Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc:

Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung
Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc định hình tầm nhìn, nguyên tắc hợp tác và những định hướng trọng tâm của Seoul ở khu vực trong tương lai gần và mở ra những triển vọng mới cho hợp tác đối với khu vực này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vào ngày 28/12/2022, Hàn Quốc đã ban hành “Chiến lược cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng”, bản chiến lược chính thức đầu tiên của Seoul đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Động thái này cho thấy một sự thay đổi mang tính quyết định trong tầm nhìn chính trị của chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol khi từ bỏ cách tiếp cận thận trọng với khu vực của chính quyền tiền nhiệm. Mối quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi từ xu hướng điều chỉnh chiến lược của Hàn Quốc và Việt Nam đang có cơ hội để trở thành đối tác then chốt hàng đầu của Hàn Quốc ở khu vực trong bối cảnh chiến lược mới.
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc. (Nguồn: Ankasam)
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho thấy một sự thay đổi trong quan điểm đối ngoại của chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol. (Nguồn: Ankasam)

3 nguyên tắc và 9 nỗ lực cốt lõi

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc, gói gọn trong 44 trang, nêu lên tầm nhìn, nguyên tắc hợp tác và các nỗ lực cốt lõi (CLE) mà Hàn Quốc sẽ hướng đến ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tầm nhìn xuyên suốt của những nhà hoạch định chiến lược khẳng định sự ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng. Theo đó, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy các giá trị cốt lõi là tự do, dân chủ, luật pháp và nhân quyền, đồng thời ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ bằng sự đoàn kết với các quốc gia cùng chia sẻ các giá trị này. Hàn Quốc cũng sẽ đóng một vai trò tích cực hơn trong phòng ngừa tranh chấp và xung đột vũ trang thông qua việc thiết lập quy tắc và thúc đẩy các giải pháp hoà bình cho các tranh chấp. Để đẩy mạnh sự thịnh vượng tại khu vực, Seoul cam kết đóng góp vào việc xây dựng một trật tự kinh tế cởi mở và công bằng, nâng cao khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và thúc đẩy một hệ sinh thái kinh tế và công nghệ hợp tác và toàn diện.

Ba nguyên tắc trong hợp tác với các quốc gia tại khu vực của Hàn Quốc được nhấn mạnh trong Chiến lược là: Tính bao trùm, nghĩa là chiến lược này không nhắm đến hoặc loại trừ bất kỳ một quốc gia cụ thể nào; Tính tin cậy, nghĩa là các quan hệ đối tác phải dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau; và Tính có đi có lại, nghĩa là sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Tài liệu cũng xác định 9 nỗ lực cốt lõi mà Hàn Quốc hướng đến tại khu vực, bao gồm: Xây dựng trật tự khu vực dựa trên các chuẩn mực và quy tắc; Hợp tác để thúc đẩy pháp quyền và nhân quyền; Tăng cường các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố trên toàn khu vực; Mở rộng hợp tác an ninh toàn diện; Xây dựng mạng lưới an ninh kinh tế; Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số; Dẫn đầu hợp tác khu vực về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng; Tham gia vào “ngoại giao đóng góp” thông qua quan hệ đối tác hợp tác phát triển phù hợp; và Thúc đẩy sự hiểu biết và trao đổi lẫn nhau.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc được công bố cho thấy một sự thay đổi trong quan điểm đối ngoại của chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Yoon Suk Yeol so với người tiền nhiệm Moon Jae In. Ông Yoon khi còn là ứng cử viên tổng thống đã tuyên bố rằng Hàn Quốc sẽ phải đảm nhiệm một vai trò khu vực và quốc tế lớn hơn thay vì thụ động thích nghi và phản ứng với môi trường quốc tế đang thay đổi[1]. Với mong muốn trở thành một quốc gia đóng vai trò “then chốt toàn cầu” (global pivotal state), Hàn Quốc sẽ phải nhìn vượt ra khỏi phạm vi Bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á, để tham gia nhiều hơn vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và khẳng định dấu ấn của mình ở cấp độ toàn cầu.

Để thực hiện tuyên bố này, ngay sau khi nhậm chức, chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol đã quyết định nâng cấp liên minh Mỹ-Hàn thành “Liên minh chiến lược toàn diện toàn cầu”[2]. Chính quyền mới cũng đã cải thiện quan hệ với Nhật Bản, tham gia nhiều hơn với NATO và tham dự vào các sáng kiến ​​khu vực do Mỹ lãnh đạo như Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) và nhóm Chip 4 gồm các cường quốc bán dẫn của thế giới.

Việc sử dụng khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vẫn bị Hàn Quốc né tránh trong giai đoạn chính quyền Tổng thống Moon Jae In (2017-2022) vì nó liên quan đến những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc, nhưng từ tháng 5/2022, chính quyền mới đã lên kế hoạch để xây dựng bản chiến lược đầu tiên với khu vực này. Tổng thống Yoon chính thức tiết lộ về chiến lược với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN tháng 11/2022. Bản chiến lược có thể được ví như mảnh ghép quan trọng cuối cùng để hoàn thiện chính sách ngoại giao mang dấu ấn của chính quyền mới.

Sự thay đổi chiến lược của Hàn Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi quan điểm chính trị của Tổng thống Yoon và ê kíp của ông. Tuy nhiên, đây cũng là sự định hình một chiến lược mang tính dài hạn về những gì Seoul sẽ theo đuổi trong những thập kỷ tới. Động lực quan trọng của Chiến lược chính là sự phụ thuộc ngày càng lớn của Hàn Quốc vào thương mại với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Như trong Chiến lược đã thừa nhận, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chiếm khoảng 70% trong tổng thương mại của nước này, 2/3 đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc đang hướng đến khu vực và đặc biệt 64% lượng dầu thô nhập khẩu và 46% nguồn cung khí đốt tự nhiên cho nước này đi qua Biển Đông[3]. Khi mà lợi ích của Seoul gắn ngày càng chặt chẽ với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thì mong muốn duy trì trật tự địa chính trị thuận lợi trong khu vực là tối quan trọng. Đã đến thời điểm mà Hàn Quốc cần phát huy vai trò xây dựng trật tự quốc tế tích cực hơn, từ bỏ sự “do dự chiến lược” trước đó, ngay cả khi có thể đó là một sự ảnh hưởng xấu đến quan hệ của Hàn Quốc với đối tác thương mại lớn nhất của nước này là Trung Quốc.

Gia tăng cam kết hợp tác

Với những nội dung đó, Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc sẽ tạo điều kiện và khung khổ cho sự hợp tác tích cực và rõ ràng hơn của nước này với các quốc gia khác trong khu vực, từ vấn đề chuỗi cung ứng, an ninh mạng, kinh tế kỹ thuật số cho đến không phổ biến hạt nhân, chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu, y tế và nhiều vấn đề quan trọng khác. Sự tham gia này trên thực tế đã được Seoul cam kết trong Chính sách hướng Nam trước đây. Tuy nhiên, khác biệt bây giờ nằm ở chỗ khi Hàn Quốc có một chiến lược thực sự với khu vực, thì những cam kết sẽ trở nên thuyết phục hơn rất nhiều và mức độ hợp tác được kỳ vọng sẽ gia tăng tương xứng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Trại David, bang Maryland, ngày 18/8. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Trại David, bang Maryland, ngày 18/8. (Nguồn: Reuters)

Những cam kết và thái độ rõ ràng hơn của Hàn Quốc cũng đã được thể hiện liên quan đến việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ và giải quyết những vấn đề gây tranh chấp tại Biển Hoa Đông, Biển Đông và cả ở eo biển Đài Loan. Chính quyền của Tổng thống Yoon rất kiên quyết trong việc phản đối những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, điều này thể hiện rất rõ tại Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 11/2022 tại Campuchia cũng như tại Hội nghị ba bên Mỹ-Nhật-Hàn tổ chức lần đầu tiên vào tháng 8/2023.

Thực tế này phản ánh tầm nhìn của Hàn Quốc rằng việc gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định tại khu vực liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Seoul. Sự tham gia tích cực hơn của Hàn Quốc vào các vấn đề này sẽ đóng góp vào các nỗ lực chung để xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hoà bình và ổn định. Đặc biệt, nó sẽ mang lại các hiệu quả tích cực trong các mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và các quốc gia cùng chia sẻ mong muốn này tại khu vực.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc dù hướng tới những liên kết chặt chẽ hơn với chiến lược của Mỹ, nhưng cũng không loại trừ các cơ hội hợp tác với Trung Quốc. Bản chiến lược này nhìn nhận Trung Quốc là “đối tác quan trọng để đạt được thịnh vượng và hòa bình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Sự gần gũi về mặt địa lý và sức nặng của mối quan hệ kinh tế vẫn là yếu tố gắn kết hai quốc gia lớn ở Đông Bắc Á này. Hơn nữa, nhiều vấn đề chiến lược mà Hàn Quốc cần đến sự hợp tác của Trung Quốc như thương mại, biến đổi khí hậu, y tế công cộng và đặc biệt là chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Hàn Quốc mong muốn thúc đẩy đồng thời cả những cơ chế phối hợp tại khu vực có sự tham gia của Trung Quốc như Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Trung-Nhật vốn đã bị ngừng lại những năm gần đây.

Thông điệp mà chính phủ Hàn Quốc gửi đi, đó là “các quốc gia đại diện cho các hệ thống chính trị đa dạng tại khu vực có thể cùng nhau tiến lên một cách hòa bình thông qua cạnh tranh và hợp tác dựa trên các quy tắc”, và Hàn Quốc sẽ hợp tác với tất cả các quốc gia miễn là họ tuân thủ các quy tắc hiện hành, chuẩn mực quốc tế và các giá trị phổ quát.

Chương trình nghị sự của Tổng thống Hàn Quốc tại Đông Nam Á

Chương trình nghị sự của Tổng thống Hàn Quốc tại Đông Nam Á

ASEAN - đối tác then chốt

Mối quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc đã được khởi động từ năm 1989, phát triển nhanh chóng thành quan hệ đối tác toàn diện năm 2004, quan hệ đối tác chiến lược năm 2010 và đang được đề xuất nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong năm tới (năm 2024).

Hàn Quốc và ASEAN đã hợp tác thông qua nhiều cơ chế phối hợp tại khu vực như ASEAN+1, ASEAN+3, RCEP, EAS, ADMM+, ARF, IPEF. Hiện nay, ASEAN là đối tác lớn thứ hai về thương mại, điểm đến thứ hai về FDI và nơi nhận ODA lớn nhất của Hàn Quốc. ASEAN được nhận định có những tiềm năng phát triển rất to lớn và luôn nằm trong trọng tâm chính sách của Hàn Quốc.

Ngày 11/11/2022, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 23, chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol đã công bố “Sáng kiến ​​đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN (KASI)”. Điều này cho thấy nỗ lực của chính quyền mới ở Seoul để tăng cường quan hệ với khối, nêu bật ý định vượt ra ngoài trọng tâm kinh tế để hướng đến xây dựng mối quan hệ chiến lược và toàn diện hơn với ASEAN, phối hợp chặt chẽ trong cả ba trụ cột của ASEAN là Cộng đồng Chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - xã hội.

Để đạt được mục tiêu đó, Hàn Quốc cam kết sẽ tăng gấp đôi mức đóng góp hàng năm cho Quỹ hợp tác ASEAN-Hàn Quốc. Ngoài ra, KASI đề xuất tổ chức một cách thường xuyên hơn các cuộc đối thoại chiến lược giữa các quan chức cấp cao của cả hai bên để thảo luận các vấn đề hòa bình và an ninh khu vực và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc-ASEAN[4]. Phù hợp với Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), Sáng kiến KASI và Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc đều hướng tới mục tiêu về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng[5].

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chuẩn bị chụp ảnh chung gia đình trước Hội nghị cấp cao ASEAN-Hàn Quốc tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 ở Jakarta ngày 6/9/2023. (Ngu
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chuẩn bị chụp ảnh chung gia đình trước Hội nghị cấp cao ASEAN-Hàn Quốc tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 ở Jakarta ngày 6/9/2023. (Nguồn: AFP)

Tầm quan trọng của ASEAN trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc tiếp tục được nhấn mạnh. Chiến lược khẳng định ASEAN là “đối tác then chốt” của Seoul trong hợp tác giải quyết các vấn đề tại khu vực như ngăn ngừa xung đột, gìn giữ hòa bình và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện, bền vững và cân bằng.

Hợp tác của Hàn Quốc với ASEAN sẽ được định hướng theo 8 “hướng nỗ lực cốt lõi” được đề xuất tại KASI, bao gồm: Nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hàn Quốc và củng cố quan hệ song phương với các nước thành viên ASEAN; Tăng cường hợp tác ASEAN-Hàn Quốc trong các cơ chế do ASEAN lãnh đạo; Mở rộng hợp tác an ninh toàn diện ASEAN-Hàn Quốc; Thúc đẩy phối hợp chiến lược ASEAN-Hàn Quốc; Mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực của tương lai và mới nổi vì sự thịnh vượng và phát triển chung; Cùng giải quyết và ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu; Thúc đẩy trao đổi thế hệ tương lai như động lực cho sự thịnh vượng trong tương lai; Tăng cường các nguồn lực hợp tác ASEAN-Hàn Quốc bao gồm việc tăng các Quỹ hợp tác liên quan đến ASEAN và tăng cường ODA cho khu vực.

(còn tiếp)


[1] Yoon Suk Yeol, “South Korea Needs to Step Up: Seoul Must Embrace a More Expansive Role in Asia and Beyond,” Foreign Affairs, 8 February 2022, https://www.foreignaffairs. com/articles/south-korea/2022-02-08/south-korea-needs-step?utm_medium=social (accessed 22 August 2022).

[2] The White House, “U.S.-ROK Leaders’ Joint Statement,” 21 May 2021, https://www.whitehouse.gov/briefing-room/ statements-releases/2021/05/21/u-s-rok-leaders-joint-statement/ (accessed 2 October 2022).

[3] Ministry of Foreign Affairs of ROK, Strategy for a Free, Peaceful, and Prosperous Indo-Pacific Region, 2022-12-28. https://www.mofa.go.kr/eng/brd/m_5676/view.do?seq=322133.

[4] Choe Wongi, The ROK’s Indo-Pacific Strategy under President Yoon: Key Elements and Strategic Implications, IFANS Focus, 14 November 2022, https://www.ifans.go.kr/ (accessed 20 November 2022).

[5] Minister of Foreign Affairs of ROK, Minister of Foreign Affairs Park Jin Discusses Ways to Deepen and Expand ASEAN-Korea Partnership with ASEAN Secretary-General, 2023-06-20. https://overseas.mofa.go.kr/eng/brd/m_5676/view.do?seq=322219.

Hàn Quốc tiết lộ chi tiết chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và kế hoạch ngân sách quốc phòng giai đoạn 2023-2027

Hàn Quốc tiết lộ chi tiết chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và kế hoạch ngân sách quốc phòng giai đoạn 2023-2027

Ngày 28/12, Hàn Quốc thông báo chi tiết chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nước này, trọng tâm gồm thúc đẩy tự do, ...

Điểm tin thế giới sáng 21/9: Nga-Trung Quốc đoàn kết, Vua Charles III thăm Pháp, Mỹ-Trung Á 'thăng hoa'

Điểm tin thế giới sáng 21/9: Nga-Trung Quốc đoàn kết, Vua Charles III thăm Pháp, Mỹ-Trung Á 'thăng hoa'

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/9.

Đến lượt Hàn Quốc gia nhập 'cuộc đua' hợp tác với các đảo quốc Thái Bình Dương

Đến lượt Hàn Quốc gia nhập 'cuộc đua' hợp tác với các đảo quốc Thái Bình Dương

Các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và các đảo quốc Thái Bình Dương đã nhất trí tăng cường hợp tác phát triển và an ...

Triển vọng nào cho Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU?

Triển vọng nào cho Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU?

Vừa qua, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) đã phối hợp với Viện Konrad-Adenauer-Stiftung ...

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn, khởi đầu và hàm ý đằng sau thể chế hợp tác ba bên mới

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn, khởi đầu và hàm ý đằng sau thể chế hợp tác ba bên mới

Sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn lần đầu tiên không đơn thuần mang ý nghĩa thời gian mà quan trọng hơn là khởi đầu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 16/11/2024: Xử Nữ có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 16/11/2024: Xử Nữ có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 16/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/11/2024: Tuổi Ngọ tài lộc nhiều niềm vui

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/11/2024: Tuổi Ngọ tài lộc nhiều niềm vui

Xem tử vi 16/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 16/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Ba nước Đông Nam Á này đã trở thành quốc gia đối tác BRICS...
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật ...
Nga tăng cường tấn công UAV, tuyên bố tiến sâu vào phòng tuyến Ukraine

Nga tăng cường tấn công UAV, tuyên bố tiến sâu vào phòng tuyến Ukraine

Quân đội Nga đã tăng đáng kể tần suất các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ Ukraine.
Tắt quyền trợ năng trên điện thoại có hệ điều hành Android

Tắt quyền trợ năng trên điện thoại có hệ điều hành Android

Muốn tắt quyền trợ năng trên điện thoại Android, đặc biệt là Xiaomi và Oppo? Dưới đây là hướng dẫn tắt quyền trợ năng một cách nhanh chóng và hiệu ...
Nga tăng cường tấn công UAV, tuyên bố tiến sâu vào phòng tuyến Ukraine

Nga tăng cường tấn công UAV, tuyên bố tiến sâu vào phòng tuyến Ukraine

Quân đội Nga đã tăng đáng kể tần suất các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ Ukraine.
Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ukraine tuyên bố sắp tung kế hoạch mới, nói không với vũ khí hạt nhân, Mỹ gấp gáp dốc sạch viện trợ cho Kiev

Ukraine tuyên bố sắp tung kế hoạch mới, nói không với vũ khí hạt nhân, Mỹ gấp gáp dốc sạch viện trợ cho Kiev

Tổng thống Ukraine sẽ trình bày kế hoạch mới bao gồm 10 điểm vào tuần tới, trong đó có các hạng mục về an ninh, năng lượng cũng như vũ khí.
Ngoại trưởng Ukraine gửi thông điệp đến Mỹ, kêu gọi 'hòa bình thông qua sức mạnh'

Ngoại trưởng Ukraine gửi thông điệp đến Mỹ, kêu gọi 'hòa bình thông qua sức mạnh'

Ngoại trưởng Ukraine, ngày 14/11, hy vọng ông Marco Rubio - ứng cử viên cho chiếc ghế Ngoại trưởng Mỹ, sẽ theo đuổi chính sách 'hòa bình thông qua sức mạnh'.
Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Tổng chưởng lý Israel yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu xem xét lại nhiệm kỳ của Bộ trưởng An ninh quốc gia cực hữu Itamar Ben-Gvir.
Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Chương trình Lương thực thế giới ngày 14/11 đã kêu gọi bảo đảm an toàn cho việc vận chuyển viện trợ lương thực đến các bang Bắc Darfur và Nam Kordofan (Sudan).
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Phiên bản di động