàn toàn gặp nhau về vấn đề phi hạt nhân hóa, tuy nhiên, đã gần hơn rất nhiều so với một năm trước. “Tôi nghĩ cuối cùng chúng ta cũng sẽ cùng đi đến đích”, Tổng thống Trump nói. (Nguồn: AFP) |
Ông Victor Cha, chuyên gia cao cấp Chương trình nghiên cứu Triều Tiên thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế đã phân tích hai yếu tố dẫn đến kết quả của hội nghị lần này. Một là, Triều Tiên cần có thêm thời gian để tiến hành phi hạt nhân hóa hoàn toàn theo yêu cầu của Mỹ. Hai là, Chính quyền Tổng thống Donald Trump không thể gỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt như yêu cầu của phía Triều Tiên và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
“Nhưng Tổng thống Donald Trump đã đưa ra quyết định đúng đắn để thúc đẩy thêm nhiều bước đi nhỏ và thà không đạt được thỏa thuận còn hơn đạt được một thỏa thuận tồi”, ông Victor cho biết thêm.
Trao đổi với Báo Thế giới và Việt Nam về kết quả của hội nghị, GS. TS Thẩm Đinh Lập, Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) nhận định, “7 tháng sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore (6/2018), Nhà Trắng dường như đã hiểu rằng, hầu như không thể đạt được một ‘trò chơi’ phi hạt nhân mà ‘Mỹ thắng, Triều Tiên thua’.”
“Tổng thống Trump mới đây đã gửi gắm thông điệp cho thấy, dựa trên mối quan hệ cá nhân tuyệt vời của ông Trump với Chủ tịch Kim, ông sẽ không mong đợi Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai sẽ kết thúc bằng việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và ngay lập tức”, TS. Thẩm Đinh Lập cho biết thêm.
Em gái Chủ tịch Kim Jong-un nhân tố tiêu biểu trong chiến lược “ngoại giao bóng hồng” Sự cẩn trọng và chu toàn của bà Kim Yo-jong, em gái Chủ tịch Kim Jong-un, khi tháp tùng nhà lãnh đạo Triều Tiên công ... |
Phản ứng của Đức về kết quả Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai Ngày 28/2, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ lấy làm tiếc khi không có thỏa thuận nào đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh ... |
Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai: Thủ tướng Nhật Bản ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ... |