TIN LIÊN QUAN | |
Chuyện về lớp học đặc biệt, lần đầu tiên được tổ chức ở Bộ Ngoại giao | |
Tọa đàm đầu tiên với các Đại sứ nước ngoài về nghề cho tân cán bộ ngoại giao |
Tại buổi nói chuyện, Thứ trưởng Đặng Đình Quý đã chia sẻ những công việc mà một cán bộ ngoại giao có thể gặp và những việc phải làm khi công tác tại Bộ Ngoại giao.
Thứ trưởng Đặng Đình Quý chia sẻ tại buổi nói chuyện. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Nơi thể hiện tâm huyết, đam mê
Thứ trưởng cho rằng, dù được phân công về đơn vị nào thì mỗi cán bộ hãy yên tâm làm việc ở đơn vị đó. “Ở bất kì đơn vị nào, vị trí nào cũng sẽ có những điều để các bạn yêu thích nó”, Thứ trưởng nói. “Ở đó sẽ có chỗ để bạn thể hiện được tâm huyết, đam mê của mình và quan trọng là bạn có làm được điều đó hay không”.
Thứ trưởng khẳng định, bản thân chưa bao giờ “chán” công việc tại Bộ cho dù không được làm về những gì mình mơ ước từ nhỏ. Bởi lẽ, “khi mình làm có đam mê, đam mê của mình lại mang lại lợi ích cho mọi người thì khi đó chính mình đã tìm được niềm vui, niềm yêu thích để nuôi dưỡng đam mê, hòa chung giữa cái đam mê cá nhân với công việc chung ấy”.
Nói về cán bộ nghiên cứu, Thứ trưởng cho rằng, một cán bộ nghiên cứu muốn đi trước một vấn đề gì đó thì phải biết nung nấu, phải tìm cách tạo ra sự đồng thuận, phải đi chỗ nọ nói, đi chỗ kia nói về những nghiên cứu ấy. “Có thể nó sẽ được thực hiện, nhưng cũng có thể 5 năm, 7 năm sau ý tưởng đó mới có thể được thực hiện”, Thứ trưởng nhấn mạnh. Và đó cũng chính là cách để một cán bộ ngoại giao biết kiên trì thực hiện, kiên trì bồi dưỡng kiến thức cho nghiên cứu của chính mình.
Đối với người làm chính sách, người đó phải mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Để làm được điều đó, người làm chính sách cần phải có tư duy, phải có tầm nhìn xa trộng rộng để đưa ra một chính sách thì có lợi cho cả mười và phải gắn chặt với lợi ích của mọi người.
Từ một người làm chính sách nghĩ đến nguyên Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc với chính sách khoán 10 trong nông nghiệp Việt Nam. Nếu không có khoán 10 thì Việt Nam liệu có thể trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, để chính sách khoán 10 ấy có lợi cho người dân, cho những người nông dân Việt Nam được đưa vào thực tế, “ông Kim Ngọc cũng đã bị quăng quật, đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn để 10 năm, 20 năm sau trở thành anh hùng”.
Một ý tưởng không phải ngay sau đó trở thành một chính sách được. “Sự kiên trì từ đầu, phương pháp tốt, khả năng nhìn xa trông rộng thì ý tưởng nhất định trở thành chính sách và thực hiện sứ mệnh mang lại lợi ích cho đất nước”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Buổi nói chuyện có sự tham gia của đông đảo các tân cán bộ mới được tuyển dụng vào Bộ Ngoại giao năm 2017. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Học tiếp… sẽ thành công
Đối với người làm ngoại giao, “nói” chính là cái khổ nhất nhưng cũng là mạnh nhất của một người ngoại giao. Một người làm ngoại giao phải biết sử dụng “miệng” như một thế mạnh của bản thân, như một công cụ hữu ích.
Để làm được điều đó, phải luyện cách nói, phải học cách nói làm sao cho mình nói ra nói và nằm trong một cái khung, không vượt ra ngoài. “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, người làm ngoại giao phải biết rằng, lời nói đã nói ra thì không thể thay đổi được. Muốn nói được thì phải học, Thứ trưởng chia sẻ.
Thứ trưởng căn dặn các tân cán bộ rằng, hãy học thật nhiều, đừng khi nào để việc học hỏi bị ngưng lại. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức ngoại ngữ, nâng cao năng lực ngoại giao chính là cách để người làm cán bộ ngoại giao thêm tự tin và thêm yêu thích công việc của mình.
Vậy làm sao để có thể học tập tốt nhất những kiến thức cần thiết ấy. Đó có thể lấy từ nhiều người đi trước, sách vở, trường học, bạn bè. Bản thân mỗi người hãy biết tự tìm hiểu phương thức, cách thức để học, từ đó nâng cao năng lực cho bản thân.
Thành công với các bạn là gì? Đó là khi bạn có nhiều tiền, hay đó là khi bạn được làm công việc mình yêu thích. Chính vì vậy, khi mới bắt đầu công việc ngoại giao, mỗi người hãy xác định cho mình một hệ tiêu chí, một lộ trình, làm những công việc mà bản thân cho là giúp mình thành công.
Quan trọng, mỗi cán bộ ngoại giao hãy biết mình đam mê cái gì, mình mong muốn được làm gì. Như vậy, khi đã có lộ trình, hãy cứ thế mà làm, cố gắng phấn đấu để thực hiện lộ trình ấy. Tất nhiên, con đường ấy sẽ không bằng phẳng, sẽ có những cảm xúc tiêu cực, có những khó khăn nhưng bằng cách nào đó, hãy dùng chính năng lực, dùng chính niềm đam mê của mình để thực hiện niềm đam mê ấy.
Để từ đó, Thứ trưởng mong muốn, mỗi tân cán bộ hãy biết phát huy hết năng lực bản thân, cống hiến cho công tác chung của đơn vị cũng như của Bộ.
Bế giảng khóa bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng công tác đối ngoại Chiều 16/12, tại Học viện Ngoại Giao (Hà Nội) đã diễn ra Lễ Bế giảng khóa “Bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng công tác ... |
Chiếc “gối đầu giường” mới của người làm ngoại giao Chiều 9/10, buổi giao lưu giữa tác giả và bạn đọc về cuốn sách “Vài ngón nghề ngoại giao” của nguyên Phó Thủ tướng Vũ ... |
Chuyện nghề thuở ban đầu Mồng Hai tháng Chín - ngày lập quốc tới gần, lại gợi nhớ nhiều bài học vô giá về "nghề ngoại giao"... |