Cô gái đứng trước đống đổ nát của một tòa nhà do các đợt tấn công trong xung đột giữa Nga-Ukraine gây ra ở Kiev. (Nguồn: UN) |
Trước thềm cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố, mục tiêu tham vọng nhất của Kiev tại hòa đàm lần này là nhất trí một lệnh ngừng bắn, trong khi hy vọng tối thiểu là đạt được thỏa thuận về những vấn đề nhân đạo.
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan - người đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực hạ nhiệt xung đột ở Ukraine - cho biết, ông sẽ có cuộc gặp nhanh với các phái đoàn của Nga và Ukraine trước khi hai bên bắt đầu cuộc đàm phán.
Thổ Nhĩ Kỳ đang là quốc gia có những nỗ lực cụ thể để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng giữa Ukraine và Nga thông qua đối thoại.
Ngoài ra, Tổng thống Erdogan cũng nhấn mạnh, các cuộc thảo luận với những người đồng cấp Nga và Ukraine "đang diễn ra khá tích cực".
Đề cập việc có một số nhóm tìm cách đẩy Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine, ông Erdogan khẳng định: "Không ai có thể ngăn Thổ Nhĩ Kỳ, từ quan điểm chân thành và công bằng, trở thành 'cây cầu' kết nối hòa bình, niềm tin và yên bình trong khu vực và thế giới".
Trong diễn biến khác, ngày 28/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã phát động sáng kiến ngừng bắn nhân đạo tại Ukraine, đồng thời cho biết, LHQ đang làm việc với các bên liên quan nhằm đạt được thỏa thuận về sáng kiến này.
Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh, các bên liên quan cần phải tìm ra giải pháp chính trị, không thể để tình trạng như hiện nay tiếp diễn.
Theo LHQ, chỉ sau một tháng xảy ra chiến sự, đã có nhiều người thiệt mạng, khoảng 10 triệu người mất chỗ ở và hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu bị phá hủy, giá thực phẩm và năng lượng bị đẩy lên mức cao kỷ lục.
Ông Guterres kêu gọi thực thi lệnh ngừng bắn để đàm phán chính trị một cách nghiêm túc, tiến tới đạt được thỏa thuận hòa bình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, đồng thời giúp các cơ quan cứu trợ có thể vận chuyển kịp thời và an toàn đồ cứu trợ tới cho người dân.
LHQ hy vọng lệnh ngừng bắn sẽ giúp hỗ trợ nhiều nơi trên thế giới giải quyết những hậu quả do xung đột ở Ukraine gây ra, ví dụ như ngăn ngừa nạn đói ở một số nước đang phát triển, vốn chưa kịp phục hồi sau đại dịch Covid-19 đã phải đối mặt với giá cả thực phẩm và năng lượng lên tới mức kỷ lục.
Tổng thư ký Guterres cũng kêu gọi các bên liên quan xung đột Ukraine và cộng đồng quốc tế hợp tác với LHQ để sớm mang lại hòa bình cho Ukraine.
Tính đến nay, các cơ quan cứu trợ của LHQ đã cung cấp viện trợ thiết yếu đến cho 900.000 người dân, phần lớn ở miền Đông Ukraine.
| Mỹ đổ thêm lực lượng tới Đức, đề xuất gần 7 tỷ USD cho Ukraine và NATO, Tổng thống Biden 'thanh minh' Ngày 28/3, Mỹ thông báo loạt động thái mới nhằm hỗ trợ châu Âu và Ukraine trong bối cảnh xung đột Moscow-Kiev chưa có dấu ... |
| Xung đột Nga-Ukraine, trừng phạt từ phương Tây và thế tiến thoái lưỡng nan của doanh nghiệp Trung Quốc Trong những tuần tới, ban lãnh đạo của ba nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, gồm Geely, Great Wall và Cherry, sẽ phải đưa ... |