“Đua” tàu chiến trên biển

Tàu chiến lớp phòng hạm và chiến hạm đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sức mạnh trên biển. Vì vậy, các quốc gia châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đang “chạy đua” phát triển và mua sắm các tàu chiến lớp loại này cho lực lượng hải quân nước mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu chiến lớp phòng hạm và chiến hạm đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sức mạnh trên biển. Vì vậy, các quốc gia châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đang “chạy đua” phát triển và mua sắm các tàu chiến lớp loại này cho lực lượng hải quân nước mình.

Trung Quốc 

 

Hải quân Trung Quốc đang dự kiến chế tạo xuồng trang bị tên lửa cao tốc mới. Trước đây hải quân nước này sử dụng xuồng trang bị tên lửa lớp Type021 Huangfeng và Type024 Hegu, nhưng trong số 120 Type021 Huangfeng đã được trang bị cho đến nay chỉ còn có 14 chiếc.

 

Tàu trang bị tên lửa mới của Trung Quốc sẽ được thiết kế theo nguyên tắc thuyền đôi (catamaran). Trong thành phần của hải quân Trung Quốc đã có gần 20 catamaran lớp Type022 Houbei được trang bị tên lửa chống hạm 801 (theo Tài liệu NATO là CSSN8 Saccade). Các xuồng trang bị tên lửa này được sử dụng chuyên biệt trong việc tham gia các chiến dịch yểm trợ cho các đơn vị trong trường hợp đổ bộ đường biển.

 

Nga

 

Nga có chương trình đổi mới hải quân trị giá 60 tỷ USD trong đó có việc mua 12 chiến hạm. Chương trình này được tiến hành trong vòng 20 năm sẽ giúp nước Nga trở thành cường quốc hải quân chỉ đứng sau Mỹ. Cuối năm 2007, Hải quân Nga đã nhận được tàu chiến lớp đầu tiên trong dự án 20380 "Steregushi". Phòng thiết kế ở Zelennodolske đang nghiên cứu đóng mới tàu chiến theo dự án "Nheustrashimưi". Tổ hợp vũ khí của "Nheustrashimưi" bao gồm hệ thống tên lửa phòng không trên tầu "Tor" (SAN 9 Gauntlet), 12 ống phóng tên lửa chống tầu ngầm AFOF6000, tổ hợp tên lửa phòng không cự ly gần 100mm Kashtan và 6 ống phóng ngư lôi 53mm loại EE2 "Viga" (SSN15 Starfish) hay ngư lôi dự án 53. Tàu cũng có khả năng được trang bị trực thăng EFAF27 (Helix).

 

Ukraine

 

Bộ Quốc phòng Ukraine đã đề ra kế hoạch đóng các chiến hạm thế hệ mới tại 2 nhà máy đóng tầu Nhikolaiev và Công ty cổ phần mở "Leninskaia Kuznisa" (Kiev). Tàu chiến thế hệ mới của Ukraine sẽ được trang bị: Tên lửa chống hạm Exocet của Tập đoàn MBDA châu Âu; Tên lửa phòng không VL Mica của MBDA với đầu tự dẫn quán tính chủ động và bán kính hoạt động đến 20km; Pháo tự động 76-mm Oto Melara. Oto Melara có khối lượng 7,5 tấn đảm bảo tối đa khả năng tấn công các mục tiêu; Ngư lôi à244 do công ty Whitehead Alenia Sistemi Subacquei (WASS) của Đức sản xuất; Rada định vị TRS-3D/16 có cự ly quét đến 200 km. Thales Naval France giới thiệu ìRR-3D có cự ly quét đến 180 km. Động cơ của tàu sẽ được trang bị theo sơ đồ khối CODAG (Combined Diesel and Gas).

 

Đức

 

Đầu năm 2008, công ty ThyssenKrupp Marine Systems đã chuyển giao cho Hải quân Đức tàu chiến lớp K130 Braunschweig đầu tiên trong tổng số 5 chiếc theo dự kiến gồm Braunschweig, Magdeburg, Erfurt, Oldenburg và Ludvigshafen.

 

Công ty Rheinmetall đã nhận được đơn hàng cung cấp hệ thống phòng vệ Mass để trang bị cho 4 tàu chiến lớp F123 Brandenburg của hải quân Đức. Mọi việc liên quan đến cung cấp, lắp đặt hệ thống này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2009. Hải quân Đức hiện nay dang quan tâm đến việc mua thêm 6 tàu chiến lớp EF131.

 

Thyssen Krupp Marine là công ty thuộc Tập đoàn Arge sẽ nhận được hợp đồng đóng mới cho hải quân Đức tàu chiến lớp F125 với lượng giãn nước gần 7 nghìn tấn. Việc cung cấp những tàu chiến loại này sẽ được bắt đầu từ năm 2014. Trong đó 4 chiếc sẽ được dùng để tham gia trong các nhiệm vụ gìn giữ hoà bình và các chiến dịch nhân đạo trợ giúp người dân tại những khu vực bị thảm hoạ thiên nhiên.

 

Hà Lan

Trong thành phần của lực lượng hải quân hoàng gia Hà Lan có 6 tàu chiến lớp De Zeven Provincien và Karel Doorman, trong đó tất cả các tàu này đều có kế hoạch được hiện đại hoá cho phù hợp với những yêu cầu tác chiến hiện đại. Trong đó chỉ huy lực lượng trên bộ của Hải quân Hà Lan dự kiến sẽ sử dụng BGM109 Tlam (Tomahawk Land Attack Missiles) để yểm trợ cho các chiến dịch trên cạn của lực lượng thuỷ quân lục chiến.

 

Tàu chiến lớp De Zeven Provincien sẽ tiếp tục được trang bị các thiết bị bảo vệ đối với tên lửa đạn đạo. Tàu chiến lớp De Zeven Provincien được trang bị ống phóng tên lửa có điều khiển Mk 41, thích ứng với tên lửa phòng không loại Raytheon Rim66 StandardMR. Thiết bị điện tử trang bị trên các tàu chiến loại này gồm có radar định vị phòng thủ đường không Thales Nederland SmartL có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách đến 600km. Với sự trợ giúp của trạm rada định vị và thiết bị phóng tên lửa, tàu chiến lớp De Zeven Provincien có khả năng ngăn chặn thành công các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Hà Lan và Đức cùng tham gia tài trợ cho dự án về chế tạo hệ thống bảo vệ tương lai cho các tàu chiến trước sự tấn công của các tên lửa đạn đạo.

 

Na Uy

 

Trong thành phần của lực lượng hải quân hoàng gia Nauy hiện nay đã được trang bị hai tầu chiến mới lớp Fridjof Namsen và có kế hoạch mua thêm 4 chiếc nữa. Đây là những tàu chiến được chế tạo trên cơ sở các tàu chiến Alvaro de Bazan của Tây Ban Nha. Đây là những sản phẩm của nhà máy đóng tầu Navantia (Tây Ban Nha). Các tàu chiến này được trang bị hệ thống chỉ huy tác chiến Lockheed Martin Aegis và tên lửa chống hạm Kongsberg Defence và Aerospace Naval Strike Missile, còn trong tương lai tất cả các tàu chiến sẽ được tiếp tục trang bị thêm tên lửa Tomahawk.

 

Anh

 

Hải quân hoàng gia Anh đang triển khai việc bố trí hệ thống thuỷ âm Thales Underwater Systems Type2087 trên tàu chiến lớp Type23 Duke. Bốn chiếc đã được bố trí xong còn 4 chiếc còn lại sẽ được bố trí trong thời gian tới. Hệ thống thuỷ âm mới giúp cho các tàu chiến có thể chống lại tốt hơn đối với các tàu ngầm. Ngoài ra Type23 còn được trang bị hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hoá BAE Systems Sea Wolf không chỉ có khả năng chống kẻ thù từ trên không mà còn có khả năng tiêu diệt các tên lửa có cánh.

 

Tên lửa hiện đại hoá Sea Wolf được trang bị hệ thống điều khiển và tiêu diệt mục tiêu hiện đại hoá. Trong thời gian tới Sea Wolf sẽ được trang bị cho 17 tàu chiến lớp trong đó có 4 tàu Type22 Batch 3 Broadsword và 13 tàu Type23. Hiện hoàn thiện hiện đại tên lửa Sea Wolf dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.

 

Pakistan

 

Hải quân Pakistan có kế hoạch trang bị bổ sung thêm 4 tầu lớp Sword. Chiếc thứ nhất đã được mua của Trung Quốc vào tháng 4.2008 và chiếc cuối cùng sẽ được bổ sung vào cuối năm 2012. Ba chiếc đầu tiên sẽ được sản xuất ở Trung Quốc và chiếc cuối sẽ được đóng mới ở nhà máy Karachi Shipyard and Engineering Works (Pakistan)…

 

Có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay hải quân các nước đang tập trung vào việc đóng mới, hiện đại hoá các phòng hạm và chiến hạm để đáp ứng cho các chiến dịch trong điều kiện mới. Đây là xu hướng đã và đang diễn trong trong giai đoạn mới của cuộc cách mạng quân sự hiện nay trên thế giới.

 

Nguyễn Nhâm (Theo tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại)

Đọc thêm

Hàn Quốc đã tìm ra hướng đi cho cuộc đình công bác sỹ kéo dài

Hàn Quốc đã tìm ra hướng đi cho cuộc đình công bác sỹ kéo dài

Chính phủ đã quyết định trao quyền tự chủ cho các trường đại học trong việc quyết định chỉ tiêu tuyển sinh ngành y trong khoảng từ 50 đến 100%.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh ...
Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, cơ hội việc làm của ngành Y đang rất lớn

Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, cơ hội việc làm của ngành Y đang rất lớn

Các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên chọn ngành và cách để có tâm lý vững vàng tới các thí sinh về hướng nghiệp.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Khoảng hơn 200 bạn bè Pháp và bà con kiều bào đã tập hợp cùng các tổ chức hội đoàn bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga ...
Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Ca sĩ Bảo Anh khoe khoảnh khắc cưng nựng, chơi đùa bên con gái Misumi hơn một năm trước.
Hàn Quốc đã tìm ra hướng đi cho cuộc đình công bác sỹ kéo dài

Hàn Quốc đã tìm ra hướng đi cho cuộc đình công bác sỹ kéo dài

Chính phủ đã quyết định trao quyền tự chủ cho các trường đại học trong việc quyết định chỉ tiêu tuyển sinh ngành y trong khoảng từ 50 đến 100%.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh lạc hướng Kiev.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động