Hướng đi nào cho chiến lược hạt nhân của Mỹ thời Tổng thống Biden?

Gia Nguyễn
Theo tác giả Francesca Giovannini, một chiến lược hạt nhân theo chủ nghĩa thực tế phòng thủ sẽ là cách tốt nhất để kết hợp các chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống Joe Biden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Học thuyết Biden và Bản Báo cáo Đánh giá Vị thế Hạt nhân (NPR) của Tổng thống Joe Biden cần có sự liên quan đến nhau để phù hợp với chính sách “Tái thiết Trở lại Tốt hơn” (Buil Back Better). (Nguồn: Reuters)
Học thuyết Biden và Bản Báo cáo Đánh giá vị thế hạt nhân (NPR) của Tổng thống Joe Biden cần có sự liên quan đến nhau để phù hợp với chính sách “Tái thiết Trở lại Tốt hơn” (Buil Back Better). (Nguồn: Reuters)

Tờ National Interest cho biết hồi tháng 9 đã tổ chức một hội thảo về chính sách hạt nhân và kiểm soát vũ khí dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Rất nhiều học giả được đặt câu hỏi: “Liệu ông Biden có tận dụng cơ hội năm nay khi Mỹ công bố chiến lược hạt nhân, hay còn gọi là Báo cáo Đánh giá vị thế hạt nhân (NPR), để xác định lại vai trò của vũ khí hạt nhân trong hoạch định an ninh Mỹ hay không? Chính sách Mỹ nên thay đổi thế nào để đối phó với nguy cơ phổ biến hạt nhân mà nước Mỹ đang phải đối mặt?”. Và bài viết dưới đây là trả lời của Francesca Giovannini* - một trong số các học giả.

NPR năm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chính quyền của tổng thống Mỹ thứ 46.

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang chờ đợi Washington công bố NPR với trạng thái xen lẫn giữa giữa dè chừng, mâu thuẫn và hoài nghi.

Đối với một số nước, NPR sẽ không đi xa đến mức đem lại nhiều bảo đảm về an ninh. Nhưng có nước lại cho rằng NPR mang nhiều tham vọng lớn hoặc sẽ củng cố những thành kiến cùng nỗi sợ hãi sâu sắc về chủ nghĩa bá quyền của Mỹ và sự trở lại không thể tránh khỏi của tâm lý nghi kỵ thời Chiến tranh Lạnh.

Để điều hoà những kỳ vọng của các bên liên quan, chính quyền Tổng thống Joe Biden nên hướng tới việc đưa ra một Bản báo cáo đánh giá dựa trên phân tích rõ ràng nhưng phải hài hòa giữa giọng điệu và vị thế.

NPR nên hướng theo cái mà các nhà lý thuyết quan hệ quốc tế gọi là “chủ nghĩa hiện thực phòng thủ”.

Cùng với việc mô tả một cách sinh động và không do dự về một thế giới đang lâm vào khủng hoảng, NPR nên đưa ra lập luận rằng, việc quay trở lại vị thế răn đe hạt nhân cổ điển là chiến lược hiệu quả nhất đối với Mỹ.

NPR của ông Biden nên gồm những gì?

Tác giả Francesca Giovannini cho rằng NPR mới nên bao gồm 4 nội dung như sau - để tạo ra sự an toàn và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Trước tiên, NPR cần xác định vai trò cụ thể trong giới hạn nào đó của răn đe hạt nhân.

NPR dưới thời chính quyền Tổng thống Trump đã mở rộng đáng kể khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để răn đe hoặc để trả đũa “các cuộc tấn công chiến lược phi hạt nhân quan trọng” và các cuộc tấn công vào “dân thường hoặc cơ sở hạ tầng”.

Ngược lại, Tổng thống Biden đã nhiều lần phát tín hiệu ý định thu hẹp phạm vi vũ khí hạt nhân trong thế trận phòng thủ rộng lớn hơn của Mỹ. Năm 2019, ông Biden tuyên bố rằng “mục đích duy nhất của kho vũ khí hạt nhân Mỹ là để răn đe - và nếu cần, trả đũa - một cuộc tấn công hạt nhân”.

Vai trò cụ thể, được xác định rõ ràng của vũ khí hạt nhân cần phải là phần đầu tiên và là trọng tâm trong tài liệu NPR.

Ngoài ra, vị thế hạt nhân của Mỹ trong thế kỷ XXI nên được dẫn dắt bằng sự kiềm chế, thận trọng và có tính toán kỹ vì hai lý do.

Thứ nhất, kinh nghiệm của chính quyền tổng thống Trump cho thấy rõ việc phụ thuộc nhiều hơn vào vũ khí hạt nhân đã không biến thành lợi thế địa chiến lược lớn hơn. Ở cả Đông Á và lục địa Âu-Á, các nỗ lực kinh tế và ngoại giao vững chắc cùng với việc đầu tư vào các vũ khí phi hạt nhân chiến lược có thể là một cách tiếp cận nhiều hứa hẹn hơn để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hạt nhân.

Thứ hai, việc theo đuổi một vai trò lớn hơn của vũ khí hạt nhân sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư lớn vượt xa việc hiện đại hóa hạt nhân đơn giản. Tại một thời điểm nào đó, điều này có nghĩa là phải nối lại các hoạt động thử nghiệm các loại đầu đạn hạt nhân mới hoặc khôi phục hoạt động của cơ sở hạ tầng hạt nhân rộng lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực và ngân sách đầu tư vào công nghệ quân sự mới vốn linh hoạt và đa năng hơn.

Tiếp theo, cần dừng việc theo đuổi các vũ khí hạt nhân có sức công phá thấp.

NPR năm 2018 phản ánh mối lo ngại của chính quyền Tổng thống Trump rằng các đối thủ của Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân với sức công phá thấp để tấn công các mục tiêu, nhanh chóng làm giảm leo thang cuộc khủng hoảng và hạn chế thiệt hại kéo. Đó là lý do dẫn tới việc sản xuất vũ khí hạt nhân công năng thấp để chống lại nhận thức sai lầm rằng khả năng răn đe tại khu vực của Mỹ có "lỗ hổng" có thể khai thác được.

Vào thời điểm đó, đề xuất về đầu đạn W76-2 làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt giữa các chuyên gia hạt nhân. Những nghi ngờ về lợi ích thực tế của vũ khí hạt nhân sức công phá thấp so với những vũ khí thông thường đã dẫn tới lo ngại về khả năng tính toán sai lầm cũng như nguy cơ hạ thấp ngưỡng cho phép sử dụng hạt nhân.

Các cuộc tranh luận tương tự cũng tái diễn vào thời điểm hiện tại, nếu chính quyền ông Biden chọn tiếp tục xác định vị thế hạt nhân giống như người tiền nhiệm.

Tệ hơn nữa, những hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra trong nội bộ đảng Dân chủ ủng hộ Tổng thống Biden. Một động thái hướng tới việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân hiện tại sẽ được xem là không phù hợp với nhu cầu của nước Mỹ.

Động thái này cũng sẽ bị cho là đi ngược lại hoàn toàn đối với chương trình nghị sự mà ông Biden hướng tới, đó là chứng minh hiệu quả của nền dân chủ qua việc duy trì lợi thế công nghệ và sáng tạo của Washington và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như các chương trình phúc lợi

Hướng đi nào cho chiến lược hạt nhân của Mỹ thời Tổng thống Biden?
Theo NPR 20018, Mỹ muốn phát triển các loại đầu đạn hạt nhân “hiệu suất thấp”, tức có lượng phóng xạ hạn chế, trang bị cho tên lửa đạn đạo Trident phóng từ tàu ngầm hoặc bom thông minh B61-12. Ảnh: Tên lửa Trident được phóng lên từ tàu ngầm của hải quân Mỹ. (Nguồn: Reuters)

Thứ ba, NPR cần bao gồm việc thúc đẩy các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí có thể kiểm chứng.

NPR năm 2018 cho thấy việc kiểm soát vũ khí là một quá trình đáng thất vọng và đi ngược lại lợi ích của Mỹ.

Lời kêu gọi của NPR 2018 về các thỏa thuận kiểm soát vũ khí “có thể kiểm chứng và có thể thực thi” đã bị coi là một cản trở đối với các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí trong tương lai.

Vì vậy, chính quyền Tổng thống Joe Biden nên nhấn mạnh vào khả năng kiểm chứng, nhưng coi nó như một công cụ mạnh mẽ để xây dựng lòng tin. Đơn cử như sáng kiến ba bên nhằm tăng cường việc kiểm chứng tại các bãi thử hạt nhân ở Nevada, Novaya Zemlya (Nga) và Lop Nur (Trung Quốc). Sáng kiến này sẽ khuyến khích sự hợp tác giữa các nhà khoa học và mở ra những hướng đi mới cho hợp tác kiểm soát vũ khí trong tương lai.

Cuối cùng, việc điều chỉnh vị thế hạt nhân của nước Mỹ phải phù hợp với các ưu tiên về kinh tế-xã hội của tổng thống Joe Biden.

Ông Joe Biden lên nắm quyền với thông điệp làm cho chính sách đối ngoại phù hợp với tầng lớp trung lưu.

Mặc dù thông điệp đáng khen ngợi, việc thực hiện một chính sách như vậy đòi hỏi sự trung thực, minh bạch và những đánh đổi chính trị. Hiện chi phí ước tính cho quá trình hiện đại hóa hạt nhân của Mỹ là gần 1,2 nghìn tỷ USD và nước Mỹ không hề có kế hoạch trang trải các chi phí đó.

Để có thể trở thành tài liệu đáng tin cậy, NPR của chính quyền Biden cần phải đưa ra những ý tưởng để trang trải các chi phí này, ít nhất là trong điều kiện bình thường.

Tổng thống Biden có thể xem xét liệu quan hệ đối tác công-tư có giúp Washington đạt được các mục tiêu hiện đại hóa của mình hay không. Một cuộc thảo luận về vấn đề này sẽ tạo thêm cơ sở tin tưởng cho một kế hoạch đang được xem là "chỉ có trong chuyện cổ tích".

Kiềm chế không có nghĩa là suy yếu

Có ít nhất ba lý do giải thích tại sao cách tiếp cận theo chủ nghĩa hiện thực phòng thủ sẽ là hiệu quả nhất đối với chính quyền Mỹ hiện nay.

Đầu tiên, Tổng thống Joe Biden phải hòa giải những chia rẽ sâu sắc về ý thức hệ trong Đảng Dân chủ nếu ông muốn chương trình nghị sự trong nước của mình được thông qua. Dưới thời chính quyền mới, những cân nhắc về kinh tế và xã hội trong nước thúc đẩy các quyết định chính sách đối ngoại. Do đó, một NPR “diều hâu” đi ngược lại với chương trình nghị sự “Tái thiết Trở lại Tốt hơn” (3B) chắc chắn sẽ không có lợi cho chính quyền ông Biden.

Thứ hai, Mỹ sẽ được hưởng lợi từ việc giảm leo thang căng thẳng và giảm thiểu rủi ro. Ngày nay, chương trình nghị sự hạt nhân là một trò chơi nhiều người tham gia, nơi mà sự phụ thuộc lẫn nhau và sự tương tác chiến lược làm phức tạp thêm các nhận thức và tính toán.

Lo ngại giữa các đồng minh của Mỹ rằng họ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu Nga - Trung Quốc đang gia tăng.

Trong khi ra chỉ dấu về một cam kết tối đa đối với an ninh của các đồng minh, Mỹ cần đồng thời răn đe và xoa dịu các đối thủ. Một vị thế hạt nhân kiềm chế hơn sẽ cho phép Mỹ chuyển trạng thái cạnh tranh với Trung Quốc sang những tình huống có lợi hơn, bao gồm cả lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Cuối cùng, với vị thế hạt nhân kiềm chế, Mỹ sẽ danh chính ngôn thuận đòi lại quyền lãnh đạo đối với các chính phủ dân chủ trên toàn thế giới trong việc theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Trong thời đại đầy bất ổn này, Mỹ chỉ có một cơ hội duy nhất để định hình cách thức cạnh tranh toàn cầu trong tương lai. Vì vậy, bằng cách lựa chọn kiềm chế vị thế hạt nhân, Mỹ sẽ có thể đặt ra các điều kiện để trở lại một hệ thống quốc tế có trật tự hơn, khi cạnh tranh tồn tại trong ranh giới của luật pháp quốc tế và các giá trị nhân đạo.


*Tác giả - TS. Francesca Giovannini là Giám đốc điều hành Dự án Quản lý nguyên tử tại Trung tâm Khoa học và Các vấn đề quốc tế Belfer, Trường công John F. Kennedy, Đại học Havard (Mỹ).

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức bắt đầu triển khai việc đánh giá vị thế hạt nhân của Mỹ trong bối cảnh có nhiều áp lực cạnh tranh. Theo Trung tá Uriah Orlando, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng, nói trên trang web Arms Control Today hôm 13/8: “Việc đánh giá đã được bắt đầu từ tháng 7, và nó sẽ được hoàn thiện cùng với Chiến lược Quốc phòng vào đầu năm 2022. ”

Khi còn tranh cử, ông Joe Biden cho biết Mỹ không cần vũ khí hạt nhân mới. Liệu ông có kế hoạch hành động theo lời hùng biện đó hay không sẽ được phản ánh trong Bản Đánh giá Vị thế Hạt nhân (NPR) này.

Đây sẽ là báo cáo NPR thứ 5 được Mỹ công bố kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Chính phủ Mỹ đã công bố các báo cáo NPR vào các năm 1994, 2002, 2010 và 2018. Theo NPR 2018, Mỹ duy trì sự cần thiết của bộ ba hạt nhân (thuật ngữ được hiểu là nhóm phương tiện mang máy bay chiến lược, tên lửa liên lục địa và tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí hạt nhân) trong chiến lược quốc phòng.

Tài liệu cũng kêu gọi thu hẹp khoảng cách trong kho vũ khí hạt nhân với vũ khí hạt nhân năng suất thấp, có nghĩa là Mỹ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết trong một cuộc xung đột khu vực quy mô nhỏ hơn là chiến tranh hạt nhân toàn diện. Bản đánh giá cũng nêu rõ ý định không phê chuẩn Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện (CTBT) và bác bỏ ý tưởng về Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc.

Trung Quốc bày tỏ thông cảm, ra lời hứa hẹn với Iran

Trung Quốc bày tỏ thông cảm, ra lời hứa hẹn với Iran

Ngày 15/10, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran Hossein Amir Abdollahian, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, bất chấp biến ...

Mỹ hé lộ ý định mới với thỏa thuận hạt nhân Iran, cảnh báo các biện pháp 'ngoài ngoại giao'

Mỹ hé lộ ý định mới với thỏa thuận hạt nhân Iran, cảnh báo các biện pháp 'ngoài ngoại giao'

Trả lời phỏng vấn Quỹ Carnegie gần đây, Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden thấy ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Xem tử vi 9/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi hôm nay 9/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 9/1. Lịch âm 9/1/2025? Âm lịch hôm nay 9/1. Lịch vạn niên 9/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ra.
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đưa ra nhận định về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc và triển vọng gặp Tổng thống Nga.
Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Với tỷ lệ 264 phiếu thuận và 159 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 7/1 thông qua dự luật nhắm vào những người nhập cư không có giấy tờ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động