G20 "nín thở" dõi theo ông Trump

Từng “lời ăn tiếng nói” của Tổng thống Mỹ sẽ chi phối Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) tại Argentina từ ngày 30/11 - 1/12 tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
g20 nin tho doi theo ong trump ​Tổng thống Mỹ sẽ không gặp Thái tử Saudi Arabia tại G20
g20 nin tho doi theo ong trump Tổng thống Trump dọa hủy cuộc gặp với người đồng cấp Nga tại G20

Nếu lấy sự chú ý của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế làm thước đo đánh giá thành công thì ông Donald Trump xứng đáng là Tổng thống Mỹ xuất sắc nhất. Mỹ tiếp tục chi phối chính trường thế giới và từng dòng tweet, phát ngôn hay cử chỉ của ông đều được theo dõi sát sao.

Thực tế này sẽ tái diễn tại Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) tại Buenos Aires từ ngày 30/11 – 1/12 tới, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có hai cuộc “thư hùng” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin và gặp gỡ các đồng minh nhiều duyên nợ.

g20 nin tho doi theo ong trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Hamburg, Đức năm 2017. (Nguồn: Getty Images)

Áp đặt thế trận

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang và gây ra nhiều hệ lụy khó lường, cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập có thể mang lại tín hiệu tích cực. Cựu Cố vấn cấp cao của chính phủ Trung Quốc Lawrence Lau nhận định hai bên có thể đạt được thỏa thuận khung, với một số điều khoản cơ bản về “đình chiến”. Đây là kịch bản sáng sủa nhất cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và quan hệ Mỹ - Trung nói riêng, khi G20 chỉ diễn ra trong ba ngày và ông Trump vốn không phải là người thích tìm hiểu về những chi tiết.

Tuy nhiên, ngày 27/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nhiều khả năng sẽ áp đặt thuế 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu như dự kiến, bất chấp kết quả cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu đàm phán đổ vỡ, Washington có thể cân nhắc áp thuế với 267 tỷ USD hàng hóa tiếp theo. Đây có thể chỉ “đòn gió” của ông Trump nhằm giành thế chủ động trước thềm G20, song khó loại trừ khả năng nó sẽ trở thành sự thực và kéo lùi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Trên bình diện chính trị - quân sự, Mỹ cũng cho thấy nước này sẵn sàng duy trì cạnh tranh chiến lược nhằm lấy lại vị thế tuyệt đối và kéo dài khoảng cách với cường quốc châu Á thông qua việc ngừng cấp visa cho các học giả Trung Quốc, mở rộng quan hệ với Đài Loan (Trung Quốc) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), thúc đẩy sáng kiến tứ giác an ninh Mỹ - Ấn - Nhật - Australia và tăng cường tuần tra trên Biển Đông. Do đó, dù tiếp tục căng thẳng hay tìm kiếm một thỏa thuận “đình chiến”, kết quả cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ - Trung chắc chắn sẽ là tâm điểm tại G20 và Tổng thống Trump là nhân tố quyết định thành bại của sự kiện này. 

Thể hiện bản lĩnh

Một cuộc “thư hùng” khác cũng sẽ tiêu tốn không ít giấy mực của giới báo chí là thượng đỉnh Nga – Mỹ lần thứ hai. Trong cuộc gặp lần đầu tại Helsinki, ông Trump đã tỏ ra yếu thế trước ông Putin khi không thể hiện được sự tự tin thường thấy, thậm chí phủ nhận kết quả của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Người Mỹ rõ ràng không muốn chứng kiến bổn cũ soạn lại, trong bối cảnh Washington và Moscow tiếp tục duy trì cạnh tranh chiến lược tại nhiều điểm nóng, từ Crimea, Syria, cấm vận kinh tế, giá dầu tới Hiệp ước về lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Đã đến lúc ông Trump cần chứng tỏ lập trường rõ ràng của mình trong các vấn đề này. Đưa ra quan điểm nhất quán về căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine là một trong những cách đó. Nhiều quan chức chủ chốt trong nội các Mỹ đã mạnh mẽ chỉ trích việc Moscow giữ tàu chiến của Kiev. Tuy nhiên, ông Trump lại tỏ ra mập mờ khi nói rằng Mỹ “không thích” hành động của Nga, thậm chí để ngỏ khả năng sẽ không gặp Tổng thống Vladimir Putin như dự kiến.

Đây có thể là cách ông Trump đánh tiếng với ông Putin rằng tình hình Ukraine sẽ là trọng tâm trong cuộc thảo luận tại G20 sắp tới, hơn là thay đổi ý định về gặp gỡ ông chủ điện Kremlin. Nhưng rõ ràng là cộng đồng quốc tế chưa thỏa mãn với cụm từ “không thích” này và cần lời giải thích rõ ràng, nhất quán hơn. Dù cương hay nhu, tuyên bố này cần thể hiện rằng lợi ích của nước Mỹ là trên hết và ông Trump, trên cương vị Tổng thống đang làm tất cả để bảo vệ nó. Chỉ có như vậy, ông Trump mới có thể “ghi điểm” trong cuộc đối đầu với ông Putin.

Dấu ấn siêu cường

Bên cạnh cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Nga và Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ tiếp xúc với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, nhân vật bị cáo buộc đã ra lệnh sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại Ankara. Những phát biểu của Tổng thống Trump về vụ việc cho thấy ông sẵn sàng bảo vệ mối quan hệ chiến lược giữa Washington và Riyadh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mọi sự chỉ trích đang dồn vào Thái tử Mohammed Bin Salman, khó có thể biết chắc rằng Mỹ sẽ đi xa đến đâu để bảo vệ lợi ích của Saudi Arabia, nguồn cung dầu mỏ và thị trường mua vũ khí lớn của Lầu Năm góc. Việc ông Trump sẽ gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong cùng sự kiện sẽ buộc nhà lãnh đạo Mỹ phải dàn xếp khéo léo để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bên.

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp gỡ nguyên thủ nước chủ nhà Argentina, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Lịch trình dày đặc thể hiện vai trò trung tâm của Washington trên chính trường quốc tế, song cũng đòi hỏi Tổng thống Donald Trump cần tận dụng một cách khôn khéo ảnh hưởng của mình để tối đa hóa lợi ích quốc gia, “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” như từng cam kết.

g20 nin tho doi theo ong trump Có hy vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung tại G20?

Ngày 27/11, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ và những cách tiếp cận đơn phương trong vấn đề ...

g20 nin tho doi theo ong trump Chủ tịch Trung Quốc công du một loạt nước trước thềm Hội nghị G20

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Bắc Kinh ngày 27/11, thực hiện các chuyến thăm cấp nhà nước tới Tây Ban Nha, ...

g20 nin tho doi theo ong trump Mỹ - Trung khó thỏa hiệp ở Thượng đỉnh G20

Cho dù cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập tại Thượng đỉnh G20 có diễn ra như dự kiến, thì cũng không thể kết ...

Minh Vương

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động