Mỹ: Cần một đại chiến lược mới

Bất kỳ toan tính để vạch ra đại chiến lược nào hiện nay đều buộc phải đánh giá chính xác thế giới. Sự hòa hợp tốt hơn giữa Mỹ và thế giới có thể tạo ra các thể chế và hệ tư tưởng mới cho một cấu trúc hòa bình cho thế kỷ 21. TG&VN lược trích bài viết của Fareed Zakaria, đăng trên tờ Newsweek.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Làm thế nào để suy nghĩ có chiến lược?

Chính quyền mới của Tổng thống Obama cần có một đại chiến lược, trong đó thể hiện cách đánh giá thế giới và mối quan hệ giữa Mỹ với thế giới. Tại thời điểm này, Mỹ có cơ hội duy nhất để phác họa một tầm nhìn, trong đó đặt các lợi ích và tiêu chuẩn của Mỹ trong mối tương quan với các cường quốc lớn trên thế giới. Nhưng cơ hội này trôi qua rất nhanh.

Đại chiến lược – nghe như một khái niệm trừu tượng. Tuy nhiên, nếu thiếu chiến lược, bất cứ chính quyền nào cũng sẽ bị chệch hướng bởi những tin tức, phản ứng hơn là lãnh đạo. Đối với một siêu cường, có những lợi ích toàn cầu, buộc phải phản ứng với gần như mọi vấn đề, những vấn đề cấp thiết, quan trọng có thể bị “nhỡ” dễ dàng. Chiến lược bắt đầu bằng cách nhìn nhận thế giới và nhận dạng các lợi ích và mối đe dọa đối với Mỹ. Bằng cách liên kết tất cả vấn đề này, có thể phát triển một hệ thống chính sách đối ngoại phục vụ cho các lợi ích và tư tưởng của Mỹ.

Làm thế nào để suy nghĩ một cách có chiến lược? Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney đưa ra một ví dụ tiêu cực. Sau Chiến tranh Lạnh – những người giúp việc của Cheney ở Lầu Năm góc đã đưa ra tài liệu dự thảo Nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng (Defense Guidelines), không ngần ngại tuyên bố rằng Mỹ tìm kiếm tự do và uy quyền tối cao để dẫn dắt thế giới. Tài liệu này viết: “Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là ngăn cản sự xuất hiện của kẻ thù mới và yêu cầu chúng ta cần nỗ lực để ngăn cản bất cứ quốc gia thù địch nào thống trị một khu vực mà nguồn tài nguyên của nó, dưới sự kiểm soát thống nhất, đủ để sinh ra một cường quốc toàn cầu”. Điều quan trọng trong bản dự thảo này là ‘Trật tự thế giới, cơ bản được Mỹ hậu thuẫn” và “Mỹ nên hành động một cách độc lập khi các hành động tập thể không thể sắp xếp được”.

Bản dự thảo thể hiện sự đơn phương và hung hăng của George Herbert Walker Bush (Bush cha), người ra lệnh sửa lại cho đỡ gay gắt. Trên nhiều phương diện, đó là một tài liệu kỳ lạ, được xem như một sự “thụt lùi” đối với thế giới, trong đó “sự thống trị một khu vực” và “kiểm soát các nguồn tài nguyên” lại được xem như là những yếu tố của sức mạnh quốc gia bền vững.

Nhưng những ý tưởng của bản dự thảo cung cấp một lý tưởng hữu dụng cho nhiều nhà bảo thủ, đặt nền tảng cho chính sách đối ngoại hậu 11/9. Một phần hấp dẫn của mô hình chiến lược này là xác định chính xác tình hình thế giới của thập niên 1990. Trong khi các nhà chiến lược và chính trị gia nói về một kỷ nguyên đa cực, Nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng nhận ra đúng rằng, Mỹ không có địch thủ.

“Bắt mạch” tình hình thế giới

Bất cứ nỗ lực nào xác định đại chiến lược cho ngày nay phải bắt đầu bằng việc đánh giá chính xác tình hình thế giới. Bởi thế, chính quyền Obama nên nghiên cứu bản dự báo mang tên Xu hướng toàn cầu năm 2025: một thế giới thay đổi của Hội đồng Tình báo Quốc gia: “Hệ thống thế giới – như đã được thiết lập sau Thế chiến II – gần như thay đổi hoàn toàn vào năm 2025”. Theo đó là sự vươn lên của các quốc gia đang nổi, một nền kinh tế đang toàn cầu hóa và thay đổi quyền lực mạnh mẽ. “Về quy mô, tốc độ và luồng định hướng, sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế và của cải toàn cầu hiện đang diễn ra – chủ yếu từ Tây sang Đông – điều chưa từng có trong lịch sử hiện đại”.

Nhiều người đã căn cứ vào tình hình thực tế nhiều thị trường mới nổi, hiện đang xuống dốc để cho rằng thời đại thống trị của phương Tây vẫn chưa kết thúc. Nhưng sự thăng tiến của thế giới ngoài phương Tây – bắt đầu từ Nhật trong thập niên 1950, tiếp tục với các “con hổ” châu Á thập niên 1960, Trung Quốc thập niên 1980 và Ấn Độ cùng Brazil thập niên 1990 – là một xu thế sâu rộng rất có khả năng tồn tại lâu dài.

Với một số nước, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay lại có thể đẩy nhanh tiến trình này. Chẳng hạn Trung Quốc, trong hai thập niên qua, tăng trưởng khoảng 9% mỗi năm, còn Mỹ là 3%. Trong vài năm tới, mức tăng trưởng của Mỹ có thể chỉ 1%; còn Trung Quốc, theo những ước tính bảo thủ nhất, là 5%. Cho nên, Trung Quốc vốn đã phát triển nhanh gấp 3 lần Mỹ bây giờ sẽ nhanh gấp 5 lần, điều chỉ càng kéo lại gần hơn ngày mà nền kinh tế Trung Quốc có quy mô ngang bằng kinh tế Mỹ. Hãy so sánh nguồn dự trữ thặng dư khổng lồ của Trung Quốc với gánh nợ vĩ đại của Mỹ: Hình ảnh này không cho thấy Mỹ sẽ trở lại vị trí đơn cực.

Sự trỗi dậy của thế giới còn lại là một hiện tượng kinh tế, nhưng có những hệ quả chính trị, quân sự và văn hóa. Chỉ trong một tháng Hè vừa qua, Ấn Độ sẵn sàng khước từ trực diện với Mỹ ngay tại vòng đàm phán thương mại Doha, Nga tấn công Gruzia, Trung Quốc tổ chức kỳ Thế vận hội tốn kém và độc đáo nhất trong lịch sử. 10 năm trước, cả ba nước này không ai đủ sức mạnh và tự tin để hành động như thế. Dù tốc độ tăng trưởng có suy giảm, các nước này sẽ không lặng lẽ quay lại ghế sau của chuyến xe buýt toàn cầu.

Ở mức độ rộng lớn nhất, mục tiêu của Mỹ nên ổn định trật tự toàn cầu hiện tại và tạo ra những cơ chế để có thể tạo ra sự thay đổi mà không làm đảo lộn trật tự thế giới. Tại sao? Thế giới được tổ chức như ngày nay nhằm phục vụ mạnh mẽ lợi ích và lý tưởng của Mỹ. Hệ thống toàn cầu càng rộng mở thì triển vọng đối với thương mại, giao lưu, chủ nghĩa đa nguyên và tự do càng được phát triển.

Toàn cầu hóa - Cuộc khủng hoảng thực sự

Bất cứ chiến lược nào được thực hiện thành công trong thời đại ngày nay đều có sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhiều nước. Điều tương tự này ứng dụng không chỉ đối với các vấn đề “mềm” của tương lai – dịch bệnh, thay đổi khí hậu – mà còn các thách thức an ninh hiện tại.

Cạnh tranh quốc gia là bản chất của chính trị quốc tế. Nhưng hiện giờ, điều này không còn đầy đủ nữa. Không có sự hợp tác tích cực và liên tục, thật khó để giải quyết những vấn đề cốt yếu của thế kỷ 21. Cuộc khủng hoảng thực sự mà chúng ta đang đối mặt không phải là chủ nghĩa tư bản hay sự suy giảm của Mỹ mà chính là sự toàn cầu hóa. Khi các vấn đề “tràn” qua biên giới, nhu cầu phối hợp hành động càng tăng. Nhưng sức mạnh của các thể chế và cơ chế quốc tế cũng đang suy giảm. LHQ, NATO và EU đang hoạt động kém hiệu quả hơn điều người ta kỳ vọng. Nhưng chúng ta cần một số thể chế để giải quyết các vấn đề toàn cầu, một số cơ chế để phối hợp chính sách. Trừ phi tìm ra được những phương thức để đạt được điều này, chúng ta còn đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và đạt ít thành công khi giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Trong một thế giới luôn thay đổi, ngày càng nhiều quốc gia – đặc biệt Nga, Trung Quốc và Ấn Độ - sẽ bắt đầu vạch con đường phát triển riêng. Điều này càng tạo thêm bất ổn. Mỹ không thể mãi mãi bảo vệ các tuyến đường biển, dàn xếp các thỏa thuận và chiến đấu với mọi nhóm khủng bố. Không có những cơ chế giải quyết các vấn đề chung – có thể dẫn đến sự lúng túng và thụt lùi.

Đây là một thời khắc hiếm hoi trong lịch sử. Một sự phản ứng nhanh của Mỹ, một sự hòa hợp tốt hơn đối với các nước còn lại trên thế giới, có thể tạo ra những thể chế và hệ tư tưởng mới – một cấu trúc hòa bình cho thế kỷ 21 để mang lại ổn định, thịnh vượng và phẩm giá cho hàng tỷ con người. 10 năm sau, thế giới sẽ dịch chuyển; các quốc gia đang nổi sẽ miễn cưỡng chấp nhận chương trình nghị sự được hình thành ở Washington, London hay Brussels. Nhưng tại thời điểm này, và với một con người cụ thể (Tổng thống đắc cử Obama), đây là cơ hội duy nhất để sử dụng quyền lực của Mỹ để định hình thế giới.

Mai Thảo (gt)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng rất mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024 trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng
Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chặt chẽ đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chặt chẽ đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Campuchia triển khai dự án kênh đào Funan Techo.
XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 2. SXMB 6/5. dự ...
XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5 - xổ số hôm nay 6/5. trực tiếp xổ số miền Trung 6/5. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 6/5/2024. xổ số miền Trung thứ 2. ...
XSMN 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5

XSMN 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5

XSMN 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 6/5/2024. kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số miền Nam thứ 2. xổ số hôm nay ...
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh lạc hướng Kiev.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động