Nhỏ Bình thường Lớn

Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, 'vị ngọt' của 'cuộc ly hôn' nhiều tổn thất

Dù diễn ra đã lâu nhưng người Anh vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn do Brexit. Chắc chắn sẽ không có kịch bản tái gia nhập nhưng chính phủ mới ở Anh đang nỗ lực để cài đặt lại quan hệ với EU, thông qua những nền tảng hợp tác song phương khởi sắc như quan hệ với Đức.
Anh khởi động quá trình “cài đặt lại” quan hệ với châu Âu
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Đại sứ Anh tại Đức Jill Gallard đi bộ gần Cổng Brandenburg ở Berlin, Đức ngày 27/8. (Nguồn: Reuters)

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 27/8 đã đến Berlin, bắt đầu chuyến thăm Đức trong 2 ngày, với mục tiêu thiết lập lại quan hệ với phần còn lại của châu Âu sau những tổn hại do Brexit gây ra.

Thủ tướng Anh hy vọng một hiệp ước song phương có khả năng đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm sẽ nâng tầm hợp tác quốc phòng hai nước lên đỉnh cao mới cũng như thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng.

Tin liên quan
Tân Ngoại trưởng Anh công du Đức, kêu gọi Tân Ngoại trưởng Anh công du Đức, kêu gọi 'thiết lập lại' quan hệ với các đồng minh châu Âu

Ông Keir Starmer cho rằng nước Anh đứng trước cơ hội ngàn năm có một để thiết lập lại mối quan hệ với châu Âu và phấn đấu vì những quan hệ đối tác chân thành, đầy tham vọng, mang lại lợi ích cho người dân Anh.

Ưu tiên hợp tác quốc phòng để đảm bảo an ninh

Trước đó, ngày 20/8, trang mạng UK in changing Europe có bài viết với nhan đề "Anh khởi động quá trình cài đặt lại quan hệ với châu Âu từ lĩnh vực quốc phòng với Đức” với những lập luận cho rằng, để tiếp cận hợp tác quốc phòng với EU, Anh chỉ có thể đi theo hướng thúc đẩy hợp tác song phương, đặc biệt là Đức.

Lịch trình thăm Ukraine, Pháp, Đức, Estonia, Ba Lan, Estonia trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey vừa qua cho thấy, an ninh châu Âu là một trong những ưu tiên hàng đầu của Công đảng.

Nền tảng của quá trình “cài đặt lại” này với châu Âu là nước Đức. Ngày 24/7, sau gần ba tuần nhậm chức, ông Healey và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã ký “Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Đức và Anh” với nhiều tham vọng.

Tuyên bố chung nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine và môi trường chiến lược đang xấu đi của châu Âu. Đồng thời Mỹ có khả năng xoay trục từ châu Âu-Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Anh và Đức (đều là đồng minh NATO và là những nước chi tiêu quốc phòng lớn nhất Tây Âu) đang tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng trước khả năng Mỹ sẽ cắt giảm hỗ trợ quân sự cho Ukraine nếu cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào đầu năm sau.

Theo các quan chức, quan hệ đối tác quốc phòng Anh-Đức có thể giống với Hiệp ước Lancaster House giữa Anh và Pháp được nhất trí vào năm 2010, với cam kết thành lập lực lượng chung, chia sẻ thiết bị và các trung tâm nghiên cứu tên lửa hạt nhân.

Văn phòng Thủ tướng Starmer kỳ vọng, chính phủ Anh và Đức sẽ tiếp tục đàm phán trong 6 tháng tới với mục tiêu hoàn tất thỏa thuận vào đầu năm 2025. Thỏa thuận nhằm mục đích "thúc đẩy kinh doanh và thương mại, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, tăng cường hành động chung về vấn đề di cư bất hợp pháp".

Hợp tác Anh-Đức sẽ đóng góp vào khả năng răn đe và phòng thủ của châu Âu, không chỉ ở sườn phía Đông NATO mà còn ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương rộng lớn hơn.

EU đặt mục tiêu biến ngành công nghiệp quốc phòng trở thành một trong những ưu tiên của Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên, EU khó có tiềm lực để theo đuổi mục tiêu này lâu dài. Trong khi đó, Anh không thể can dự vào EU bởi còn nhiều vướng mắc liên quan đến quyền tiếp cận, sở hữu trí tuệ. Phương án khả thi nhất là London nên cố gắng duy trì hợp tác song phương, tương thích với các kế hoạch cho mối quan hệ an ninh EU-Anh.

Đức sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 9/2025 và rất có thể sẽ có sự thay đổi chính phủ. Anh cần thúc đẩy một thỏa thuận chính thức hơn, sâu sắc hơn vào mùa Xuân năm 2025, trước khi chiến dịch bầu cử bắt đầu. Chuyến thăm Đức lần này của tân Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Berlin rõ ràng là để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó.

Xây dựng lại lòng tin bị tổn thất

Thủ tướng Anh vừa qua đã khẳng định cam kết sẽ xây dựng lại lòng tin với các đồng minh châu Âu vốn đã bị tổn hại do Brexit. Ông loại trừ khả năng tái gia nhập thị trường chung châu Âu, liên minh thuế quan hoặc quyền tự do đi lại, để tránh mở lại vấn đề vẫn còn gây nhức nhối giữa các chính trị gia Anh và công chúng.

Tuy vậy, ông muốn đàm phán một hiệp ước an ninh mới với khối này và một thỏa thuận thú y để nới lỏng kiểm tra biên giới đối với thực phẩm nông nghiệp, cũng như một thỏa thuận thương mại được cải thiện.

Đây là bước đi đầu tiên nhằm cụ thể hoá chủ trương xích lại gần hơn với châu Âu, nhất là với các đồng minh chủ chốt như Đức của tân chính phủ Anh và Công đảng.

Trước đó, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã từng tiết lộ chính quyền mới sẽ thực hiện 3 ưu tiên trong chính sách đối ngoại, đó là: thúc đẩy hợp tác với châu Âu, thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu và mở rộng ảnh hưởng ở Nam bán cầu.

Không chỉ với châu Âu, chính phủ Anh cũng thúc đẩy quan hệ với các đồng minh và đối tác ngoài khu vực.

Trong cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Anh Keir Starmer với Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định mối quan hệ song phương đặc biệt và tầm quan trọng của việc cùng nhau hợp tác. Tổng thống Biden bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Starmer đối với một loạt vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo còn tái khẳng định việc duy trì sự ủng hộ đối với Ukraine.

Ngoài ra, tân Thủ tướng Anh cũng cam kết thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ và Nhật Bản. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 7, hai nhà lãnh đạo nhất trí nỗ lực hướng tới mục tiêu sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. Hai nhà lãnh đạo Anh và Ấn Độ nhắc lại mối quan hệ lịch sử giữa hai nước, đồng thời tái khẳng định thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện song phương.

Cùng thời điểm tháng 7, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Starmer, Thủ tướng Kishida Fumio nhấn mạnh Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Anh duy trì và củng cố một trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên pháp trị, trong bối cảnh môi trường an ninh toàn cầu phức tạp hơn.

Hai nhà lãnh đạo cũng xác nhận rằng, Nhật Bản và Anh sẽ tiếp tục một dự án chung với Italy để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo.

Trong bài phát biểu đầu tiên tại Phố Downing, Thủ tướng Keir Starmer nói rõ, người dân Anh đã bỏ phiếu cho sự thay đổi, cho sự đổi mới đất nước và đưa chính trị trở lại phục vụ công chúng.

Ông cam kết chính phủ của Công đảng sẽ "hành động thay vì lời nói" để đạt được những thay đổi trên và rằng người dân Anh sẽ được phục vụ với sự tôn trọng. Hy vọng, việc chính phủ mới ở Anh cài đặt lại quan hệ với EU sẽ mang đến "làn gió mới" cho sự phát triển của Anh nói riêng, châu Âu nói chung.

Mỹ quyết tâm tăng cường quan hệ với 2 đồng minh chủ chốt ở châu Á

Mỹ quyết tâm tăng cường quan hệ với 2 đồng minh chủ chốt ở châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 17/3 đã tới Hàn Quốc, đánh dấu chặng dừng chân đầu tiên trong khuôn khổ chuyến công du châu ...

Nga sản xuất đạn pháo nhiều gấp 3 lần so với Mỹ và châu Âu cộng lại

Nga sản xuất đạn pháo nhiều gấp 3 lần so với Mỹ và châu Âu cộng lại

Ngày 21/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho hay sản lượng đạn pháo tăng gần 2,5 lần và sản lượng linh kiện pháo ...

Iran nối lại quan hệ ngoại giao với một nước Tây Phi sau gần 14 năm cắt đứt quan hệ

Iran nối lại quan hệ ngoại giao với một nước Tây Phi sau gần 14 năm cắt đứt quan hệ

Ngày 29/7, Bộ Ngoại giao Iran thông báo, nước Cộng hòa Hồi giáo đã nối lại quan hệ ngoại giao với Gambia, gần 14 năm ...

Italy-Trung Quốc: Khởi động lại quan hệ

Italy-Trung Quốc: Khởi động lại quan hệ

Chuyến thăm kéo dài năm ngày của Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tới Trung Quốc kết thúc ngày 31/7 được cho là đã “làm rõ ...

Sẽ ra sao nếu Ukraine 'đặt dấu chấm hết' cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?

Sẽ ra sao nếu Ukraine 'đặt dấu chấm hết' cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?

Bất chấp "cơn mưa" trừng phạt đổ bộ tới Nga, đất nước này vẫn đang bơm khí đốt tự nhiên sang châu Âu thông qua ...

(theo AP, UK in changing Europe)