TIN LIÊN QUAN | |
Đầu tư lớn vào Trung Đông, Thủ tướng Ấn Độ tái đắc cử Narendra Modi thu trái ngọt? | |
Căng thẳng Mỹ - Iran và ván cược của ông Trump |
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. (Nguồn: The Russophile) |
Ngày 31/5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố, Moscow hoan nghênh đề xuất của Iran ký một thỏa thuận không gây hấn với các quốc gia vùng Vịnh Persian và sẵn sàng hỗ trợ để thỏa thuận được thành công.
Phát biểu với báo giới tại Đại sứ quán Nga ở Tokyo, Ngoại trưởng Lavrov cũng cho biết Nga sẽ hoan nghênh đàm phán giữa Mỹ và Iran nhằm mục tiêu xoa dịu căng thẳng giữa hai nước.
Ông Lavrov nêu rõ: "Chúng tôi sẽ hoan nghênh việc khởi động đàm phán (giữa Mỹ và Iran) như cách chúng tôi hoan nghênh tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên, cũng như cách chúng tôi coi việc tăng cường đàm phán về các vấn đề Venezuela là quan trọng. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng đàm phán xuất phát từ lập trường 'trước hết tôi bóp nghẹt kinh tế của bạn, sau đó bạn sẽ phải cầu xin đàm phán' không phải là điều mà chúng tôi xem là hành vi kiểu mẫu trên trường quốc tế".
Trong tuần này, Nga đã cử một trong những nhà ngoại giao hàng đầu nước này tới Tehran để kêu gọi Iran rút lại lời đe dọa khôi phục các hoạt động hạt nhân nhằm đáp trả chiến dịch "gây sức ép tối đa" của Mỹ.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã có "cuộc thảo luận thẳng thắn" với người đồng cấp Iran Abbas Araghchi.
Phái viên Nga tìm cách can ngăn Iran rời khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) hay theo bước chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, hay có tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Nga dường như đang đóng một vai trò lớn hơn như một trung gian hòa giải trên thực tế giữa Mỹ và Iran, khi mà hai nước này đang tiến gần hơn tới một cuộc đối đầu tại khu vực.
Hôm 17/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga "không phải là đội cứu hỏa để cứu vãn những điều này nọ" - một phép ẩn dụ ẩn giấu một thông điệp nhiều cấp độ của nhà lãnh đạo Nga gửi tới nhiều bên.
Giờ đây, Thứ trưởng Ryabkov đang kêu gọi cả Tehran và Washington kiềm chế không đưa ra những biện pháp có thể "làm phức tạp hơn nữa" việc thực thi JCPOA, một dấu hiệu cho thấy dù sao Moscow vẫn sẵn sàng làm trung gian hòa giải.
Phái viên Nga cho thấy sự cảm thông trước sự phẫn nộ của Iran đối với việc Mỹ rút khỏi JCPOA cũng như ý định của chính quyền Trump "gia tăng trở ngại" cho bất kỳ thỏa thuận song phương nào với Iran. Quan trọng hơn cả, ông Ryabkov đã đưa ra một số đề xuất về cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran.
Đề xuất của Nga trước tiên đề nghị "một cái nhìn tổng quan toàn diện của nhà nước về các dự án được nhất trí trong khuôn khổ JCPOA" và "chấp hành những nguyên tắc về việc duy trì hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế với Iran", điều mà các bên tham gia ký kết JCPOA trước đó đã thống nhất.
Ông Ryabkov đã yêu cầu ủy ban chung của JCPOA nhóm họp lập tức để suy nghĩ những ý tưởng cung cấp cho Iran đầy đủ động cơ để Tehran duy trì thỏa thuận.
Chuyên gia Nikita Smagin thuộc Hội đồng Đối ngoại Nga nhận định, cho tới nay thỏa thuận hạt nhân vẫn "sống", song "tỷ lệ thỏa thuận tiếp tục tồn tại đang suy giảm từng tháng".
Chuyên gia đánh giá: "Nga đang đề xuất một số ý tưởng nhưng nỗ lực của riêng nước này vẫn chưa đủ. Lập trường của châu Âu mới là mấu chốt - liệu Pháp, Đức và Anh có sẵn sàng sử dụng ý chí chính trị để cung cấp những lợi ích kinh tế cho Iran trong khuôn khổ thỏa thuận hay không. Cho tới nay, dường như câu trả lời là không".
Chuyên gia nói gì về vai trò 'sứ giả hòa giải' căng thẳng Mỹ - Iran của Thủ tướng Abe Trong bối cảnh tình hình trở nên trầm trọng hơn ở Iran, Nhật Bản đã chủ động trở thành người hòa giải và xóa bỏ ... |
Bảo vệ Iran, Iraq phản đối tuyên bố cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh các nước Arab Hôm nay (31/5), Tổng thư ký Liên đoàn Arab cho biết, Iraq đã phản đối tuyên bố cuối cùng được các nước Arab đưa ra ... |
Nắm bằng chứng Iran tấn công các tàu chở dầu, Ngoại trưởng Mỹ nêu động cơ của Tehran Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 30/5 đã chỉ trích các cuộc tấn công của Iran trong tháng này nhằm vào các tàu chở dầu ... |