Bệ phóng tên lửa S-400 của Nga được giao cho Ấn Độ. (Nguồn: Eur Asian Times) |
Tuy nhiên, Ấn Độ phải thận trọng để tránh đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc hơn.
Ấn Độ - quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới - đang dần chuyển hướng sang phương Tây khi Mỹ tìm cách tăng cường quan hệ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với hy vọng kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy bằng cách giúp quốc gia Nam Á thoát khỏi sự phụ thuộc truyền thống vào Nga.
Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Nga cung cấp 65% tổng số vũ khí trị giá hơn 60 tỷ USD mà Ấn Độ đặt mua trong 2 thập kỷ qua, nhưng cuộc xung đột ở Ukraine đã đẩy nhanh động lực đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của New Delhi.
Chuyên gia về Nga Nandan Unnikrishnan tại Quỹ Nghiên cứu nhà quan sát (ORF) ở New Delhi cho biết: “Chúng tôi khó có thể ký bất kỳ thỏa thuận quân sự lớn nào với Nga. Đó sẽ là ranh giới đỏ đối với Washington”.
Theo ông, thương mại giữa Ấn Độ với Nga trong lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác sẽ giúp “giữ Nga càng xa Trung Quốc càng tốt”.
Trong khi đó, 4 quan chức Ấn Độ giấu tên cho hay, quan điểm trên được New Delhi đưa ra bất chấp những lời đề nghị của Moscow liên quan các nền tảng như trực thăng Kamov tiên tiến nhất, máy bay chiến đấu Sukhoi và MiG, cùng với sự bổ sung của hoạt động sản xuất chung ở Ấn Độ.
Hiện các Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của cả Ấn Độ và Nga đều không trả lời yêu cầu bình luận về những thông tin vừa đề cập.
Các chuyên gia và quan chức xác nhận Moscow đã kêu gọi New Delhi tăng cường quan hệ quốc phòng, song Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chuyển trọng tâm sang sản xuất trong nước với công nghệ phương Tây.
Những nỗ lực như vậy sẽ phù hợp hơn với chương trình “Make in India” của nhà lãnh đạo này nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, khi ông đang nỗ lực tranh cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 5 tới.
Năm 2023, New Delhi và Washington đã ký thỏa thuận với General Electric, qua đó mở ra cơ chế mới trong lĩnh vực chế tạo động cơ ở Ấn Độ nhằm trang bị cho các chiến đấu cơ của nước này, đây là bước nhượng bộ đầu tiên của Mỹ đối với một quốc gia không phải là đồng minh. Vào thời điểm đó, hai bên cũng công bố kế hoạch “tăng tốc” hợp tác công nghệ và sản xuất trong các lĩnh vực từ tác chiến trên không đến tình báo.
Trí tuệ tăng cường trong quan hệ quốc tế Trí tuệ tăng cường ngày càng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang mang lại sự thay đổi đáng ... |
Ecuador 'gói ghém' hết thiết bị quân sự mua của Nga để gửi cho Mỹ, Moscow phản ứng Ngày 24/1, chính phủ Ecuador tuyên bố, nước này sẽ tiến hành bàn giao thiết bị quân sự do Nga sản xuất cho Mỹ nhằm ... |
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 19-22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà ... |
Việc đưa tên lửa siêu thanh Zircon bất khả chiến bại của Nga vào sử dụng ‘không phải thủ tục nhanh chóng’ Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga có thể bay với tốc độ tới 11.000 km/h và bắn trúng một con tàu đang di chuyển. |
Tình hình Ukraine: Vạch trần những cá nhân ‘nhạy cảm’ trong bê bối tham nhũng mua sắm vũ khí quân đội Theo Cơ quan an ninh Ukraine (SBU), các cuộc điều tra đã vạch trần các quan chức Bộ Quốc phòng và các giám đốc của ... |