Hai Bộ trưởng Mỹ thăm Đông Á: Thực chất hơn biểu tượng

Phan Quân
TGVN. Nối tình đồng minh, vẽ tầm nhìn chung tại Ấn Độ-Thái Bình Dương là ưu tiên trong chuyến thăm châu Á của hai quan chức cấp cao Mỹ ngày 15-18/3. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Từ ngày 15-18/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có chuyến thăm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, dừng chân tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Đáng chú ý, chuyến đi này diễn ra chỉ ba ngày sau khi Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Kato Katsunobu ngày 12/3 cho biết Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên hội đàm trực tiếp với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tuy nhiên, chuyến thăm này không đơn thuần là chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao tới.

(03.17) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cùng Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi. (Nguồn: Reuters)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cùng Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Kishi Nobuo. (Nguồn: Reuters)

Vẽ tầm nhìn

Đầu tiên, việc chọn Nhật Bản và Hàn Quốc làm hai điểm đến trong chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng là cách Washington nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại quốc gia, không chỉ qua lời nói, văn bản mà còn bằng hành động.

Tokyo là thành viên Bộ tứ, còn Seoul là đối tác quan trọng của Washington tại Đông Bắc Á, đặc biệt trong tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Thứ hai, chuyến thăm diễn ra trong một thời điểm đặc biệt. Sau chuyến thăm Hàn Quốc ngày 18/3, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ về Mỹ để cùng với Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan gặp gỡ Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Do đó, dễ thấy trọng tâm trong chuyến thăm châu Á của ông Blinken và ông Austin có lẽ là Trung Quốc.

Tuyên bố chung sau cuộc gặp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Nhật ngày 16/3 đã một lần nữa khẳng định điều này.

Hai bên chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình Tân Cương (Trung Quốc), phản đối “yêu sách hàng hải và các hoạt động phi pháp trên Biển Đông” và “hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng” trên Biển Hoa Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại Eo biển Đài Loan, đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Vì thế, chuyến thăm châu Á là dịp để chính quyền Tổng thống Joe Biden tham khảo, phối hợp với các đồng minh nhằm thống nhất trong cách hành xử với Trung Quốc trước thềm cuộc gặp gỡ quan trọng giữa giới ngoại giao Mỹ-Trung ngày 19/3 tới.

Việc chọn Nhật Bản và Hàn Quốc làm hai điểm đến trong chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng là cách Washington nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại quốc gia, không chỉ qua lời nói, văn bản mà còn bằng hành động.

Thứ ba, đây là dịp để các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ, Nhật Bản cũng thảo luận về Triều Tiên.

Trước đó, Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định sẽ xem xét lại cách tiếp cận, song chưa công bố kế hoạch cụ thể về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Trong Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ VIII, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng “đánh tiếng” sẵn sàng đàm phán nếu Mỹ thể hiện thiện chí.

Tuy nhiên, khi Washington án binh bất động, Bình Nhưỡng đã lên tiếng: Ngày 16/3, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Yo-jong đã cảnh báo Mỹ “đừng phát tán mùi thuốc súng” nếu muốn hòa bình và chỉ trích tập trận Mỹ-Hàn.

Khi ấy, chuyến thăm là dịp để phía Mỹ tham khảo lập trường Nhật Bản và Hàn Quốc về Triều Tiên, xây dựng cơ chế phối hợp để giải quyết bài toán khó của Đông Bắc Á.

Nối vòng tay

Tuy nhiên, bàn thì dễ, làm thì khó.

Căng thẳng thương mại liên quan đến việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc chưa nguội thì mới đây, vấn đề chủ quyền quần đảo Dokdo/Takeshima lại nóng trở lại.

Ngày 22/2, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu tập nhà ngoại giao Nhật Bản Hirohisa Soma nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền mới của Tokyo về quần đảo này. Thậm chí, có lúc Hàn Quốc sử dụng lá bài chấm dứt Hiệp định Bảo mật thông tin quân sự chung (GSOMIA), vốn được Mỹ dày công thúc đẩy, để buộc Nhật Bản rút lại các biện pháp hạn chế xuất khẩu.

Đây là điều Mỹ không mong muốn. Tuy nhiên, quan hệ Nhật-Hàn vô cùng phức tạp, với vấn đề khó giải quyết như chủ quyền lãnh thổ, phụ nữ mua vui hay căng thẳng thương mại.

Cũng trong chuyến công du lần này, ông Blinken và ông Austin dự kiến sẽ ký kết Hiệp định đặc biệt về chia sẻ chi phí quân sự song phương (SMA) lần thứ 11.

Kết quả này đáng chú ý sau 18 tháng hai bên bắt đầu đàm phán, giúp giải quyết được lỗ hổng kéo dài hơn một năm qua. Theo đó, chí phí quân sự năm 2021 là 1.183 tỷ Won (1,03 tỷ USD), tăng 13,9% so với một năm trước.

Điều này từng gây nhiều tranh cãi trong dư luận xứ sở kim chi, đặc biệt là khi một bộ phận người Hàn không còn mặn mà với sự hiện diện của lính Mỹ như trước.

Một số nhà hoạt động cũng từng lên tiếng chỉ trích việc bổ nhiệm ông Harry Harris làm Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, cho rằng cựu đô đốc người Mỹ gốc Nhật gợi nhớ về quá khứ đau thương trong lịch sử.

Khi ấy, cải thiện quan hệ Mỹ-Hàn và Nhật-Hàn, củng cố mạng lưới đồng minh, cạnh tranh với Trung Quốc, xây dựng tầm nhìn về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do là ưu tiên trong chuyến thăm 4 ngày tới Tokyo và Seoul của hai quan chức Mỹ.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Nhật: Cuộc gặp 2+2 lần đầu tiên công khai chỉ trích Trung Quốc?
Nhật Bản - 'Chiếc mỏ neo' tiềm năng của Bộ tứ
Nhật Bản đầu tư khủng sản xuất vaccine Covid-19 ‘cây nhà lá vườn’
Nhật Bản xem xét cách thức đối phó với tình hình Myanmar
Mỹ tìm cách phối hợp đồng minh Đông Bắc Á đối phó Trung Quốc, dự đoán 'cuộc gặp khó khăn' ở Alaska
Phan Quân

Đọc thêm

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động