Học giả Mỹ: Tổng thống Joe Biden sẽ gây áp lực tối đa với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

TGVN. TS. Jeff Smith thuộc Viện nghiên cứu chính sách Heritage (Mỹ) nhận định, Tổng thống Joe Biden cần nhanh chóng vạch ra kế hoạch mở rộng các hoạt động quân sự, tuần tra hàng hải ở Biển Đông để Trung Quốc hiểu rõ rằng, Washington không chấp nhận nhượng bộ Bắc Kinh các vấn đề liên quan tới vùng biển này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Học giả Mỹ: Tổng thống Joe Biden sẽ gây áp lực tối đa với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Binh sĩ Mỹ trên khu trục hạm USS John S. McCain tuần tra quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam tháng 12/2020. (Nguồn: AP)

Ngày 18/2, ngoại trưởng các nước thuộc nhóm Bộ Tứ (Quad) gồm Ấn Độ, Mỹ, Australia và Nhật Bản đã có cuộc điện đàm bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc ban hành luật hải cảnh, cho phép lực lượng cảnh sát biển sử dụng vũ lực trong cái gọi là "vùng biển thuộc quyền tài phán" của nước này.

Bên cạnh hành động lên án Trung Quốc liên tục có các động thái hung hăng, chèn ép nước khác tại Biển Đông, Biển Hoa Đông, ngoại trưởng 4 nước nêu trên cam kết trong thời gian tới sẽ tăng cường nỗ lực chung trong nhóm để giữ vững Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Đáng chú ý, cuộc họp nói trên diễn ra trong bối cảnh 2 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đang tiến hành các hoạt động diễn tập quân sự trên Biển Đông.

Trong khi đó, Khu trục hạm USS Russell của Mỹ mới đây đã tổ chức tuần tra hàng hải (FONOP) quanh những thực thể nhân tạo mà Trung Quốc ngang ngược bồi đắp thành căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tạo áp lực tối đa cho Bắc Kinh

Nhận định về các động thái ở Biển Đông của chính quyền tân Tổng thống Joe Biden, TS. Jeff Smith thuộc Viện nghiên cứu chính sách Heritage (Mỹ) trong bài viết cho tạp chí Foreign Policy cho rằng, việc Washington không ngần ngại cứng rắn với Bắc Kinh ngoài thực địa là một tín hiệu đáng mừng.

Dù vậy, học giả Smith nhận định, quan trọng là ông Biden giữ được sự cứng rắn và chủ động này trong thời gian dài để gây áp lực dồn dập, buộc Bắc Kinh phải điều chỉnh tham vọng của mình.

Liệt kê về hoạt động FONOP, ông Smith đã chỉ ra, suốt 4 năm nhiệm kỳ (2017-2020) của Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã thực hiện khoảng 17 đợt. Đây là mức tăng rất đáng kể so với 6 đợt trong suốt 8 năm tại nhiệm (2008-2016) của Tổng thống Barack Obama.

Chưa cần bàn tới hiệu quả của việc tăng cường tuần tra, có thể thấy chính quyền của ông Trump thông qua các đợt FONOP đã gửi tới Bắc Kinh một thông điệp rất cứng rắn rằng, Mỹ sẽ không lùi bước nếu quyền lợi và các giá trị mà nước này theo đuổi, ở đây là tự do di chuyển và trật tự dựa trên luật pháp, bị đụng chạm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng.

“Việc phải nhận những thông điệp như vậy trong 4 năm qua và phải tiếp tục nhận thêm trong 4 năm tới quả thật là một viễn cảnh mà giới lãnh đạo Trung Quốc không hề mong muốn, nhất là khi Bắc Kinh kỳ vọng ông Biden sẽ mềm mỏng hơn người tiền nhiệm Donald Trump”, ông Jeff Smith cho hay.

Bài học từ quá khứ

Chuyên gia này chỉ ra rằng, tính đến nay, ông Biden chỉ mới nhậm chức được hơn 30 ngày, nên vẫn còn nhiều thứ chưa rõ ràng trong chương trình nghị sự, đặc biệt là các nội dung liên quan đến chính sách ngoại giao với Trung Quốc.

Trong bối cảnh cả thế giới đang chờ xem ông Biden sẽ xây dựng quan hệ Mỹ-Trung theo chiều hướng nào, việc nhà lãnh đạo 78 tuổi nhiều tuần qua liên tục phát biểu về Trung Quốc và tham gia hội đàm với nguyên thủ các đồng minh được cho là minh chứng phản ánh rõ điều này.

Do vậy, việc lập tức tăng cường, hoặc ít nhất là chính thức tuyên bố hiện diện quân sự và các đợt FONOP ở Biển Đông, sẽ giúp xóa tan mọi sự mơ hồ.

Mặt khác, hành động này cũng đảm bảo rằng, Bắc Kinh không lợi dụng được thời gian chuyển giao hiện tại để giành thế chủ động trong nỗ lực củng cố các yêu sách chủ quyền phi pháp.

Đây là vấn đề từng xảy ra dưới thời ông Obama khi Trung Quốc bắt đầu tăng tốc xây dựng, bồi lấp các thực thể nhân tạo trái phép ở Biển Đông giai đoạn 2013-2015.

Điểm lại câu chuyện trong quá khứ, chuyên gia Smith chia sẻ, nhiều chuyên gia Mỹ thời điểm đó khuyến nghị chính quyền ông Obama lập tức cho tàu đi tuần tra để thể hiện rõ lập trường phản đối các hoạt động của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Washington lại tỏ ra lưỡng lự và từ chối điều tàu, vì lo ngại sẽ leo thang xung đột với Bắc Kinh. Lãnh đạo Trung Quốc lúc đó cũng liên tục cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ động thái quân sự khiêu khích nào trên cái gọi là "sân nhà" của nước này.

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào tháng 9/2015 khi một tàu chiến Trung Quốc đi vào lãnh hải của Mỹ gần bang Alaska, và một tướng lĩnh Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo giới ngang nhiên tuyên bố sẵn sàng đánh chiếm toàn bộ các thực thể nổi ở Biển Đông.

Lúc này, chính quyền Tổng thống Barack Obama mới gửi khu trục hạm USS Lassen đến tuần tra ở khu vực 12 hải lý xung quanh đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào tháng 10/2015, tức gần 1 tháng sau các động thái và phát ngôn nói trên của Trung Quốc.

Việc trì hoãn này bị giới chuyên gia chỉ trích là bộc lộ một nước Mỹ lúng túng và chậm chạp trong việc bảo vệ lợi ích, không chỉ của bản thân nước này, mà còn của các đồng minh, đối tác trong khu vực.

Trong khi đó, các hành động của Trung Quốc cũng cho thấy, nước này nếu không bị một cường quốc khác trực tiếp đối trọng sẽ sẵn sàng làm mọi thứ để hiện thực hóa tham vọng lãnh thổ của mình.

“Tóm lại, tuần tra thường xuyên, rõ ràng và dứt khoát ở Biển Đông là cách tốt nhất để kìm hãm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này. Bắc Kinh chắc chắn sẽ tìm lý do để đẩy ông Biden đi theo con đường tránh xung đột như đã làm với ông Obama. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, nước này không có bất kỳ cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền trong khi Mỹ đang tuần tra nhân danh bảo vệ trật tự khu vực và luật pháp quốc tế”, ông Smith kết luận.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ tái khẳng định phán quyết Tòa trọng tài về Biển Đông với Philippines
Hội nghị G7 và Bộ tứ: Hai sự kiện, sự kết nối và mục đích chung
Pháp điều tàu chiến tới Biển Đông tập trận chung với Mỹ, ngầm gửi tín hiệu tới Trung Quốc
Châu Âu đồng loạt thể hiện quan điểm rõ ràng với hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông
Chính quyền Tổng thống Joe Biden duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Châu Anh (theo Foreign Policy)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

PetroVietnam chứng minh văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại

PetroVietnam chứng minh văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại

Văn hóa doanh nghiệp không phải là điều có thể xây dựng một sớm một chiều. Đây là một quá trình dài từ tổng hợp, học tập kinh nghiệm, tham ...
Viện Tony Blair về Thay đổi toàn cầu mong muốn hợp tác trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đào tạo nguồn nhân lực số

Viện Tony Blair về Thay đổi toàn cầu mong muốn hợp tác trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đào tạo nguồn nhân lực số

Chiều 3/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp ông Rajeev Chandrasekhar, nguyên Quốc vụ khanh phụ trách điện tử, công nghệ thông tin, kỹ năng và khởi ...
Giá tiêu hôm nay 4/12/2024: Hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam đạt mốc kỷ lục mới, bắt đầu chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 4/12/2024: Hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam đạt mốc kỷ lục mới, bắt đầu chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 4/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 147.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 4/12/2024: Giá vàng 'quan tâm' ông Trump, ổn định đồng đều, một quốc gia có thể 'xoay chuyển' thị trường

Giá vàng hôm nay 4/12/2024: Giá vàng 'quan tâm' ông Trump, ổn định đồng đều, một quốc gia có thể 'xoay chuyển' thị trường

Giá vàng hôm nay 4/12/2024 ghi nhận sự ổn định đồng đều trên thị trường trong nước và thế giới.
Ngày quốc tế Người khuyết tật: Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh đạo cho mọi người

Ngày quốc tế Người khuyết tật: Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh đạo cho mọi người

Nhân Ngày quốc tế Người khuyết tật, UNFPA & các cơ quan LHQ ở Việt Nam tổ chức sự kiện Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh ...
Đội tuyển Việt Nam gọi bổ sung tiền đạo Xuân Son cho ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam gọi bổ sung tiền đạo Xuân Son cho ASEAN Cup 2024

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son là 1 trong 3 cầu thủ CLB Nam Định được HLV Kim Sang Sik triệu tập bổ sung trong quá trình chuẩn bị cho ASEAN ...
Tin thế giới 3/12: Kiev sẽ mời Nga dự hội nghị hòa bình, Triều Tiên gửi 100 pháo tầm xa tới Nga, Iran ra điều kiện với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân

Tin thế giới 3/12: Kiev sẽ mời Nga dự hội nghị hòa bình, Triều Tiên gửi 100 pháo tầm xa tới Nga, Iran ra điều kiện với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Ukraine ra tuyên bố quyết đoán phủ đầu NATO sau kinh nhiệm đắng cay, sẽ mời Nga đến dự hội nghị hòa bình

Ukraine ra tuyên bố quyết đoán phủ đầu NATO sau kinh nhiệm đắng cay, sẽ mời Nga đến dự hội nghị hòa bình

Ukraine sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp thay thế nào cho tư cách thành viên đầy đủ của Ukraine trong NATO.
Tình hình Syria: Mỹ có hành động bất ngờ với Nga, dứt khoát nói không đưa lại quân đến quốc gia Trung Đông

Tình hình Syria: Mỹ có hành động bất ngờ với Nga, dứt khoát nói không đưa lại quân đến quốc gia Trung Đông

Nga và Mỹ đã có động thái 'nhìn lại mặt nhau' giữa lúc tình hình nội chiến ở Syria đang leo thang.
Đức-Trung Quốc đối thoại cấp ngoại trưởng: Nhắc nhau bất đồng không đối đầu, Berlin vẫn cảnh báo Bắc Kinh đừng 'dính' tới Nga

Đức-Trung Quốc đối thoại cấp ngoại trưởng: Nhắc nhau bất đồng không đối đầu, Berlin vẫn cảnh báo Bắc Kinh đừng 'dính' tới Nga

Có những khác biệt và bất đồng giữa Trung Quốc và Đức, nhưng đây không nên là rào cản cho sự hợp tác và là lý do đối đầu.
Iran gửi thông điệp về đàm phán hạt nhân tới Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

Iran gửi thông điệp về đàm phán hạt nhân tới Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

Iran sẵn sàng đối thoại theo nguyên tắc cùng có lợi với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân nếu ông Trump thực hiện những hành động xây dựng cụ thể.
Vừa có hiệu lực chưa lâu, lệnh ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah lại đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Vừa có hiệu lực chưa lâu, lệnh ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah lại đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Ít nhất 11 người thiệt mạng và 3 người bị thương trong những cuộc không kích của Israel vào các thị trấn Talousa và Haris ở miền Nam Lebanon ngày 2/12.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
Phiên bản di động