Italy - điểm nóng châu Âu về người tị nạn

Đó là điểm đáng lưu ý nhất trong thống kê về tình trạng người tị nạn tại châu Âu do Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) công bố mới đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Italy phát triển loại robot bốn chân cho các vùng bị thảm họa
italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Thất bại của Italy và tương lai bất ổn cho EU

Những thống kê mới nhất về tình trạng khủng khoảng người tị nạn tại châu Âu trong năm 2016 cho thấy dòng người trốn chạy chiến tranh và nghèo đói đã giảm so với năm ngoái. Tuy nhiên, Italy hiện là nước dẫn đầu khu vực với số lượng người tị nạn tăng vọt trong những tháng cuối năm, dù hiện đang là thời điểm mùa Đông và điều kiện thời tiết xấu tại vùng biển giữa châu Âu và châu Phi.

Sức hút với người tị nạn

Theo ghi nhận của UNHCR, so với hơn 1 triệu người trong năm ngoái thì năm nay, số người tị nạn tràn vào các nước ở khu vực Địa Trung Hải (bao gồm Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha) chỉ là 357.800 người.

Tuy nhiên, riêng ở Italy, số người tị nạn năm nay lên đến 179.071 người, trong khi năm ngoái chỉ có 153.842 người. Trong một báo cáo gần đây, UNHCR cho biết: “So với năm ngoái, xu hướng người tị nạn tràn sang Italy cho đến cuối tháng 9 năm nay vẫn tương đương, song con số ấy lại tăng cao hơn trong những tháng cuối năm”. UNHCR cũng thông tin thêm rằng cơ quan này vẫn đang "giám sát các yếu tố tiềm tàng gây nên sự gia tăng", bao gồm việc tàu buôn lậu giảm giá chở người qua Địa Trung Hải.

italy diem nong chau au ve nguoi ti nan
Những người di cư và người tị nạn tại cảng Augusta ở miền Đông Italy vào ngày 27/9/2015. (Nguồn: AFP)

Thủ đô của Italy là một ví dụ điển hình cho thấy tình trạng chung của toàn nước. Là thành phố lớn nhất Italy, Rome là điểm đến và cũng là điểm quá cảnh chính cho dân di cư và người tị nạn.

“Italy vẫn duy trì tình trạng tiếp nhận người tị nạn. Nghe có vẻ lạ, nhưng chúng ta đang chứng kiến con số người di cư tăng cao hơn nhiều trong những tuần gần đây dù hiện tại đang là thời điểm mùa Đông”, ông Lino Posteraro, người đứng đầu các hoạt động xã hội liên quan đến người di cư tại Hội chữ thập đỏ Rome, nhấn mạnh.

Trong khi những năm trước, thời điểm mà người tị nạn tràn vào Rome đông nhất là giữa tháng 7 và 8, thì năm nay lại là tháng 11. Hiện tại, Hội chữ thập đỏ Rome đang hỗ trợ cho 750 người và tất cả trong số đó đều nhận được sự hỗ trợ với nhiều hình thức bảo vệ nhân quyền. Ông Posteraro cho biết: “Chúng tôi đang hỗ trợ 400 người tại trung tâm tiếp nhận đầu tiên, nơi bao gồm 2 lều trại và một căn nhà. Chúng tôi cũng cung cấp 3 trung tâm tiếp nhận khẩn cấp khác với số lượng người tị nạn lần lượt là 150, 70, và 25. Tất cả trong số họ đều đang chờ đợi để được tái định cư tại châu Âu cùng với một trung tâm nữa tiếp nhận 28 trẻ vị thành niên không có người lớn đi cùng”.

Hội chữ thập đỏ chỉ là một trong nhiều nhóm nhân đạo liên quan đến việc quản lý người di cư ở Rome. Tuy nhiên, mặc dù mạng lưới trung tâm tiếp nhận được chính quyền Rome thiết lập thì những địa điểm này dường như vẫn không đủ để chứa đựng tất cả số người tị nạn. Ông Posteraro giải thích: “Chúng tôi không phải là trung tâm cứu trợ khẩn cấp duy nhất, do đó chúng tôi không thể nói chính xác được tỉ lệ người di cư không được hỗ trợ trong mạng lưới này. Tuy nhiên, rõ ràng là Rome đang vướng phải một vấn đề. Đó là mỗi đêm, chúng tôi phát hiện ra hàng chục đến hàng trăm người không tìm được nơi trú ẩn”.

Đi tìm nguyên do

Báo cáo hằng ngày của lực lượng bảo vệ bờ biển Italy (làm nhiệm vụ cứu hộ ở trung tâm Địa Trung Hải) cũng cho thấy số lượng người di cư tăng hơn hẳn trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, chỉ những con số đó thì không thể giải thích được lý do tại sao các nhà chức trách Italy lại phải đấu tranh để đối phó với tình hình này. Với một nước 60 triệu dân, thì con số 170.000 người di cư – hầu hết đều đang tìm kiếm một nơi khác ở châu Âu – sẽ không phải là một gánh nặng khó gánh.

Có hai lý do khác cần được xem xét. Thứ nhất, sự phân bố dân tị nạn và người di cư trải khắp cả nước cho đến nay chưa đồng đều. Ông Mario Morcone, Trưởng bộ phận về quyền tự do và xuất nhập cảnh thuộc Bộ Nội vụ Italy, cho biết chỉ 2.600 trong số 8.000 thị trấn của Italy chịu chấp nhận giữ người tị nạn. “Điều này đã dẫn đến một tình trạng chắp vá”, ông Morcone tuyên bố như vậy trong một phiên điều trần cuối tháng 10/2016.

Bộ Nội vụ Italy gần đây đã đưa ra một kế hoạch hợp tác mới với Hiệp hội quốc gia các thành phố của Italy (ANCI) nhằm mục đích khiến các thành phố “vắng bóng dân di cư” chịu chấp nhận họ. Kế hoạch này vẫn sẽ được triển khai và sẽ áp đặt mức phân chia cho 1.000 người dân thì sẽ chấp nhận 3 người di cư hoặc người tị nạn. Từ đó, ở những thành phố lớn như Rome và Milan, con số trung bình sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 2 người di cư trên 1.000 người dân.

Lý do quan trọng thứ hai chính là bất cứ kì vọng nào đặt vào đề án di dời của Liên minh châu Âu (EU) cho đến nay đều gây thất vọng. Kế hoạch này cho phép người tị nạn được chuyển giao một cách hợp pháp, dưới sự bảo vệ nhân quyền, từ nước họ đặt chân đầu tiên đến nước EU họ chuyển sang sau đó. Ủy ban châu Âu đã phê duyệt đề án này hồi tháng 9/2015, với mục tiêu nhằm giảm bớt áp lực cho các nước Italy, Hy Lạp và Hungary bằng việc di chuyển 160.000 người trong 2 năm tiếp theo. Dù vậy, Bộ Nội vụ Italy đã không cung cấp ngay thông tin về tình hình chuyển giao mới nhất. Bằng chứng là, UNHCR đã báo cáo vào ngày 14/12 rằng tính đến tuần trước, có 2.032 người di dời khỏi Italy. Trong khi đó, báo cáo ngày 8/12 của Ủy ban châu Âu cho biết con số đó là 1.950 người.

italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Pháp hối thúc Anh tiếp nhận 1.500 trẻ vị thành niên từ Calais

Ngày 29/10, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hối thúc Anh tiếp nhận 1.500 trẻ vị thành niên không có người thân đi từ các khu ...

italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Hàng nghìn người đổ về Paris sau khi lán trại tại Calais bị dỡ bỏ

Dọc các đại lộ đông đúc và gần một con kênh nằm ở Đông Bắc Paris, hằng trăm lều trại đã được người di cư ...

italy diem nong chau au ve nguoi ti nan Lại chuyện tị nạn và khủng bố ở Đức

Châu Âu những tháng cuối năm 2016 bộn bề bao nhiêu chuyện “lớn”. Nước Đức cũng không hề yên ổn và tràn ngập những thông ...

Duy Phương (theo THX)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động