Làm cho “gốc” của “cây ngoại giao” luôn vững chắc

Để công tác nghiên cứu đạt được như kỳ vọng, phải làm thế nào xóa được dòng chữ “Công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình còn hạn chế” vốn xuất hiện phổ biến ở nhiều văn kiện, theo Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan có nói "nghiên cứu ngoại giao là cái gốc của cây ngoại giao". Ở góc độ người làm nghiên cứu, ông nghĩ thế nào về điều này?

Việc chính của ngoại giao là xử lý quan hệ với các đối tác nước ngoài. Mà muốn xử lý tốt quan hệ đó thì phải biết người, biết mình, biết thời thế và biết xử thế. Muốn vậy thì phải nghiên cứu.

Chẳng hạn như mình muốn thiết lập quan hệ với ai thì phải biết họ có lợi ích như thế nào, họ trông đợi gì ở mình, chiến lược của họ ra sao thì từ đó mới có bước đi phù hợp. Tương tự, muốn xử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa mình với người ta thì phải hiểu đằng sau câu chuyện đó là gì.

lam cho goc cua cay ngoai giao luon vung chac
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao.

Việc xây dựng đề án thiết lập quan hệ với các nước hay cách ứng xử với những tranh chấp xảy ra giữa mình với họ… đều cần phải nghiên cứu. Nếu nghiên cứu không sâu thì không thể đưa ra cách xử lý tối ưu được. Đây chính là phần “gốc” như cách nói của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - phải hiểu rất rõ, đánh giá thật đúng.

Tất nhiên, để có đánh giá đúng thì không thể làm trong vài hôm, mà phải là quá trình theo dõi, nghiên cứu có tính chất lịch sử lâu dài, nhìn sự kiện có nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề trong mối quan hệ tổng thể với nhau.

Đơn cử như khi đàm phán với ai đó, nếu muốn đạt kết quả tối ưu thì phải hiểu mình, hiểu họ, hiểu câu chuyện của mình với họ trong thời thế này, để từ đó đưa ra cách ứng xử đúng, mặc cả đúng và tìm được “điểm rơi”.

Trong nhiều năm qua, Học viện Ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu dự báo, tham mưu, hoạch định chính sách đối ngoại cũng như đối sách cho Lãnh đạo Bộ, mở rộng liên kết với các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Những đóng góp cụ thể của Học viện là gì, thưa ông?

Nhiệm vụ quan trọng của công tác nghiên cứu của Học viện, cụ thể là Viện Nghiên cứu chiến lược (thành lập 2008) và Viện Biển Đông (thành lập năm 2012) là cung cấp luận cứ khoa học, phục vụ quá trình hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại và xử lý các động thái đối ngoại. Tám năm qua, Học viện đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng phần đối ngoại trong các văn kiện Đại hội XI và XII; tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, quá trình kiểm điểm 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX và xây dựng Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong quá trình triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Học viện cũng có những đóng góp quan trọng. Các đề tài, chuyên đề nghiên cứu của Học viện góp phần tích cực vào quá trình xây dựng các đề án lớn như đề án phát triển quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Lào, Campuchia; đề án xử lý vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, các nghiên cứu của Học viện góp phần xử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa ta và các đối tác như việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, việc các thế lực lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam…

Song song với công tác nghiên cứu, tám năm qua, Học viện cũng đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao học giả hay còn gọi là ngoại giao kênh hai. Sử dụng mối quan hệ với gần 60 viện nghiên cứu lớn ở khu vực và trên thế giới, hàng năm Học viện tổ chức và tham gia hàng trăm cuộc hội thảo, tọa đàm quốc tế, trao đổi song phương và nhiều bên.  Qua các hoạt động đó, mình giơ ăng-ten để “bắt sóng” các suy nghĩ của họ, từ đó học hỏi họ; thứ hai là trao đổi để họ hiểu mình. Đây cũng chính là câu chuyện biết người biết mình, biết thời thế, từ đấy mới kiến nghị cho Đảng và Nhà nước những bước đi để thực hiện tối ưu lợi ích quốc gia dân tộc của mình.

Riêng về Biển Đông, trong tám năm qua, chúng ta đã tổ chức và tham gia hàng trăm hội thảo, đặc biệt là chuỗi bảy Hội thảo Biển Đông tổ chức ở Việt Nam với sự tham gia của phần lớn các nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông. Mục đích của chúng ta là làm cho dư luận hiểu rõ bản chất của tranh chấp tại đây, lợi ích của các bên, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu mà các bên cần chung tay để bảo vệ lợi ích của chính họ cũng là bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực.

Việc xây dựng và mở rộng quan hệ với các viện nghiên cứu trong và ngoài nước cũng nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và đẩy mạnh ngoại giao kênh hai. Đến nay, Học viện đã “bắt tay” với khoảng 50-60 viện nghiên cứu nước ngoài theo hình thức “quan hệ đối tác”, trong đó có tất cả viện nghiên cứu chiến lược ở các nước ASEAN, các viện nghiên cứu quốc tế lớn ở Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Pháp và các nước khác.

Theo quan điểm của ông, đóng góp của Học viện nói riêng và công tác nghiên cứu, tham mưu chiến lược về đối ngoại nói chung của Bộ đã đáp ứng kỳ vọng của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước?

Để đạt được kỳ vọng của Lãnh đạo thì phải nỗ lực nhiều lắm. Trong tám, chín năm qua, công tác nghiên cứu được Lãnh đạo Bộ quan tâm rất nhiều. Cụ thể, Học viện có hẳn bộ máy riêng (hai viện nghiên cứu), cơ chế cho cán bộ nghiên cứu như chính sách đãi ngộ, luân chuyển hay như quy chế chuyên gia… đều để đẩy mạnh công tác nghiên cứu.

lam cho goc cua cay ngoai giao luon vung chac
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chúc mừng ông Đặng Đình Quý.

Học viện đã tham gia thực hiện nhiều công trình nghiên cứu lớn, trong đó lần đầu tiên Bộ Ngoại giao thực hiện hai đề tài cấp nhà nước ("Xu thế phát triển của cục diện thế giới đến năm 2020 và định hướng chiến lược đối ngoại của Việt Nam" và "Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam"). Nhiều sản phẩm nghiên cứu được lãnh đạo cấp cao đánh giá cao, không ít kiến nghị đã trở thành chính sách.

Công tác nghiên cứu chung của Bộ thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu nhưng so với yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đối ngoại thì còn phải cố gắng rất nhiều. Trong các báo cáo tổng kết 30 năm Đổi mới và văn kiện Đại hội XII của Đảng vẫn còn câu đánh giá “công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình còn hạn chế”. Khi nào trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước không còn cụm từ đó mới gọi là đạt được phần nào kỳ vọng.

Chung quy lại vẫn là vấn đề con người. Việc xây dựng đội ngũ nghiên cứu trong thời gian tới sẽ được triển khai ra sao, thưa ông?

Nguồn nhân lực làm nghiên cứu hiện vẫn còn thiếu và nhiều mặt còn yếu. Trong gần một thập niên qua, Học viện tập trung vào khâu đào tạo, riêng tiến sĩ thì có khoảng 14 người được cử đi đào tạo ở nước ngoài và gần chục người được đào tạo trong nước. Vấn đề là sử dụng nhân lực như thế nào. Trong tương lai, Học viện tập trung theo hướng đào tạo chuyên sâu để có những chuyên gia về các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc..., chuyên gia về các vấn đề pháp lý, lịch sử, an ninh.

Trên thực tế, không phải bất cứ ai quan tâm đến công tác này đều có thể trở thành nhà nghiên cứu. Có rất nhiều người cố gắng suốt đời chỉ là “lều” nghiên cứu thôi. Điều quan trọng là phải có niềm đam mê. Cơ chế chính sách là cần thiết nhưng không phải là số một. Nếu không có đam mê thì sẽ không có đỉnh cao.

Hạnh Diễm

Bài viết cùng chủ đề

Báo Xuân Bính Thân 2016

Đọc thêm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã có sự xác nhận tham gia của hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Trung Đông đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới, sau cuộc tấn công đáp trả của Iran đối với Israel.
XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
Thúc đẩy hợp tác, gia tăng kết nối Việt Nam-Mauritius

Thúc đẩy hợp tác, gia tăng kết nối Việt Nam-Mauritius

Tổng thống Mauritius đề nghị Việt Nam tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước gia tăng kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục visa
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Algeria và Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ chào kết thúc nhiệm kỳ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Algeria và Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ chào kết thúc nhiệm kỳ

Ngày 19/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Algeria Abdelhamid Boubazine và Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Haldun Tekneci chào từ biệt.
Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Nga và Việt Nam có quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hợp tác ưu tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển thành công của Việt Nam.
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược của Việt Nam.
Việt Nam - một trong những ưu tiên của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Việt Nam - một trong những ưu tiên của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đó là khẳng định của Chủ tịch Phái đoàn Ban công tác châu Á và châu Đại Dương của Hội đồng Liên minh châu Âu (COASI).
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Venezuela: Kỳ vọng khơi thông điểm nghẽn, hợp tác kinh tế-đầu tư bứt phá

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Venezuela: Kỳ vọng khơi thông điểm nghẽn, hợp tác kinh tế-đầu tư bứt phá

Trong chuyến thăm, Việt Nam và Venezuela dự kiến ký kết thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như dầu khí, viễn thông, nông nghiệp và xây dựng.
ASEAN cần duy trì những giá trị cốt lõi trong hành trình tới tương lai

ASEAN cần duy trì những giá trị cốt lõi trong hành trình tới tương lai

Đoàn kết và vai trò trung tâm là cách tiếp cận của ASEAN khi giải quyết các vấn đề trong khu vực.
Làm sâu sắc thêm tình đoàn kết hữu nghị vượt trùng dương Việt Nam-Cuba

Làm sâu sắc thêm tình đoàn kết hữu nghị vượt trùng dương Việt Nam-Cuba

Theo Đại sứ Lê Quang Long, chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhằm bày tỏ tình đoàn kết, chia sẻ những thách thức với Cuba.
Phiên bản di động