TIN LIÊN QUAN | |
BRICS tìm kiếm khuôn khổ pháp lý cứng rắn chống khủng bố | |
Sự suy yếu của BRICS |
Lãnh đạo các nước BRICS. (Nguồn: PTI) |
Hội nghị lần này được đánh giá là cơ hội để nhóm này thúc đẩy việc cải tiến hệ thống quản trị toàn cầu. Có thể thấy, môi trường quốc tế hiện nay đang đứng trước các thách thức về tài chính, an ninh và môi trường. Phương Tây đã không thể hiện được vai trò lãnh đạo hiệu quả, trong khi các chính sách của Mỹ ở Trung Đông và Bắc Phi đang gây biến động cho khu vực này. Trong khi đó, các nước phát triển đang bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nhất là từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 bắt nguồn từ các nước phát triển.
Hiện nay, các cơ chế như BRICS và G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) có thể giúp cải tiến và tăng cường cơ chế quản trị toàn cầu. Tất cả các nước BRICS đều là thành viên của G20. Kết hợp cùng với nhóm các nước đang phát triển G77 với vai trò ủng hộ BRICS và G20, các nước phát triển có thể tạo ra sự ủng hộ và lan tỏa lớn. Hiện nay, các mục tiêu của BRICS và G20 đang trùng lắp và bổ trợ lẫn nhau. Năm 2016, cả hai nhóm này đều nhấn mạnh tính sáng tạo và phát triển dành cho tất cả mọi người.
Tại Thượng đỉnh BRICS lần này ở Goa, có ít nhất 5 điểm hợp tác chính, bao gồm: xây dựng thể chế, thực thi, hội nhập, sáng tạo và duy trì tính tiếp nối. Trong bối cảnh Mỹ sắp có bầu cử Tổng thống mới, tình hình kinh tế -xã hội tại Châu Âu vẫn còn nhiều vấn đề thì cộng đồng thế giới cần có sự lãnh đạo có trách nhiệm, và các nước đang phát triển có thể đóng góp vào vai trò này. Có thể thấy, hiện nay cơ chế G7 đã lỗi thời, các cơ chế BRICS và G20 sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong trật tự thế giới mới.
Một trong các lĩnh vực hợp tác quan trọng của BRICS hiện nay là ổn định tài chính. Trong bối cảnh cơ chế lãnh đạo và cơ chế bỏ phiếu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không phản ánh tính đại diện của các nước đang phát triển, các cơ chế tài chính đa phương mới đã được thành lập và khẳng định được vị thế của mình, trong đó có Ngân hàng phát triển mới của BRICS (NDB), Ngân hàng Phát triển Á - Âu và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á.
Các nước BRICS lần đầu tiên đề xuất thành lập NDB tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở New Delhi (Ấn Độ) hồi năm 2012. Chỉ một năm sau khi chính thức đi vào hoạt động ngày 21/7/2015, NDB đã đạt được những tiến bộ đáng kể và phát hành đợt trái phiếu đầu tiên trên thế giới để huy động vốn cho các dự án phát triển năng lượng sạch tại các nước thành viên BRICS.
Theo nhà nghiên cứu Wang Lei, NDB đã hoạt động hiệu quả và thiết thực. Ông Wang Lei đánh giá NDB là cơ quan tài chính quốc tế duy nhất do các nền kinh tế mới nổi đề xuất thành lập đã phát triển và đạt được kết quả hoạt động đáng ghi nhận.
BRICS là một tổ chức chính trị, quốc tế hàng đầu của các nền kinh tế mới nổi (emerging economies). Đây là những nước có dân số lớn, diện tích rộng, tiềm lực quân sự hùng mạnh. Các nước BRICS hiện chiếm 40% dân số và chiếm 28% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. |
Ngân hàng của nhóm BRICS chính thức đi vào hoạt động Ngày 21/7, Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã chính thức đi vào hoạt động và ... |
BRICS thúc đẩy NDB đi vào hoạt động Trong hai ngày 8-9/7, các nhà lãnh đạo BRICS đã thảo luận và thống nhất về Chiến lược hợp tác kinh tế mới mà trọng ... |
Triển vọng của BRICS gây thách thức cho phương Tây Hội nghị các nền kinh tế mới nổi BRICS đã khai mạc ngày 15/7 tại Brazil với sự góp mặt của lãnh đạo cấp cao ... |