TIN LIÊN QUAN | |
Nga tiếp tục không kích mục tiêu IS tại Syria | |
Triển vọng của một giải pháp dài hạn cho vấn đề Syria |
Đây sẽ là 2 vấn đề trọng tâm trong 4 nội dung được thảo luận từ suốt 8 vòng đàm phán gần đây tại Geneva. Ông Ramzi nhận định tiến trình chính trị tại Syria rất khó khăn và phức tạp, song khẳng định LHQ đang xây dựng chiến lược theo cách tiếp cận từng bước để giải quyết vấn đề.
Cùng ngày, Đặc phái viên LHQ về Syria, Staffan de Mistura cho biết sẽ chính thức mời phái đoàn của nhóm đối lập Syria tới Geneva để tham gia hòa đàm vào ngày 28/11 tới. Phái đoàn Syria lần này gồm 36 thành viên do bác sĩ tim mạch Nasr al-Hariri - người từng tham dự các cuộc hòa đàm trước đây, dẫn đầu. Thông cáo của ông De Mistura nhấn mạnh phe đối lập sẽ được thông báo tới dự hòa đàm mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào và việc triển khai các nghị quyết của LHQ sẽ là điểm tham chiếu duy nhất cho tiến trình thương lượng.
Đặc phái viên của LHQ về vấn đề Syria Staffan de Mistura. (Nguồn: Reuters) |
Trong khi đó, phát biểu từ Riyadh, bác sĩ al-Hariri cho rằng các cuộc thảo luận trực tiếp phải đạt được một mục tiêu cụ thể đó là chuyển tiếp chính trị và rằng mọi chủ đề đều phải được thảo luận, kể cả tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Các nhóm đối lập Syria cũng đã nhất trí về việc thành lập một phái đoàn tới tham gia đàm phán và đây là lần đầu tiên các nhóm đối lập chính trị Syria làm được điều này.
Cùng ngày, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã điện đàm với người đồng cấp Syria Bashar al-Assad, trong đó ông khẳng định hội nghị 3 bên giữa Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại khu nghỉ dưỡng Sochi của Nga vừa qua là "một bước đi đúng đắn vào một thời điểm thích hợp" đối với tương lai của Syria.
Đài IRIB dẫn lời Tổng thống Rouhani nhấn mạnh: “Iran sẽ sát cánh cùng nhân dân và Chính phủ Syria trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Tehran sẵn sàng đóng một vai trò tích cực trong việc tái thiết Syria”. Theo nhà lãnh đạo này, một đại hội dân tộc nhằm tổ chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa chính phủ và phe đối lập Syria có thể là “một bước đi tiến tới ổn định và an ninh" của quốc gia bị chiến tranh tàn phá này”.
Hôm 22/11 vừa qua, lãnh đạo 3 nước Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ra tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh nói trên, trong đó xác định những lĩnh vực ưu tiên hợp tác về vấn đề Syria. Các nhà lãnh đạo kêu gọi Chính phủ Syria và phe đối lập ôn hòa “tham gia mang tính xây dựng” vào đại hội đối thoại dân tộc, dự kiến sẽ được tổ chức ở Sochi trong thời gian tới.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 25/11 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm thảo luận về tình Syria. Hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức một cuộc bầu cử công bằng và độc lập tại Syria, đồng thời khẳng định cần phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria cũng như các khu vực cần được bảo vệ trước các tổ chức khủng bố khác sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị đánh bại.
Syria và Nga thảo luận chấm dứt xung đột ở Syria Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Nga, đêm 20/11, Tổng thống Syria Bashar Al Assad hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ... |
LHQ kêu gọi các bên ngừng gây thương vong dân thường Syria Trong một tuyên bố ngày 19/11, điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc tại Syria, ông Ali Al-Zaatari kêu gọi các bên tham ... |
Israel quan ngại sự can thiệp của Iran vào Syria Ngày 12/11, Israel đã đưa ra tín hiệu về khả năng duy trì các nỗ lực chống lại những hành động xâm chiếm của các ... |