TIN LIÊN QUAN | |
Israel sát nhập bờ Tây Palestine: Nước đi mạo hiểm | |
Căng thẳng tại Bờ Tây: Palestine tố cáo 'tội ác chiến tranh', dọa rút công nhận Israel |
Quốc tế nỗ lực ngăn chặn kế hoạch 'thôn tính tham vọng' của Israel đối với khu vực Bờ Tây. (Nguồn: Jewish Ledger) |
Các quốc gia và tổ chức quốc tế đang dẫn đầu nỗ lực ngoại giao này là Liên hợp quốc (LHQ), Đức với sự ủng hộ của gần như tất cả các thành viên EU (trừ Hungary) và các nước thuộc Liên đoàn Arab, đặc biệt là Jordan và Ai Cập.
Đức, được coi là một trong những quốc gia ủng hộ hàng đầu của Israel tại các tổ chức quốc tế và là người “gác cổng” luật pháp quốc tế nhưng đã kiên quyết phản đối các bước đơn phương sáp nhập Bờ Tây.
Theo kế hoạch của Thủ tướng Netanyahu, việc sáp nhập sẽ bắt đầu từ ngày 1/7. Đúng vào thời điểm này, Đức sẽ tiếp quản vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU và đảm nhận chức Chủ tịch tháng 7 của Hội đồng Bảo an LHQ. Vai trò kép này sẽ yêu cầu Đức phải quyết định giữa việc lựa chọn luật pháp quốc tế và các nghị quyết của LHQ hay giữ cam kết lịch sử ủng hộ Israel.
Vào cuối tháng 5, Đức và Chính quyền Palestine đã ban hành một tuyên bố chung nói rằng, việc sáp nhập lãnh thổ ở Bờ Tây (và Đông Jerusalem) vi phạm luật pháp quốc tế và phá hoại triển vọng của một giải pháp hai nhà nước; nhấn mạnh cam kết đối với một giải pháp dựa trên đường biên giới trước năm 1967 và ủng hộ một thỏa thuận chung giữa Israel và Palestine dựa trên các nghị quyết của LHQ.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas sẽ có chuyến thăm đến Israel và Jordan trong tuần này, được cho là để cảnh báo Israel chống lại các kế hoạch thôn tính, không nên đặt Đức vào tình thế khó xử. Trong chuyến thăm, dự kiến vào thứ 4, Ngoại trưởng Đức sẽ gặp người đồng cấp và các quan chức cấp cao của Israel, sau đó có cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo Palestine và tiếp tục tới Jordan để thảo luận các vấn đề tượng tự.
LHQ cũng đang cố gắng nối lại vai trò trung gian hòa giải của Nhóm Bộ tứ về Trung Đông gồm Mỹ, Nga, LHQ và EU nhằm giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine. Trong những năm gần đây, tiến trình hòa bình bị bế tắc nên sự tham gia của nhóm Bộ tứ đã suy yếu dần.
Tuy nhiên, cũng giống quan điểm của Đức và các nhà ngoại giao khác, tất cả đều muốn trì hoãn kế hoạch thôn tính của Israel càng dài càng tốt. Các quan chức Nga cho biết, về mặt lý thuyết, họ sẽ sẵn sàng hợp tác về sáng kiến quốc tế này và thực chất các cuộc đàm phán đã diễn ra trong những tuần gần đây nhưng chưa thực sự thành công.
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng từng nói với Thủ tướng Netanyahu rằng, việc phá hoại sự ổn định khu vực vào thời điểm hiện nay, trong đại dịch Covid-19, là một hành động “vô trách nhiệm”.
Các quan chức EU đang xem xét các biện pháp trừng phạt không cần sự đồng thuận của 27 quốc gia thành viên để ngăn cản Israel tiến hành sáp nhập, có thể bao gồm việc không cho phép Israel tham gia vào các thỏa thuận hợp tác, tạm dừng các khoản tài trợ cho nghiên cứu và giáo dục đại học của Israel, sẽ gây thiệt hại lớn cho các tổ chức của Israel và các nhà nghiên cứu...
Các lệnh trừng phạt cũng đang được xem xét ở mức độ quan hệ trực tiếp giữa Israel và các quốc gia, nhưng không có quốc gia nào đặc biệt mong muốn đi theo con đường như vậy, nếu có giải pháp thay thế.
Một số nhà ngoại giao nói rằng, việc sáp nhập sẽ ngay lập tức kích hoạt các tuyên bố và nghị quyết chống lại động thái này tại LHQ, EU và Liên đoàn Arab. Ngoại trừ Mỹ, không nhiều quốc gia sẽ công nhận cuộc sáp nhật đơn phương này, cũng giống như khi Washington công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan và Jerusalem là Thủ đô của Israel.
Các nhà ngoại giao cho biết, tác hại thực sự đối với Israel sẽ không chỉ là các biện pháp trừng phạt cụ thể, mà còn là việc gia hạn giám sát quốc tế đối với các khu định cư. Hiện nay, LHQ và EU vẫn đang phân biệt giữa Israel và các khu định cư, cho phép hợp tác với Israel trong một loạt các lĩnh vực và loại trừ việc áp dụng các thỏa thuận cho các khu định cư.
Theo các nguồn tin khác, Chính quyền Palestine đang thúc đẩy nỗ lực đưa vấn đề này ra Đại hội đồng LHQ, yêu cầu ra Nghị quyết lên án kế hoạch sáp nhập Bờ Tây và Thung lũng Jordan của Israel. Mặc dù hiện tại, Đại hội đồng LHQ vẫn chưa được triệu tập do đại dịch Covid-19 nhưng việc bỏ phiếu có thể vẫn được diễn ra và chắc chắn, vấn đề này sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số thành viên LHQ. Tuy nhiên, nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc.
Về phần mình, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo khu định cư hôm 7/6, Thủ tướng Netanyahu tiếp tục khẳng định sẽ tiến hành sáp nhập Bờ Tây vào ngày 1/7 tới, nhưng thừa nhận việc sáp nhập các vùng đất khác theo Kế hoạch của Tổng thống Trump sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Điều này có nghĩa, ban đầu, Chính phủ Israel sẽ sáp nhập khoảng 3% lãnh thổ Bờ Tây, bao gồm 132 khu định cư, nơi có khoảng 450.000 người Israel; phần còn lại của khoảng 30% theo Kế hoạch hòa bình sẽ được sáp nhập vào giai đoạn sau, khi ủy ban xác lập bản đồ chung giữa Mỹ và Israel kết thúc.
| Tòa án Tối cao Israel tuyên bố hủy dự luật liên quan đến Bờ Tây, nội bộ liên minh cầm quyền 'lục đục' TGVN. Tòa án tối cao Israel ngày 9/6 đã hủy bỏ dự luật Quy định định cư, được xem là “trái với hiến pháp” của ... |
| Iran kêu gọi các quốc gia Hồi giáo đoàn kết chống Israel TGVN. Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Baqer Qalibaf ngày 30/5 đã kêu gọi các quốc gia Hồi giáo đoàn kết và phối hợp chặt chẽ ... |
| Tam giác Mỹ-Trung-Israel có 'kỳ quặc' như vẻ bề ngoài? TGVN. Những gì diễn ra trong tam giác quan hệ Mỹ-Trung-Israel đều không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà đều là tính toán ... |