TIN LIÊN QUAN | |
Hy Lạp và Macedonia nỗ lực giải quyết bất đồng liên quan đến tên gọi | |
Hy Lạp: Tuần hành lớn phản đối tên gọi của nước láng giềng Macedonia |
Trong một phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Tsipras nêu rõ: "Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận, một thỏa thuận tốt đáp ứng mọi điều kiện do Hy Lạp đặt ra".
Trong khi đó, Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev hoan nghênh thỏa thuận này là một "giải pháp lịch sử".
Athens phản đối tên gọi của nước láng giềng phía Bắc, do một tỉnh miền Bắc của Hy Lạp cũng có tên là "Macedonia".
Trong khi đó, Macedonia hy vọng rằng việc giải quyết tranh cãi trên sẽ giúp dọn đường cho nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev. (Nguồn: AFP) |
Athens lo ngại sự trùng hợp về tên gọi có thể dẫn đến tranh chấp về lãnh thổ với quốc gia láng giềng.
Hy Lạp phản đối việc sử dụng tên gọi của quốc gia láng giềng là "Macedonia", cho rằng, điều này đồng nghĩa với việc Skopje có yêu sách lãnh thổ với vùng đất cùng tên gọi này nằm ở miền Bắc Hy Lạp, nơi có 2 thành phố Thessaloniki và Kavala. Athens coi vùng đất này là di sản văn hóa tôn nghiêm.
Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Bucharest (Romania) năm 2008, Hy Lạp đã bỏ phiếu phủ quyết đơn xin gia nhập NATO của Macedonia, đồng thời yêu cầu giải quyết vấn đề tranh cãi này.
Macedonia trước nguy cơ khủng hoảng chính trị Căng thẳng giữa các phe phái chính trị ở Skopje đang gây ra nhiều bất ổn ở đất nước Macedonia. |
Biểu tình phản đối chính phủ liên minh tại Macedonia Ngày 21/3, ít nhất 50.000 người Macedonia đã biểu tình tại thủ đô Skopje để phản đối chính phủ liên minh giữa Liên minh Dân ... |
EU hủy bỏ hòa đàm Macedonia Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/4 thông báo hủy bỏ hòa đàm về khủng hoảng chính trị Macedonia trong khi các cuộc biểu tình ... |