TIN LIÊN QUAN | |
Algeria khẳng định vị thế tại Liên minh châu Phi | |
Algeria áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại nước nhà |
Tổng thống Bouteflika đắc cử lần đầu năm 1999. Sau cơn đột quỵ năm 2013, sức khỏe của ông suy giảm, phải sử dụng xe lăn và ít xuất hiện trước công chúng. Dù vậy, ngày 9/2, ông Bouteflika đã được đảng Mặt trận Giải phóng Quốc gia (FLN) cầm quyền chọn làm ứng viên tranh cử chức Tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 18/4 tới. Ông cũng nhận được sự ủng hộ của các chính đảng khác, trong đó có đảng Tập hợp Quốc gia vì Dân chủ (RND) của Thủ tướng Ahmed Ouyahia.
Ngày 4/3, một nhóm các lãnh đạo đảng đối lập, các nhà hoạt động chính trị ở Algeria đã ra tuyên bố phản đối ông Bouteflika ứng cử nhiệm kỳ thứ 5 và cảnh báo về những nguy cơ có thể gây ra cho đất nước. Phe đối lập yêu cầu thực hiện Điều 102 của Hiến pháp, trong đó quy định chức danh Tổng thống, cũng như hoãn cuộc bầu cử ngày 18/4.
Những người biểu tình phản đối Tổng thống Bouteflika. (Nguồn: QZ) |
Trong khi đó, đảng cầm quyền Algeria nói rằng Tổng thống Bouteflika đang có những bước đi nhằm đáp lại yêu cầu của người dân. Theo ông Bouteflika, các vấn đề chính cần thực hiện trong thời gian tới là tổ chức một hội nghị quốc gia toàn diện để thảo luận, chuẩn bị và thông qua các cải cách chính trị, thể chế, kinh tế, xã hội; đồng thời tổ chức bầu cử Tổng thống sớm theo chương trình nghị sự quốc gia.
Tổng thống Bouteflika tuyên bố sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, ông sẽ sửa đổi Hiến pháp để người dân Algeria được thể hiện ý chí và nguyện vọng. Bên cạnh đó, ông Bouteflika cam kết sẽ chỉ cầm quyền thêm 1 năm nếu tái đắc cử và sẽ tổ chức bầu cử sớm để chọn người kế nhiệm.
Dù vậy, tại thủ đô Algers và nhiều thành phố trên khắp Algeria, nhiều người biểu tình vẫn đổ xuống đường, hô vang các khẩu hiệu như: “Không có nhiệm kỳ thứ 5”, “Không Bouteflika, cũng không Said” (em trai Tổng thống Bouteflika, nhân vật được coi là người kế vị tiềm năng của ông Bouteflika). Những người biểu tình đã đụng độ với lực lượng cảnh sát, khiến hàng chục người bị thương.
Hãng tin AFP nhận định tình hình hiện tại là “một thách thức lớn đối với Algeria”. Thậm chí, Thủ tướng Ahmed Ouyahia cảnh báo Algeria có nguy cơ đối mặt với một kịch bản tương tự như Syria, quốc gia xảy ra chiến tranh kể từ cuộc cách mạng “Mùa xuân Arab” năm 2011. Ông Ouyahia nhấn mạnh: “Những người biểu tình đã tặng hoa hồng cho cảnh sát, nhưng hãy nhớ rằng cuộc khủng hoảng ở Syria cũng bắt đầu bằng những cánh hoa hồng”.
Trên thực tế, mâu thuẫn giữa người dân và tầng lớp lãnh đạo ở Algeria đã âm ỉ nhiều năm qua. Người dân, nhất là thanh niên, ngày càng bất mãn khi kinh tế đất nước phát triển yếu kém bất chấp Algeria là một quốc gia giàu tài nguyên. Tỷ lệ thất nghiệp ở Algeria là gần 12%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đối với thanh niên lên đến 30%. Công ty tư vấn Fitch (Anh) dự báo mức độ tăng trưởng kinh tế của Algeria trong vài năm tới chỉ khoảng ở mức 1,25%.
Geoffrey Porter, chuyên gia về Bắc Phi tại Học viện Quân sự West Point (Mỹ), nhận định với The Independent: “Trong lịch sử, người dân Algeria thường biểu tình để đòi hỏi những thứ cụ thể mà chính quyền có thể đáp ứng như y tế, nước sạch, điện. Thế nhưng đợt biểu tình lần này là nhằm thay đổi hệ thống chính trị, đặt ra một thách thức không nhỏ đối với chính quyền hiện tại”.
Cuộc khủng hoảng hiện tại ở Algeria cũng thu hút sự quan tâm của khu vực và quốc tế bởi Algeria – với quân đội hiện đại – là một đối tác quan trọng của phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố tại Bắc Phi.
Anh sẽ không đạt được thỏa thuận thương mại với một số nước trước "giờ G" Ngày 21/2, Chính phủ Anh tuyên bố London sẽ không thể đạt được thỏa thuận thương mại với Nhật Bản cũng như một số nước ... |
Ấn Độ, Algeria lên án mạnh mẽ vụ đánh bom tại Ai Cập Ngày 29/12, Chính phủ Ấn Độ và Algeria đã lên án vụ đánh bom nhằm vào một chiếc xe buýt chở du khách Việt Nam ... |
Số người lao động nước ngoài tại Algeria tăng mạnh Ngày 1/7, Bộ trưởng Lao động, Việc làm và An sinh Xã hội Algeria Mourad Zemali cho biết hiện có khoảng 90.000 người nước ngoài ... |