Lịch sử bầu cử Mỹ 20 năm trước liệu có lặp lại?

Hoài Minh
TGVN. 20 năm trước, truyền thông Mỹ đã sớm đưa tin ông Al Gore thắng cử và trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Kết quả sau đó thì ai cũng biết, ông George W. Bush mới đích thực là Tổng thống Mỹ thứ 43.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lịch sử bầu cử Mỹ 20 năm trước liệu có lặp lại?
Cuộc bầu cử Mỹ 20 năm trước giữa hai ứng viên George W. Bush của đảng Cộng hòa và Al Gore của đảng Dân chủ trên trang đầu của tờ Time. (Nguồn: Time)

Cách đây đúng 20 năm, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/2000, giữa hai ứng viên George W. Bush của đảng Cộng hòa và Al Gore của đảng Dân chủ (ông Al Gore khi đó là đương kim Phó tổng thống Mỹ). Phải mất 37 ngày và nhiều vụ kiện lên Tòa án Tối cao Mỹ liên quan số lượng phiếu, ông George W. Bush mới chính thức đánh bại ông Al Gore và trở thành Tổng thống Mỹ thứ 43.

Vụ bê bối trong lịch sử bầu cử nước Mỹ

Tại bang Florida - điểm bỏ phiếu có tính quyết định vào năm đó, sau khi đóng thùng phiếu cuối cùng, truyền thông Mỹ “nhanh nhảu” đồng loạt tuyên bố ứng viên Dân chủ Al Gore dễ dàng thắng ở bang này. Nhưng mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Quá trình kiểm phiếu kéo dài đến đêm bắt đầu có sự thay đổi, giới truyền thông nhận ra mình "hớ” khi phiếu bầu của ông Bush tăng lên nhanh chóng. Đến sáng hôm sau, ông Bush đã dẫn trước đối thủ vài nghìn phiếu.

Cuộc bầu cử Al Gore - George W. Bush năm 2000 đến nay vẫn bị coi là nhiều bê bối tệ hại nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ.

Vào 20h ngày 7/11/2000, cả 6 đài lớn của Mỹ (CNN, NBC, Fox, CBS, ABC và MSNBC), dựa trên thăm dò sau bầu cử, đều tuyên bố Al Gore thắng ở Florida và thắng chung cuộc. Nhưng đến 10 giờ tối, khi kết quả kiểm phiếu thực đã có, các đài vội vàng rút lại dự đoán và chạy tin Florida chưa xác định được người thắng.

2h30 sáng hôm sau, khi 85% số phiếu được kiểm ở Florida cho thấy, ông Bush dẫn trước ông Gore khoảng hơn 100.000 phiếu thì các đài chính thức tuyên bố "ông Bush chiến thắng". Ông Al Gore đã gọi điện chấp nhận thua cuộc.

Nhưng bất ngờ lại xảy ra, các phiếu kiểm sau đó đều ở các hạt có đông người ủng hộ phe Dân chủ, nên ông Gore lại thu hẹp khoảng cách với ông Bush. Tới 4h30 sáng, khoảng cách giữa hai ứng cử viên chỉ còn 2.000 phiếu, các đài rút lại dự đoán ông Bush thắng. Cùng lúc, ông Gore cũng rút lại tuyên bố thua cuộc.

Theo luật của Florida, khoảng cách giữa hai ứng viên quá sát và chừng đó là đủ để yêu cầu phải đếm lại phiếu. Đội ngũ tranh cử của ứng viên Dân chủ đã yêu cầu quan chức ở 4 hạt lớn nhất Florida kiểm lại phiếu bằng tay, kéo theo một quá trình kéo dài hàng tuần. Ba tuần sau ngày bầu cử, bang Florida tuyên bố ông Bush thắng ông Gore với cách biệt 537 phiếu, tức chỉ 0,009%. Ông Al Gore tiếp tục phản đối và tòa án cấp cao nhất ở Florida phải vào cuộc, ra lệnh kiểm lại hàng nghìn phiếu bầu bị máy đếm loại bỏ với lý do đục lỗ không hoàn toàn. Bê bối và các cuộc tranh cãi bắt đầu từ đây.

Ông Bush được tuyên bố thắng Phó Tổng thống Al Gore chỉ với 537 phiếu. Người phụ trách các vấn đề của bang khi đó, bà Katherine Harris, tuyên bố không chấp nhận việc kiểm lại phiếu nếu các hạt không nộp kết quả vào ngày 14/11 là thời hạn theo luật định. Toà Tối cao bang Florida gia hạn tới ngày 26/11 nhưng quyết định này sau đó bị Toà Tối cao liên bang bác bỏ.

Tới ngày 26/11, Ủy ban Bầu cử Florida tuyên bố ông Bush thắng tại bang này với khoảng cách 537 phiếu. Ông Gore kiện kết quả này.

Toà Tối cao Florida yêu cầu kiểm lại hơn 70.000 phiếu bị máy loại trừ trước đó, nhưng quyết định này bị Toà Tối cao Liên bang bác bỏ ngay sau đó. Tới ngày 12/12/2000, Toà Tối cao chính thức tuyên bố yêu cầu kiểm lại phiếu ở Florida là “phi hiến pháp” vì cho rằng, Hiến pháp đã bị vi phạm bởi các tiêu chuẩn kiểm đếm phiếu khác nhau ở các hạt khác nhau.

Sau lệnh của Tòa án tối cao, các nhà lập pháp của phe Cộng hòa ở bang Florida tiến tới việc chọn cử tri đoàn ủng hộ ông Bush. Ông Al Gore tuyên bố thua cuộc với lý do không muốn đất nước bị chia rẽ thêm nữa vì đấu đá đảng phái. Ông Bush thì tiếp bước cha mình trở thành Tổng thống Mỹ thứ 43.

Lịch sử bầu cử Mỹ 20 năm trước liệu có lặp lại?
Ông Bush được tuyên bố thắng ông Al Gore chỉ với 537 phiếu bầu. (Nguồn: AFP)

Tuy nhiên, cuộc tranh cãi giữa hai phe vẫn tiếp diễn sau đó. Đảng Dân chủ cáo buộc phe Cộng hoà đã loại ra hơn 50.000 lá phiếu khi cho rằng, đó là phiếu bầu của tội phạm trong tù, trong khi phần lớn đó chỉ là dân thường. Phe Dân chủ cũng phàn nàn về những hạt có số phiếu cao bất thường.

Về phần ông Bush, ông chính thức hơn ông Gore 537 phiếu trên tổng số hơn 6 triệu phiếu được bỏ. Đây là tỷ lệ rất sít sao, chỉ khoảng 0,001%. Các bên kiểm phiếu độc lập sau đó đã cho những kết quả khác nhau: lần thì ông Gore thắng, lần thì ông Bush thắng, nhưng chỉ chênh nhau vài trăm phiếu.

Dù ông Gore thua số phiếu đại cử tri trong cuộc bầu cử, ông Gore lại được nhiều hơn ông Bush 543.895 phiếu phổ thông. Điều này dấy lên rất nhiều chỉ trích đối với hệ thống bầu cử Mỹ.

So sánh với cuộc bầu cử Mỹ năm nay

Trong cuộc chiến pháp lý hiện tại giữa Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden, các vấn đề tranh chấp, bối cảnh và tình hình rất khác biệt.

Trả lời trên kênh NBC News ngày 5/11, ứng viên tổng thống 20 năm trước Al Gore khẳng định, cuộc đối đầu giữa ông Trump và ông Biden năm nay “hoàn toàn khác” so với cuộc bầu cử thời ông và Tổng thống George W. Bush.

"Đây là một cuộc bầu cử hoàn toàn khác so với cuộc bầu cử cách đây 20 năm. Joe Biden có nhiều lợi thế để bảo đảm chiến thắng", ông Al Gore, thành viên Đảng Dân chủ, bình luận với hi vọng ông Biden sẽ thắng cử.

Cựu ứng viên tổng thống Mỹ cho biết: "Nguyên tắc quan trọng nhất mà tôi đã bảo vệ cách đây 20 năm, giống như ông Joe Biden và nhiều người khác đang bảo vệ hiện nay, chính là hãy kiểm đếm mọi phiếu bầu một cách hợp pháp và tuân theo nguyện vọng của người dân Mỹ".

Lịch sử bầu cử Mỹ 20 năm trước liệu có lặp lại?
Trong cuộc chiến pháp lý hiện tại giữa Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden, các vấn đề tranh chấp, bối cảnh và tình hình rất khác biệt. (Nguồn: AP)

Điểm giống nhau duy nhất là ông Biden cũng được các hãng truyền thông “nhanh nhảu” tuyên bố là người chiến thắng, đồng thời tổ chức ăn mừng với đảng Dân chủ và những người ủng hộ trên khắp đất nước. Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của ông Trump và các quan chức đảng Cộng hòa thì nói rằng, họ sẽ tiếp tục đưa việc tranh chấp phiếu bầu lên tòa án.

Sự khác biệt rõ ràng nhất là tại cuộc bầu cử năm nay, ông Trump đã yêu cầu việc kiểm phiếu dừng lại ngay cả trước khi các quan chức bầu cử hoàn thành việc kiểm phiếu ban đầu. Ở một số bang, nhóm pháp lý của Trump đã yêu cầu kiểm phiếu lại, ở những bang khác, luật sư của Trump yêu cầu không kiểm phiếu nữa mặc dù họ không cung cấp bất kỳ bằng chứng trực tiếp nào về gian lận hoặc bất thường.

Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times hai ngày sau cuộc bầu cử, James Baker, cựu Ngoại trưởng Mỹ, người lãnh đạo nhóm pháp lý và chính trị cho Tổng thống Bush vào năm 2000, đã tố cáo tuyên bố của Trump về việc dừng kiểm phiếu ban đầu. “Chúng tôi chưa bao giờ nói rằng không kiểm phiếu”, ông Baker nói và nhấn mạnh rằng ông Trump hợp pháp để theo đuổi vụ kiện nhưng yêu cầu dừng việc kiểm phiếu ban đầu “là một quyết định rất khó bảo vệ trong một nền dân chủ”.

Bên cạnh đó, ông Trump cũng phải đối mặt với các rào cản về mặt địa lý. Trong cuộc bầu cử năm 2000, các vụ kiện chỉ nộp riêng ở bang Florida. Còn hiện tại, chỉ trong vòng vài ngày sau cuộc bầu cử hôm thứ Ba, đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump đã nộp đơn khiếu nại lên nhiều bang, phân tán lực lượng pháp lý của ông trên khắp nước Mỹ.

Bruce Rogow, một luật sư ở Fort Lauderdale, người Giám sát bầu cử quận Palm Beach vào năm 2000 cho biết, dù Tổng thống Trump có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các khiếu nại và thậm chí là ra tòa, nhưng việc nộp nhiều đơn kiện đến nhiều tiểu bang vào nhiều thời điểm khác nhau khiến việc đạt được mục tiêu sẽ không dễ dàng.

Ông Rogow đánh giá: "Việc khiếu nại đang trải ra rất nhiều nơi khác nhau. Ông Trump hiện cũng không có ông James Baker và đội ngũ luật sư hàng đầu như ông Bush trước đây”. Những nỗ lực pháp lý của Tổng thống Trump đang “lan rộng khắp cả nước và điều đó rất khó kiểm soát, khó để có thể lặp lại một câu chuyện duy nhất”.

Biên độ chênh lệch phiếu bầu giữa hai ứng viên ở các bang quan trọng cũng có thể xác định nguy cơ của cuộc chiến pháp lý phía trước đối với ông Trump. Ông Biden càng có nhiều phiếu đại cử tri, ông Trump càng cần nhiều thách thức pháp lý để lật ngược kết quả đó.

Kenall Coffey, một thành viên chủ chốt của đội ngũ pháp lý của ông Gore, nhận định: “Ở một số bang, khoảng cách phiếu bầu giữa hai ứng viên gần đến mức đáng sợ. Với tình hình này, khả năng người chiến thắng sẽ khó được công bố sớm. Tôi nghĩ chúng ta sẽ còn phải kiểm phiếu lại trong nhiều tuần”.

Theo luật bầu cử Mỹ, các ứng cử viên được phép yêu cầu kiểm phiếu lại ở nhiều bang khi tỷ lệ chênh lệch giữa hai ứng cử viên sít sao, thường từ 0,5% đến 1%. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ chênh lệch vượt quá đó, các luật sư của ông Trump sẽ cần thuyết phục thẩm phán rằng việc kiểm phiếu lại vẫn cần thiết để bảo đảm một cuộc bầu cử công bằng. Và điều này yêu cầu đội ngũ luật sư của Tổng thống Trump chứng minh được những tuyên bố không có cơ sở của ông về việc gian lận cử tri phổ thông.

Thế giới dự đoán ảnh hưởng quốc tế sau khi tân Tổng thống Mỹ Biden lộ diện

Thế giới dự đoán ảnh hưởng quốc tế sau khi tân Tổng thống Mỹ Biden lộ diện

TGVN. Khi ông Joe Biden gần như giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, các nước trên thế giới đã chuyển sang tập trung ...

Đối ngoại đa phương: ‘Mũi xung kích’ của ngành ngoại giao

Đối ngoại đa phương: ‘Mũi xung kích’ của ngành ngoại giao

TGVN. Đây là ví von của các diễn giả tại buổi Tọa đàm “Đối ngoại đa phương Việt Nam: Đóng góp 75 năm qua và ...

Bầu cử Mỹ 2020: Khó khăn chất chồng và lựa chọn nào cho cử tri?

Bầu cử Mỹ 2020: Khó khăn chất chồng và lựa chọn nào cho cử tri?

TGVN. 'Trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, điều mà cử tri Mỹ quan tâm hơn đó là công ăn việc làm và ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động