Một phán quyết khách quan và công bằng

Phán quyết của Tòa trọng tài mở ra cơ hội cho các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tiếp tục đấu tranh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sau khi Tòa trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 - ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, ông Chu Công Phùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, Cố vấn Viện Nghiên cứu Chiến lược – Bộ Ngoại giao, đã trả lời phỏng vấn TG&VN về sự kiện này.

mot phan quyet khach quan va cong bang
Ông Chu Công Phùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, Cố vấn Viện Nghiên cứu Chiến lược - Bộ Ngoại giao.

Ông đánh giá thế nào về phán quyết của Tòa trọng tài?

Tôi cho rằng, phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài là một phán quyết khách quan, công bằng, dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc của UNCLOS 1982 mà Philippines và Trung Quốc đều tham gia ký kết. Phán quyết này không chỉ là cơ sở pháp lý ràng buộc Trung Quốc mà còn mở ra cơ hội cho các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc noi theo, tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ở Biển Đông.

Để hiểu rõ hơn vấn đề, ta hãy xem Philippines kiện gì lên Tòa trọng tài và Tòa đã phán quyết thế nào.

Philippines đã chọn ba vấn đề để kiện Trung Quốc.

Thứ nhất, Philippines muốn làm rõ yêu sách "đường chín đoạn" ở Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương đòi hỏi chủ quyền có phù hợp với luật pháp quốc tế không?

Về điểm này, Tòa kết luận rằng, không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử đối với các tài nguyên nằm trong các vùng biển thuộc 'đường chín đoạn'. 'Đường chín đoạn' do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Kết luận này của Tòa đã phủ quyết tham vọng của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông, đáp ứng mong mỏi không chỉ của riêng Philippines mà cũng là của các nước có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và dư luận yêu chuộng công lý trên thế giới.

Thứ hai, Philippines đề nghị Tòa phân loại quy chế pháp lý của 9 cấu trúc ở Biển Đông, trong đó có 8 cấu trúc ở quần đảo Trường Sa (Vành Khăn, Cỏ Mây, Xu Bi, Gaven, Ken Nan, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập) và một cấu trúc độc lập là Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và kết luận về phạm vi vùng biển mà các cấu trúc này được hưởng, hay nói cách khác là quy chế pháp lý cho 9 cấu trúc này. Mục đích lớn nhất của nội dung thứ hai này là thu hẹp vùng biển tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc cũng như giữa các nước liên quan khác với Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Về điểm này, Tòa cũng kết luận rằng, không thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, hiện bị Đài Loan chiếm đóng, cũng không tạo ra EEZ hay thềm lục địa.

Như vậy, những đảo, bãi mà Trung Quốc chiếm đóng hoặc tôn tạo trái phép ở Trường Sa đều không có EEZ rộng 200 hải lý mà nhiều nhất cũng chỉ có vùng biển 12 hải lý theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

Đối với bãi cạn Scarborough, mặc dù Tòa trọng tài không đưa ra phán quyết về chủ quyền đối với bãi cạn này nhưng Tòa cho rằng Trung Quốc đã vi phạm trách nhiệm phải tôn trọng quyền đánh bắt ở ngư trường truyền thống của Philippines khi Trung Quốc luôn tìm cách ngăn tàu cá Philippines tiếp cận khu vực này kể từ sau tháng 5/2012.

mot phan quyet khach quan va cong bang
Vị trí bãi cạn Scarborough trên bản đồ.

Thứ ba, Philippines đã đề nghị Tòa phán quyết về một số hành vi vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Về điểm này, Tòa cũng tuyên bố Trung Quốc đã "gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường các rặng san hô" khi xây dựng các đảo nhân tạo. Đồng thời, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong EEZ với việc quấy rối hoạt động đánh bắt và khai thác dầu khí của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt trong vùng đặc quyền của Philippines.

Ngoài ra, theo Tòa, "các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã gây ra các rủi ro va chạm khi tìm cách ngăn cản tàu Philippines".

Như vậy, ba nội dung chính mà Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa trọng tài đều đã được Tòa phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, đem lại công lý và lẽ phải cho Philippines. Hình ảnh các tầng lớp dân chúng Philippines hồ hởi đón nhận phán quyết và hàng loạt hãng thông tấn quốc tế đưa tin hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài đã chứng minh thực tế này.

Tôi cho rằng, phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài có ý nghĩa rất lớn, thể hiện ở hai mặt.

Trước hết, đây là vụ kiện tầm cỡ thế kỷ được cả thế giới quan tâm. Bởi lẽ, một quốc gia nhỏ yếu đã kiên trì suốt 3 năm khởi kiện một nước lớn là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) để giải quyết những tranh chấp song phương ở Biển Đông. Kết quả là công lý đã thuộc về nước nhỏ yếu hơn.

Bên cạnh đó, phán quyết của Tòa trọng tài đã mở ra một hướng đi sáng sủa cho đàm phán song phương và đa phương giải quyết vấn đề Biển Đông. Từ nay, các bên liên quan đều bị ràng buộc bởi các phán quyết pháp lý của Tòa trọng tài, phải chấp nhận các quy định của Công ước Luật Biển 1982, từ đó thu hẹp các vùng tranh chấp ở Biển Đông, thúc đẩy các biện pháp đàm phán hòa bình cũng như ngăn chặn việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

mot phan quyet khach quan va cong bang
Tòa Trọng tài thường trực LHQ (PCA) tại The Hague, Hà Lan - cơ quan được chọn làm ban thư ký cho Tòa trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. (Nguồn: EPA)

Phán quyết của Tòa sẽ tác động đến tình hình Biển Đông ra sao, thưa ông?

Hơn 20 năm qua, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa 5 nước 6 bên diễn ra lúc âm ỉ, lúc căng thẳng, trong đó Trung Quốc là nước bất chấp luật pháp quốc tế, không chỉ đòi chủ quyền trong vùng "lưỡi bò" chiếm 2/3 Biển Đông mà còn xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.

Trước thực tế này, dư luận quốc tế rộng rãi đã lên tiếng phê phán Trung Quốc, nhưng chưa một tổ chức quốc tế nào có uy tín thuộc LHQ ra phán quyết về cuộc tranh chấp này. Nay Tòa trọng tài đã có phán quyết rõ ràng.

Về lý thuyết, Trung Quốc và Philippines đều phải có trách nhiệm tuân thủ các phán quyết của Tòa trọng tài. Trung Quốc sẽ phải từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với "đường chín đoạn" và cùng các nước ASEAN đàm phán để đạt Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tuy nhiên, tôi cho rằng, tình hình Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ vẫn tiếp tục căng thẳng vì phán quyết của Tòa ngày 12/7 chưa phải là phán quyết về chủ quyền ở Biển Đông. Nó mới chỉ phủ quyết yêu sách của Trung Quốc về "đường chín đoạn" ở Biển Đông và làm sáng tỏ thêm một số nội dung tranh chấp. Hơn nữa, bên “bị cáo” là Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa. Họ sẽ tiếp tục tiến hành các hành động đơn phương xác nhận chủ quyền ở Biển Đông, và chắc chắn sẽ vấp phải sự chống trả và lên án mạnh mẽ hơn trước của các nước liên quan xung quanh Biển Đông và dư luận quốc tế.

Theo ông, Philippines và Trung Quốc sẽ có những bước đi tiếp theo như thế nào?

Về phía Philippines, trước ngày 12/7, chính quyền Tổng thống Duterte tin tưởng phán quyết của Tòa sẽ có lợi cho Philippines. Tuy nhiên, phía Philippines vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với Trung Quốc sau khi Tòa trọng tài có phán quyết nhằm cùng khai thác nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên dưới biển và khu vực đánh bắt cá trong EEZ của Philippines. Theo tôi nghĩ, đó là sách lược khôn ngoan của chính phủ Philippines, họ không muốn đối đầu với một Trung Quốc đang bẽ mặt và hung hăng. Họ chủ động ngỏ ý cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên trong EEZ của họ chứ không phải trong vùng biển tranh chấp.

Về phía Trung Quốc, nếu Trung Quốc từ chối đề nghị đàm phán của Philippines, họ càng bị cô lập, càng bị dư luận chê trách. Vì vậy, tôi cho rằng hai bên sẽ ngồi lại đàm phán với động cơ và mục đích khác nhau theo kiểu "đồng sàng dị mộng". Đàm phán sẽ kéo dài và chắc chắn sẽ không đạt được kết quả như mong muốn của mỗi bên.

mot phan quyet khach quan va cong bang
Người dân Philippines vui mừng trước phán quyết hôm 12/7 của Tòa trọng tài. (Nguồn: Reuters)

Thưa ông, phán quyết của Tòa trọng tài có những tác động gì đối với Việt Nam? Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ sự kiện này?

Ngay trong ngày 12/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phát biểu hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài. Tôi cho rằng, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam trong một vài ngày tới về nội dung phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ nêu rõ lập trường của Việt Nam về sự kiện lịch sử này.

Theo tôi, phán quyết ngày 12/7 của Tòa có một số tác động tích cực đối với Việt Nam.

Thứ nhất, "đường chín đoạn" không chỉ xâm phạm vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines mà cũng xâm phạm nghiêm trọng vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Philippines đã giành phần thắng trong vụ kiện "đường chín đoạn" và các cấu trúc đảo, bãi ở Trường Sa, hiển nhiên đó cũng là thắng lợi gián tiếp của Việt Nam và các nước Đông Nam Á liên quan trong cuộc đấu tranh pháp lý về chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.

Thứ hai, Tòa trọng tài kết luận những hành vi của Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong EEZ với việc quấy rối hoạt động đánh bắt và khai thác dầu khí của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, để ngư dân Trung Quốc đánh bắt trong EEZ của Philippines. Điều này sẽ giúp chúng ta so sánh với những hành vi mà Trung Quốc đã thực hiện tương tự với Việt Nam để chúng ta có cơ sở vững chắc hơn phản bác và chứng minh với quốc tế những hành động mà Trung Quốc vi phạm trên vùng biển của Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam đã đàm phán với Trung Quốc hàng chục năm qua về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Họ khăng khăng khẳng định chủ quyền đối với "đường chín đoạn", cho rằng yêu sách "chính đáng" và "lợi ích cốt lõi" của họ phù hợp với UNCLOS 1982. Nay Tòa trọng tài đã có phán quyết rõ ràng về "đường chín đoạn", chúng ta sẽ có thêm cơ sở pháp lý để tiếp tục đàm phán đấu tranh với Trung Quốc.

Bài học lớn nhất đối với Việt Nam qua sự kiện này, theo tôi, là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng nhất đối với dân tộc Việt Nam. Trước khi có luật pháp quốc tế, dân tộc ta đã bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ sau nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược. Ngày nay, với sức mạnh dân tộc và có luật pháp quốc tế ủng hộ, chúng ta càng phải công khai và kiên trì đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Quang Chinh (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Phán quyết của Tòa trọng tài

Đọc thêm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU ...
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề thi minh họa vào lớp 10, nhiều ý kiến cho rằng, đề thi không có sự đổi mới so với ...
Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ nhắm trừng phạt vào các thực thể liên quan đến dự án Arctic LNG 2 - vốn đang phải đối mặt với những trở ngại.
Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Chương trình đào tạo lái xe ô tô gồm những môn học nào? Nội dung chương trình đào tạo lái xe ô tô như thế nào? – Độc giả Trí ...
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Tin thế giới 3/5: Tổng thống Nga sắp gặp Chủ tịch Trung Quốc, Hamas ra điều kiện ngừng bắn với Israel, Hàn Quốc bắn hạ vật thể bay trên biển Hoàng Hải

Tin thế giới 3/5: Tổng thống Nga sắp gặp Chủ tịch Trung Quốc, Hamas ra điều kiện ngừng bắn với Israel, Hàn Quốc bắn hạ vật thể bay trên biển Hoàng Hải

Đức khẳng định có bằng chứng Nga tấn công mạng, Nhật-Mỹ-Australia-Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ, Pháp ủng hộ Philippines ở Biển Đông
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Moscow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Moscow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động