TIN LIÊN QUAN | |
Bóng đen trong quan hệ Mỹ - Philippines | |
Tổng thống Philippines “lấy làm tiếc” vì xúc phạm ông Obama |
“Chưa có chuyện gì xảy ra”
Ngày 3/10, các quan chức Mỹ cho biết Washington đang cố gắng không tạo điều kiện để tân Tổng thống Philippines, người mới đây so sánh mình với Hitler, có được cái cớ để thể hiện sự tức giận hơn nữa, đồng thời vẫn thúc đẩy hợp tác quân sự và các lĩnh vực khác ở mức độ thấp hơn.
Theo lời hai quan chức giấu tên Mỹ, rạn nứt mới với Manila có thể gây bất ổn trong khu vực, nơi mà Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra quyết đoán và hiện Mỹ vẫn chưa có cuộc thảo luận thực chất nào về việc tiến hành các biện pháp trừng phạt như cắt viện trợ với Philippines.
Các quan chức Mỹ không muốn đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc hành động nào có thể kích động ông Duterte biến những phát biểu của ông thành hiện thực. Một quan chức cấp cao Đông Nam Á nói rằng: “Ông Duterte giống như ông Donald Trump. Ông ta thèm khát được chú ý, và khi càng được chú ý, thì ông ta càng trở nên thái quá. Cách sáng suốt nhất là phớt lờ ông ta”.
Tháng trước, ông Duterte đã có những lời khiếm nhã đối với Tổng thống Barack Obama, khiến Nhà Trắng hủy bỏ cuộc họp song phương theo kế hoạch. Bên cạnh đó, ông còn so sánh chính mình như nhà độc tài Hitler khi nói rằng ông sẽ rất “hạnh phúc” nếu triệt hạ được 3 triệu người sử dụng và buôn bán ma túy ở Philippines. Mặc dù vậy, ngay sau đó, ông Duterte bày tỏ sự tiếc nuối vì đã sử dụng ngôn từ như vậy để miêu tả ông Obama và xin lỗi cộng đồng người Do Thái vì đã so sánh cuộc truy quét tội phạm ma túy với cuộc thảm sát của Hitler.
Ngày 2/10, ông Duterte cho biết ông đã nhận được sự ủng hộ từ Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và từ một quan chức Trung Quốc giấu tên sau khi ông phàn nàn về việc bị Washington đối xử “tệ bạc”.
Ảnh minh họa: Mỹ đang phớt lờ những tuyên bố mang tính thù địch của Tổng thống Duterte. (Nguồn: CNN) |
Mặc dù ông Duterte đã công khai nói rằng ông sẽ ngừng các cuộc tập trận chung, buộc lực lượng đặc nhiệm Mỹ ra khỏi miền Nam Philippines và xem xét lại thỏa thuận quân sự được ký kết hai năm trước, nhưng các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng chưa có chuyện gì xảy ra.
Họ biết rõ về các bình luận của ông Duterte nhưng các đối tác của họ ở Philippines đã cam đoan rằng mọi việc vẫn tiếp tục như thường lệ. Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói: “Không ai thực sự mất ngủ về việc này”. Một quan chức quốc phòng khác nói: “Đó chỉ là những lời hăm dọa. Những lời phát biểu của ông Duterte không ảnh hưởng đến chúng tôi”.
Một phát ngôn viên quân đội Philippines cho biết có khoảng 100 binh sĩ Mỹ ở thành phố Zamboanga, con số này còn không là gì so với 1.200 binh sĩ Mỹ được triển khai để giúp huấn luyện và cố vấn cho các binh sĩ địa phương Philippines chống lại nhóm tay súng Hồi giáo Abu Sayyaf. Người phát ngôn này nói rằng, ông không biết gì về kế hoạch trục xuất họ.
Mỹ và Philippines đã ký kết hiệp ước quốc phòng chung năm 1951 nhưng sự hợp tác gần gũi của họ đã giảm sút trong 1/4 thế kỷ qua, khi Philippines đẩy lực lượng Mỹ khỏi hai căn cứ quân sự lớn, trong đó có căn cứ hải quân ở Vịnh Subic.
Tuy nhiên, cách đây hai năm, hai nước đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA), cho phép binh sĩ Mỹ xây dựng các kho quân sự để phục vụ an ninh hàng hải, mục tiêu nhân đạo và các hoạt động ứng phó thảm họa. Trung tá Gary Ross, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nói rằng EDCA là một thỏa thuận quốc tế, và Mỹ-Philippines cũng chịu sự ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.
“Nhắm mắt làm ngơ”
Philippines là một nhân tố quan trọng của chính sách “tái cân bằng” sang châu Á của Chính quyền Tổng thống Obama, và hai nước đã bắt đầu tiến hành tuần tra chung trên Biển Đông khi Trung Quốc áp đặt các yêu sách chủ quyền.
Các quan chức Mỹ đang cảm thấy lo ngại bởi thực tế rằng hơn 3.100 người đã bị truy sát kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền cách đây ba tháng và tiến hành cuộc chiến ma túy như cam kết, song họ vẫn coi trọng quan hệ quân sự từ lâu với Philippines.
Frank Jannuzi, người từng là chuyên gia tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và hiện làm việc tại Quỹ Maureen and Mike Mansfield, nói: “Đôi lúc chúng ta phải ‘nhắm mắt làm ngơ’ trước một số cá nhân. Mỹ không hề mong muốn hủy hoại Philippines, bởi vậy chúng ta phải tìm cách đối phó với nhà lãnh đạo này”.
Mỹ đã gửi hàng trăm triệu USD viện trợ quân sự và viện trợ phát triển cho Philippines trong những năm gần đây, đưa nước này trở thành nước nhận viện trợ quân sự của Mỹ nhiều thứ ba châu Á sau Afghanistan và Pakistan.
Ảnh minh họa: Mỹ đã gửi hàng trăm triệu USD viện trợ quân sự và viện trợ phát triển cho Philippines trong những năm gần đây. (Nguồn: CNN) |
Hai thượng nghị sĩ có ảnh hưởng, Ben Cardin của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và Patrick Leahy, thành viên chủ chốt của tiểu ban phụ trách viện trợ nước ngoài, nói rằng Quốc hội nên lưu ý đến các chính sách của ông Duterte khi quyết định về khoản viện trợ cho Philippines trong năm tài khóa hiện nay.
Theo một quan chức Mỹ giấu tên, mặc dù Chính quyền Obama lo ngại về ông Duterte hơn những gì mà họ công khai, nhưng hiện không có quan ngại lớn nào về những ảnh hưởng quân sự do rạn nứt chính trị này gây ra bởi Mỹ đã có nhiều lựa chọn thay thế.
Biển Đông - trọng tâm chuyến công du của Tổng thống Philippines Theo truyền thông Philippines, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, Tổng thống Rodrigo Duterte có thể sẽ đến Brunei, Lào và Indonesia từ ... |
Ông Rodrigo Duterte: Philippines sẽ không phụ thuộc vào Mỹ "Chúng tôi có ký hiệp ước với phương Tây, nhưng tôi muốn mọi người biết rằng, Philippines sẽ đi theo cách của riêng mình và ... |
Quan hệ Mỹ - Philippines: Đồng lợi hơn đồng minh Củng cố quan hệ đồng minh chắc chắn là mục đích của Mỹ khi đón Tổng thống Philippines tại Washington đầu tháng 6 tới, nhưng ... |