Kỷ niệm 60 năm chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên: Hòa bình vẫn... chưa tới!

Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) chấm dứt cách đây đúng 6 thập kỷ. Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến đã được các bên liên quan ký kết, nhằm ngừng mọi hành động thù địch và tìm kiếm nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
CHDCND Triều Tiên diễu binh kỷ niệm 60 năm kết thúc chiến tranh Triều Tiên.

Nhưng, từ đó đến nay, đất nước này vẫn bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc và cũng ngần ấy thời gian, dân tộc Triều Tiên vẫn phải sống trong tình trạng "không có chiến tranh, nhưng cũng chẳng có hòa bình", thậm chí có lúc gay gắt, có nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Chiến tranh Triều Tiên (CTTT) hay "Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc" theo cách gọi của CHDCND Triều Tiên và "Chiến tranh ngày 25/6" theo cách gọi của Hàn Quốc - về bản chất vừa mang dáng dấp của một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc, vừa mang hình thái xung đột vũ trang tầm thế giới, với sự tham dự của hơn 20 nước. Đây cũng là cuộc chiến đầu tiên mà một bên tham gia được đứng dưới danh nghĩa và ngọn cờ của Liên Hợp Quốc (LHQ). Còn về diễn biến, CTTT chỉ chấm dứt trên danh nghĩa. Sau 60 năm, hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh, khi mà các bên liên quan vẫn chưa thể ký kết một Hiệp định hòa bình. Tại sao?

Từ Hiệp định "tạm thời"...

Theo giới học giả, trật tự thế giới hai cực sau Thế chiến II với đặc trưng quan hệ Mỹ-Liên Xô (LX) chuyển từ trạng thái hợp tác sang đối đầu là nguyên nhân cơ bản, quan trọng nhất dẫn đến CTTT.

Ngược dòng lịch sử, bán đảo Triều Tiên nằm dưới ách thống trị của đế quốc Nhật Bản từ năm 1910-1945. Thế chiến II kết thúc, quân Nhật đầu hàng quân đồng minh, LX và Mỹ tiến vào để giải giáp quân Nhật. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Moscow (1945), hai cường quốc này sẽ thực hiện chế độ quân quản trên bán đảo Triều Tiên với thời gian ủy trị 5 năm. LX ở miền Bắc, còn Mỹ ở miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Song Mỹ không tuân thủ thỏa thuận, thúc đẩy tiến hành tổng tuyển cử sớm tại miền Nam năm 1948, dựng lên chính quyền Lý Thừa Vãn, thành lập Đại Hàn Dân quốc ở phía nam. Đáp lại, Bắc Triều Tiên tiến hành bầu cử Quốc hội và thành lập nước CHDCND Triều Tiên (9/1948) do Chủ tịch Kim Nhật Thành đứng đầu. Căng thẳng hai miền ngày một tăng.

Tuy nhiên, bên nào phát động chiến tranh thì cho đến nay vẫn còn tranh cãi. CHDCND Triều Tiên cho rằng, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, quân đội Hàn Quốc bất ngờ tấn công Triều Tiên, buộc Chủ tịch Kim Nhật Thành phải ra lệnh đáp trả. Các tài liệu của Mỹ và Hàn Quốc lại nhìn nhận ngược lại. Trên thực địa, ngày 25/6/1950, quân đội CHDCND Triều Tiên đã vượt vĩ tuyến 38 hướng về Seoul. Với quân số đông và vũ khí mạnh, quân đội Triều Tiên nhanh chóng chiếm Seoul chỉ sau 4 ngày.

Để bảo vệ đồng minh, duy trì ảnh hưởng, lợi ích tại khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược này, Mỹ buộc phải can dự. Dưới sự vận động của Mỹ, HĐBA/LHQ đã liên tiếp thông qua Nghị quyết (NQ) số 82, 83, lên án Triều Tiên "xâm lược" Hàn Quốc, kêu gọi Triều Tiên rút quân, đồng thời cho phép trợ giúp quân sự cho Hàn Quốc. Ngày 7/7/1950, HĐBA tiếp tục thông qua NQ số 84, kêu gọi các nước thành viên LHQ gửi quân tham gia "Đội quân LHQ". LX không thực hiện quyền phủ quyết do tạm thời vắng mặt tại HĐBA để phản đối việc cho phép Đài Loan nắm ghế thường trực trong HĐBA. Tháng 8/1950, LX trở lại HĐBA và phủ quyết mọi NQ liên quan đến can thiệp của quốc tế vào Triều Tiên, nhưng đã muộn. Tháng 11/1950, ĐHĐ/LHQ thông qua NQ "Thống nhất vì hòa bình", nêu rõ quyền ra NQ trước "các hành động vi phạm hòa bình" sẽ thực hiện tại ĐHĐ, trong trường hợp có bên phủ quyết tại HĐBA. Dưới danh nghĩa này, Mỹ đã kéo được hơn 20 nước, trong đó 15 nước gửi quân trực tiếp, số còn lại cung cấp, trợ giúp vũ khí.

Từ đây, diễn biến và tương quan lực lượng trên chiến trường thay đổi lớn. Từ thế bị động, Liên quân do Mỹ đứng đầu tiến hành phản công, vượt vĩ tuyến 38, chiếm Bình Nhưỡng và đẩy quân Triều Tiên về sát sông Áp Lục, giáp ranh Trung Quốc (TQ). Tình huống này buộc TQ phải tung hàng trăm ngàn "quân chí nguyện" sang Triều Tiên. ĐHĐ LHQ lập tức tuyên bố TQ xâm lược Triều Tiên, yêu cầu TQ rút quân về nước. Ngày 27/7/1953, tại làng Bàn Môn Điếm, giới tuyến phân cách hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, các bên liên quan đã ký Hiệp định đình chiến (HĐĐC).

Đến kết cục "nửa vời"

Theo giới nghiên cứu, tuy được soạn thảo theo thể thức của một HĐĐC thông thường có sự soi chiếu theo luật pháp quốc tế, song HĐĐC Triều Tiên lại bị xem là có nhiều hạn chế về tính pháp lý, không ràng buộc được trách nhiệm thực thi của các bên liên quan, vì thế ít có giá trị thực tiễn.

Thông thường, tính pháp lý trước hết được quyết định bởi mục đích chính trị. Nhưng trong HĐ này, mục đích đó không rõ ràng. Ngay từ đầu các bên đã không đề cập đến mục đích chính trị của HĐ. Tại Lời mở đầu, vai trò của HĐ dừng lại ở việc "hướng đến việc ngừng bắn, chấm dứt các hành động thù địch giữa hai phía". Tính chất của HĐ là tạm thời: "chờ cho đến khi đạt được thỏa thuận hòa bình cuối cùng". Đặc biệt, những người soạn thảo nhấn mạnh các nội dung của HĐ chỉ mang "đặc trưng quân sự", trong khi xét dưới góc độ luật pháp quốc tế, HĐĐC là một văn bản pháp lý mang ý nghĩa chính trị nặng hơn quân sự. Điểm mấu chốt nhất trong HĐ là tổ chức hội nghị chính trị. Thế nhưng, Điều 4 của HĐ chỉ đề cập một cách sơ lược là, sau 3 tháng HĐ chính thức có hiệu lực, Tư lệnh quốc phòng hai phía sẽ đề xuất với các Chính phủ của mình tiến hành hội nghị chính trị cấp cao, đàm phán rút quân đội nước ngoài khỏi bán đảo Triều Tiên, giải quyết các bất đồng còn tồn đọng thông qua biện pháp hòa bình.

Ngoài việc bên thực thi HĐ không được đề cập rõ ràng, thì HĐ cũng có rất nhiều điều khoản đề cập đến các khái niệm như "bên liên quan", "Hội nghị chính trị giữa hai phía"... Song không có điều khoản nào giải thích thuật ngữ chỉ rõ đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của HĐ. Cụ thể, HĐ không nêu tên một nước, một tổ chức, một thực thể nào để quy trách nhiệm thực thi của các bên.

Đặc biệt, tính pháp lý được thể hiện yếu nhất khi xét đến chủ thể tham gia ký kết. Thông thường, HĐĐC được ký kết bởi Tư lệnh hay người đứng đầu quân đội của hai phía tham chiến. Trong HĐ này, vấn đề trở nên phức tạp khi khái niệm "hai phía" lại bao gồm “nhiều bên". "Phía Bắc" với Triều Tiên, Trung Quốc, "Phía Nam" ít nhất có Mỹ, Hàn Quốc. Song dường như chỉ CHDCND Triều Tiên là có địa vị pháp lý rõ ràng, khi Đại tướng Nam Il với danh nghĩa Tư lệnh tối cao quân đội Triều Tiên, có đủ thẩm quyền đại diện cho chính quyền miền Bắc. Nhưng việc vị tướng này lấy tư cách Tư lệnh "lực lượng quân chí nguyện TQ" để ký vào bản HĐ lại gây tranh cãi. TQ là một bên liên quan đến cuộc chiến và HĐ. Theo luật pháp quốc tế, bên liên quan được hiểu là các nhà nước, không phải là đại diện các nhóm hay tổ chức quân sự vì gắn với trách nhiệm thực thi HĐ sau này. Còn ở "Phía Nam", Hàn Quốc không kí HĐ là thiếu sót lớn, vì Hàn Quốc đương nhiên là một bên tham chiến. Địa vị pháp lý của Mỹ còn mập mờ hơn cả TQ. Tướng William Harrison thay mặt Bộ Chỉ huy quân đội LHQ ký vào HĐ, có nghĩa ông lấy tư cách người đại diện cho các bên tham chiến đứng về phía Hàn Quốc. Ông William Harrison là tướng người Mỹ, là tư lệnh đội quân LHQ, nhưng không có nghĩa Mỹ là một bên ký kết HĐ.

Nói chung, tính pháp lý yếu đưa đến hệ quả không ràng buộc được trách nhiệm của các bên, nhất là hai phía ký kết đã không trở thành hai bên thực thi. Nhiều học giả nhìn nhận, HĐĐC Triều Tiên vì thế ngay từ đầu đã không có giá trị thực tiễn.

Và khát vọng thống nhất cũng là rào cản

Tất nhiên, sau chiến tranh, các nhà lãnh đạo cả hai miền vẫn có không ít nỗ lực nhằm thống nhất, hoặc chí ít tạo ra sự kết dính giữa hai miền, thậm chí, kể cả khi hai miền Triều Tiên trở thành thành viên LHQ (17/9/1991). Điển hình là trong thể thao, tuy chưa bao giờ thành lập được đội tuyển chung, nhưng đội tuyển hai miền đã diễu hành chung tại lễ khai mạc các kỳ Olympic và Á vận hội... Nhưng khát vọng thống nhất cũng chính là rào cản đối với sự hòa giải thật sự.

Trong bài viết Chiến tranh Triều Tiên: Âm hưởng sau 60 năm mới đây, TS. Đỗ Sơn Hải (Học viện Ngoại giao) nhận định, thời gian và thời thế đổi thay khiến cách người dân hai miền nhìn nhận vấn đề thống nhất cũng biến chuyển. Sự khác biệt về trình độ phát triển giữa hai miền ngày một lớn đã làm nảy sinh tư tưởng "ai thống nhất ai". Những nghi kỵ từ thời chiến tranh vì thế lại có điều kiện trỗi dậy.

Theo tác giả, chính tính chất quốc tế hóa cao độ đã khiến cho tiến trình đàm phán 6 bên (bắt đầu từ năm 2003 và bị ngưng trệ từ cuối năm 2008 đến nay) luôn rơi vào bế tắc. Thậm chí, sự can thiệp quốc tế khiến thật khó phân biệt lý do căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là từ bên ngoài hay chỉ đơn thuần là do quan hệ hai miền. Đặc biệt, chính vì cả hai miền cùng gia nhập LHQ nên buộc họ phải chấp nhận sự can thiệp ngày càng sâu hơn qua những phán quyết của tổ chức toàn cầu này...

Vấn đề hạt nhân là một ví dụ. Do lo sợ chiến tranh ập đến bởi hiệp ước hòa bình chưa được ký kết, nên hai miền buộc phải đầu tư cho quân sự. Và đỉnh điểm chính là lúc CHDCND Triều Tiên tuyên bố có hạt nhân (10/2/2005). Rõ ràng, hiệp định hòa bình phải là điều kiện tiên quyết để có thể đem lại cuộc sống an bình cho dân tộc Triều Tiên. Song hiện tại, để Chiến tranh Triều Tiên thực sự đi vào dĩ vãng lại cần tới ít nhất 2 hiệp ước hòa bình: một giữa hai miền và một giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ. Đối với Mỹ, điều kiện tiên quyết là CHDCND Triều Tiên phải ngừng chương trình hạt nhân, và vì thế, kết cục luôn là bế tắc. Còn với hai miền, hiệp ước chỉ có thể được ký kết khi có thêm được sự đồng thuận của các đồng minh. Đó là chuyện không hề đơn giản.

Tóm lại, vì những lý do trên mà 60 năm đã trôi qua, hòa bình và thống nhất đất nước vẫn là niềm mong mỏi của nhân dân hai miền Nam-Bắc Triều Tiên. Và đến hẹn lại lên, hàng năm người dân hai miền vẫn đều đặn kỷ niệm ngày cuộc chiến kết thúc với một thông điệp như nhau: “Đừng bao giờ để một cuộc chiến tương tự lặp lại”.

Viên Hòa tổng hợp

Đọc thêm

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (25/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Nếu đủ điều kiện tham gia xét tuyển thẳng vào lớp 10, học sinh cần khẩn trương nộp hồ sơ tại trường ngay từ hôm nay (24/4).
Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Các quan chức Mỹ và Philippines tiếp tục quyết định khai thác thêm cơ hội để tăng cường sự hỗ trợ toàn cầu nhằm duy trì luật biển quốc tế.
Bộ GD&ĐT mở hệ thống để thí sinh thực hành đăng ký dự thi trực tuyến

Bộ GD&ĐT mở hệ thống để thí sinh thực hành đăng ký dự thi trực tuyến

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi...
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động