Hải quân Iran bắt tàu chở dầu Mỹ, Đức chỉ trích hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, Tổng thống Nga-Thổ sắp điện đàm

Nhất Phong
Nổ liên tiếp ở Kabul, Afghanistan, Mỹ bất đồng Israel về kế hoạch Gaza “hậu Hamas”, Hezbollah có thể tấn công bên trong nước Mỹ, Israel phá âm mưu khủng bố liên quan đến IS… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ tàu khu trục USS Barry của Mỹ trên Địa Trung Hải. Ảnh: AFP/TTXVN
Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ tàu khu trục USS Barry của Mỹ trên Địa Trung Hải. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Trung Đông-Châu Phi

*Hải quân Iran bắt giữ tàu chở dầu của Mỹ: Truyền thông Iran ngày 11/1 đưa tin Hải quân nước này đã bắt giữ một tàu chở dầu ở vùng biển Vịnh Oman, theo “lệnh của tòa án”. Theo hãng tin IRNA, chiếc tàu bị bắt giữ là tàu chở dầu thô của Iraq dự định đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, theo Reuters, tàu chở dầu bị Iran bắt giữ được xác định là con tàu trước đây có tên là Suez Rajan, vốn là tâm điểm tranh chấp giữa Mỹ và Iran sau khi tàu này bị chính quyền Mỹ bắt giữ vào năm 2023 vì nghi ngờ vận chuyển dầu Iran bị trừng phạt tới Trung Quốc.

Truyền thông nhà nước Iran cùng ngày đưa ra tuyên bố rằng tàu chở dầu "đã bị Mỹ đánh cắp và đổi tên", trong khi dữ liệu theo dõi sau đó cho thấy con tàu này có khả năng đang hướng tới Iran. (IRNA)

Tin liên quan
Biển Đỏ: Mỹ tố Houthi nã tên lửa vào các tàu thương mại, Pháp nói tình hình Biển Đỏ: Mỹ tố Houthi nã tên lửa vào các tàu thương mại, Pháp nói tình hình 'rất xấu', HĐBA họp bàn

*Iran bắt giữ hàng chục người liên quan vụ đánh bom đẫm máu tại Kerman: Giới chức Iran bắt giữ 35 nghi phạm liên quan đến vụ đánh bom ngày 3/1 tại tỉnh Kerman khiến 94 người thiệt mạng.

Theo thông báo của Bộ Nội vụ Iran, tới nay mới chỉ xác định được 1 trong 2 nghi phạm đã thực hiện vụ đánh bom liều chết, là một công dân Tajikistan nhập cảnh trái phép vào Iran ngày 19/12.

Vụ đánh bom khủng bố tại Kerman, miền Đông Nam Iran, xảy ra tại lễ tưởng niệm Tướng Qassem Soleimani, người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ vào ngày 3/1/2020. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thừa nhận tiến hành vụ đánh bom này. (Tasnim)

*Mỹ hy vọng hạ nhiệt căng thẳng Lebanon-Israel bằng ngoại giao: Đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein ngày 11/1 bày tỏ hy vọng làm dịu căng thẳng ở biên giới giữa Lebanon và Israel bằng biện pháp ngoại giao, trong bối cảnh xung đột giữa quân đội Israel và nhóm vũ trang Hezbollah đã kéo dài 3 tháng.

Trả lời báo giới sau khi gặp các quan chức Lebanon, ông Hochstein nói: “Tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục thực hiện nỗ lực để cùng nhau đạt được một giải pháp cho phép tất cả người dân ở Lebanon và Israel được sống trong môi trường an ninh được đảm bảo và trở lại với một tương lai tốt đẹp hơn". (Reuters)

*Nổ liên tiếp ở thủ đô Kabul, Afghanistan: Ngày 11/1, một vụ nổ đã xảy ra ở khu vực phía Tây thủ đô Kabul của Afghanistan, khiến 2 người thiệt mạng và 12 người khác bị thương. Đây là vụ nổ thứ 3 tại thành phố này trong vòng chưa đầy một tuần.

Người phát ngôn cảnh sát Kabul, ông Khalid Zadran, cho hay một quả lựu đạn đã phát nổ bên ngoài một trung tâm thương mại ở khu vực Dasht-e-Barchi, "thông tin ban đầu cho thấy có 2 người thiệt mạng và 12 người khác bị thương". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc triển khai 6 tàu chiến, tăng hoạt động hải quân ở Trung Đông

*Mỹ bất đồng với Israel về kế hoạch Gaza “hậu Hamas”: Nội các chiến tranh của Israel tối 10/1 đã họp để thảo luận về phương án quản lý Dải Gaza thời kỳ “hậu Hamas”, ngay sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng ngày.

Theo đó, Israel và Mỹ đã nhất trí về mặt nguyên tắc phong trào Hồi giáo Hamas sẽ không thể tiếp tục quản lý Dải Gaza. Tuy nhiên, nội các Israel, đứng đầu là Thủ tướng Benjamin Netanyahu, duy trì quan điểm phản đối việc hình thành một nhà nước Palestine thống nhất, và quân đội nước này sẽ nắm quyền kiểm soát an ninh tại Dải Gaza.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết của việc có một nhà nước của người Palestine để quản lý Gaza sau khi Hamas bị lật đổ cũng như để duy trì tiến trình hòa bình khu vực, bao gồm việc thiết lập quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia. (Jerusalem Post)

*Israel phá âm mưu khủng bố liên quan đến IS: Cảnh sát và Cơ quan An ninh nội địa Israel ngày 11/1 thông báo vừa bắt giữ 2 người được cho là có liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đang có âm mưu tấn công khủng bố nhằm vào các lực lượng an ninh Israel.

Hai nghi can, 21 và 23 tuổi, cư trú tại khu vực Jabel Mukaber thuộc Đông Jerusalem, đang trong quá trình chế tạo vật nổ dựa trên các video clip do IS phát hành trên mạng. Cả hai đang bị cảnh sát tạm giữ để điều tra thêm. (AFP)

Châu Á-Thái Bình Dương

*Hàn Quốc lo Triều Tiên có thể bán tên lửa mới cho Nga: Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik cho biết Triều Tiên có thể sẵn sàng cung cấp một loại tên lửa mới cho Nga và có thể tiến hành các vụ thử vũ khí tiếp theo nhằm leo thang căng thẳng trước cuộc bầu cử ở Hàn Quốc và Mỹ.

Bộ trưởng Shin Won-sik nêu rõ: “Triều Tiên đang cần tiền và đang tích cực bán vũ khí mới mà Nga muốn”. Theo ông Shin, Triều Tiên có thể bán ít nhất một số tên lửa - được tuyên bố sẽ triển khai cho quân đội ở tiền tuyến trước đây - cho Nga trong bối cảnh bị nghi ngờ bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn thời gian gần đây.

Ngoài ra, ông Shin nhận định Triều Tiên cũng có thể thử tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn sớm nhất là trong tháng 1 và phóng một quả tên lửa tầm xa để làm leo thang hơn nữa căng thẳng trước các cuộc bầu cử quan trọng ở Hàn Quốc diễn ra vào tháng 4 và Mỹ vào tháng 11. (Yonhap)

*Đức chỉ trích các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông: Phát biểu trong chuyến thăm Philippines ngày 11/1, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock chỉ trích các hoạt động của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả việc sử dụng tia laser và vòi rồng, lưu ý các hành động này cũng gây lo ngại ở châu Âu.

Những tháng gần đây, căng thẳng đã bùng lên giữa Trung Quốc và Philippines khi hai bên cáo buộc lẫn nhau về một số vụ va chạm trên tuyến đường biển này, trong đó có cả cáo buộc tàu Trung Quốc đâm vào một tàu chở Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines hồi tháng trước.

TIN LIÊN QUAN
Biển Đông: Đức nêu cao luật pháp quốc tế, Australia tiếp nối Mỹ muốn chung hành động với Philippines

Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo, bà Baerbock nêu rõ: “Những hành động nguy hiểm như vậy vi phạm các quyền và cơ hội phát triển kinh tế của đất nước bạn và các nước láng giềng khác… Đối với các nước trên thế giới, họ đặt câu hỏi về quyền tự do được đảm bảo theo luật pháp quốc tế trên các tuyến đường biển trong khu vực, nơi 1/3 khối lượng hàng hóa thương mại của toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển đi qua”.

Bà Baerbock đến Manila trong chuyến thăm chính thức kéo dài 2 ngày, đánh dấu lần đầu tiên một Ngoại trưởng Đức tới Philippines trong hơn một thập kỷ qua, nhân dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. (Straits Times)

*Papua New Guinea ban bố tình trạng khẩn cấp: Ngày 11/1, Thủ tướng Papua New Guinea James Marape đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 14 ngày tại thủ đô Port Moresby, sau khi các vụ bạo loạn xảy ra ngày 10/1 ở 2 thành phố khiến 15 người thiệt mạng. Thủ tướng Marape tuyên bố hơn 1.000 quân nhân sẵn sàng "xông vào bất cứ nơi nào cần thiết" theo sắc lệnh khẩn cấp.

Tội phạm bạo lực gia tăng tại Papua New Guinea trong năm 2023 gây thêm áp lực cho lực lượng cảnh sát nước này. Tuy nhiên, những thông tin mới đây cho rằng việc Chính phủ nước này áp thuế bổ sung khiến lương của lực lượng cảnh sát sụt giảm đã dẫn tới cuộc biểu tình ngày 10/1. Về vấn đề này, Thủ tướng Marape khẳng định sẽ nhanh chóng khắc phục lỗi quản lý hành chính dẫn tới việc giảm lương của lực lượng cảnh sát. (AFP)

Châu Âu

*Tổng thống Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sắp điện đàm: Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cuộc hội đàm giữa Tổng thống LB Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể sẽ sớm diễn ra.

Nguồn tin được dẫn lời nói: “Về vấn đề hội đàm, chúng tôi đã thông báo với các bạn rằng cuộc họp riêng giữa hai nhà lãnh đạo đang được thống nhất. Các cuộc trao đổi qua điện thoại trong tương lai gần có khả năng diễn ra, nhưng chúng tôi sẽ không công bố ngày cụ thể”.

Trước đó, Tổng thống Erdogan đã nhiều lần tuyên bố có kế hoạch gặp người đồng cấp Nga và thảo luận với ông một số vấn đề then chốt. Theo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, cần thảo luận về việc nối lại hành lang ngũ cốc để cung cấp ngũ cốc cho các nước lục địa châu Phi. Thỏa thuận tương ứng giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar về việc đảm bảo nguồn cung ngũ cốc cho các nước châu Phi đã đạt được trước đó. (RIA Novosti)

*Ukraine thừa nhận khó trụ vững nếu thiếu viện trợ từ châu Âu: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/1 cho rằng nước này sẽ khó trụ vững trừ phi nhận được gói hỗ trợ tài chính bị trì hoãn lâu nay của Liên minh châu Âu.

Phát biểu trên được ông Zelensky đưa ra tại Estonia trong chuyến công du khu vực Baltic, trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài gần 2 năm. (TASS)

*Phần Lan kéo dài thời gian đóng cửa biên giới với Nga: Bộ Nội vụ Phần Lan ngày 11/1 thông báo nước này sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới với Nga thêm 4 tuần cho đến ngày 11/2, xác nhận các báo cáo trước đó cho hay tất cả mọi cửa khẩu sẽ vẫn bị đóng.

Hôm 10/1, trả lời phỏng vấn của đài truyền hình quốc gia YLE, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp Phần Lan Sari Essayah cho hay các cửa khẩu biên giới, ban đầu dự kiến mở trở lại vào ngày 15/1, sẽ vẫn đóng.

Phần Lan đã đóng cửa biên giới với Nga vào cuối năm ngoái để đối phó với làn sóng người xin tị nạn ngày càng tăng, cho rằng đây là một động thái do Moskva dàn dựng, song Điện Kremlin phủ nhận điều này.

Theo lực lượng biên phòng Phần Lan, khi 2 cửa khẩu biên giới mở cửa trở lại trong thời gian ngắn hồi tháng 12 vừa qua, hơn 300 người xin tị nạn đã nhập cảnh từ Nga trong vòng 2 ngày, sau đó nước này đã đóng cửa toàn bộ biên giới thêm 1 tháng nữa. (Reuters)

Châu Mỹ-Mỹ Latinh

*Hezbollah có thể tấn công bên trong nước Mỹ: Tờ Politico dẫn các nguồn tin tình báo cho biết các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng lực lượng Hezbollah có thể thực hiện các cuộc tấn công bên trong nước Mỹ hoặc nhắm vào các nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài.

Các quan chức Mỹ cảnh báo "nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn này có thể sẽ nhắm mục tiêu vào nhân viên Mỹ ở Trung Đông trước tiên". Tuy nhiên, các quan chức từ chối nêu chi tiết hình thức tấn công cụ thể mà Hezbollah có thể thực hiện. Theo họ, Hezbollah "có một mạng lưới quốc tế rộng khắp cho phép nhóm này sử dụng các thành viên của mình để thực hiện một cuộc tấn công vào Mỹ". Trong khi đó, các cơ quan tình báo nói rằng các nhóm vũ trang khác trong khu vực không có khả năng như vậy. (TASS)

*Mỹ thông qua thương vụ cung cấp vũ khí cho Australia và Ai Cập: Ngày 10/1, Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ trị giá 250 triệu USD, bán các dịch vụ hỗ trợ hệ thống vũ khí Tomahawk và trang thiết bị liên quan cho Australia.

Theo thông báo, chính phủ Australia sẽ quyết định nhà thầu chính. Thương vụ này sẽ tạo điều kiện để Australia sử dụng tốt hơn hệ thống vũ khí Tomahawk mà nước này đang mua cũng như đảm bảo khả năng ghép vũ khí phù hợp, giúp phát hiện các mục tiêu chính xác hơn.

Cùng ngày, Lầu Năm Góc cũng cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ tiềm năng cung cấp cho Ai Cập khung gầm của xe quân sự chiến thuật hạng nhẹ cùng các thiết bị liên quan và các bộ dụng cụ dành cho loại tàu tuần tra có chiều dài 28m. Theo Lầu Năm Góc, chi phí ước tính của thương vụ cung cấp khung gầm của xe quân sự chiến thuật hạng nhẹ cùng các thiết bị liên quan là 200 triệu USD, trong khi chi phí cung cấp các bộ dụng cụ dành cho tàu tuần tra là 129 triệu USD. (Reuters)

Có gì ở chuyến công du Trung Đông lần thứ tư trong 3 tháng của Ngoại trưởng Đức?

Có gì ở chuyến công du Trung Đông lần thứ tư trong 3 tháng của Ngoại trưởng Đức?

Ngoại trưởng Đức Baerbock cảnh báo nguy cơ xung đột leo thang trong khu vực Trung Đông, khẳng định cần phải nỗ lực nhiều hơn ...

Điểm tin thế giới sáng 10/1: Malaysia tăng cường mua sắm khí tài, Pháp có Thủ tướng 34 tuổi, 4 cảnh sát Ecuador bị bắt cóc

Điểm tin thế giới sáng 10/1: Malaysia tăng cường mua sắm khí tài, Pháp có Thủ tướng 34 tuổi, 4 cảnh sát Ecuador bị bắt cóc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/1.

Trung Đông: Lebanon tìm kiếm bình yên cho biên giới, Saudi Arabia ra điều kiện bình thường hóa với Israel

Trung Đông: Lebanon tìm kiếm bình yên cho biên giới, Saudi Arabia ra điều kiện bình thường hóa với Israel

Giữa lúc nguy cơ "đám cháy" xung đột lan rộng ra khắp Trung Đông, chính quyền Lebanon mới đây khẳng định sẵn sàng đàm phán ...

Lực lượng thân Iran bắn hạ UAV trong khu vực quân đội Mỹ đồn trú ở miền Bắc Iraq

Lực lượng thân Iran bắn hạ UAV trong khu vực quân đội Mỹ đồn trú ở miền Bắc Iraq

Ngày 10/1, Cơ quan chống khủng bố thuộc vùng bán tự trị của người Kurd ở Iraq cho biết hệ thống phòng không trong khu ...

Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông: Chuyến đi ‘dập lửa’

Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông: Chuyến đi ‘dập lửa’

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trở lại Trung Đông trong chuyến thăm kéo dài năm ngày đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Jordan, Qatar, Các ...

Đọc thêm

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập ...
XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4 - KQXSMB thứ 2. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 29/4/2024. SXMB 29/4. xổ số hôm nay 29/4. dự đoán XSMB hôm nay. KQSXMB ...
Lần đầu tham dự Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, cả 10/10 học sinh của Việt Nam đều giành huy chương

Lần đầu tham dự Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, cả 10/10 học sinh của Việt Nam đều giành huy chương

Tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev (IMChO) lần thứ 58 được tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc), đoàn Việt Nam xếp thứ ba, sau Trung Quốc ...
Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Chiều 28/4, Lễ trao giải Cuộc thi 'Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4 - KQXSMT thứ 2. Trực tiếp cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay - XSMT thứ 2 ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSMN 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 29/4/2024. xổ số hôm nay 29/4

XSMN 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 29/4/2024. xổ số hôm nay 29/4

XSMN 29/4 - xổ số hôm nay 29/4. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/4/2024. SXMN 29/4/2024. KQXSMN thứ 2. kết quả xổ số ngày 29 ...
Nga đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' nếu bị tịch thu tài sản phong tỏa, cảnh báo sẽ có biện pháp 'ăn miếng trả miếng'

Nga đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' nếu bị tịch thu tài sản phong tỏa, cảnh báo sẽ có biện pháp 'ăn miếng trả miếng'

Giới chức Nga ngày 28/4 đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' với phương Tây trong trường hợp tịch thu các tài sản bị phong tỏa của Moscow
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động