TIN LIÊN QUAN | |
Biển Đông không chỉ có khác biệt mà còn là hợp tác song phương và đa phương | |
Chủ nghĩa đa phương trong ứng phó với thách thức toàn cầu |
Ông Robert C. O’Brien, phụ tá đặc trách các vấn đề an ninh quốc gia đại diện cho Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á. (Nguồn: Nikkei Asian Review) |
Phớt lờ vai trò các tổ chức đa phương
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo trọng tâm mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điều này vẫn được biết đến như hành động “xoay trục sang châu Á” của Mỹ. Điểm cốt lõi trong chiến lược của cựu Tổng thống Mỹ Obama nhằm tăng cường sự can dự của Mỹ là cam kết đối với chủ nghĩa đa phương trong khu vực.
Từ quyết định tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á trong những ngày đầu tiên của Chính quyền cho đến việc ký kết thỏa thuận thương mại tự do mang tên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong những tháng cuối cùng còn tại nhiệm, ông Obama tin rằng, Mỹ có thể duy trì các lợi ích của mình thông qua việc tăng cường các tổ chức khu vực.
Cựu Tổng thống Barack Obama đã tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ nhất ở Bali vào năm 2011 và tiếp tục tham dự diễn đàn này vào các năm sau đó, ngoại trừ năm 2013 khi Chính phủ Mỹ phải đóng cửa tạm thời.
Tuy nhiên, vào tháng Mười năm nay, Tổng thống Donald Trump đã đặt dấu chấm hết cho cách tiếp cận này. Với quyết định cử một quan chức bậc trung trong nội các tới tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á, ông Trump đã cho thấy, các tổ chức đa phương không có vị trí nào trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà nhà lãnh đạo này thường đề cập. Đây là năm thứ ba liên tiếp Tổng thống Trump không tham dự diễn đàn này.
Tất nhiên, việc ông Trump thờ ơ với chủ nghĩa đa phương đã thể hiện ngay từ những ngày đầu ông nhậm chức. Bằng quyết định rút Mỹ khỏi TPP và thông báo Mỹ sẽ chỉ tập trung vào các thỏa thuận thương mại song phương, đồng thời bác bỏ việc bổ nhiệm các thành viên mới cho cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Chính quyền của ông Trump đã đi ngược lịch sử 75 năm ủng hộ thương mại đa phương của lưỡng đảng ở Mỹ.
Chỉ một tuần sau khi từ chối tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thông báo quyết định chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Vắng mặt tại Hội nghị Cấp cao ASEAN: Mỹ đang “tặng quà” cho Trung Quốc? TGVN. Trước động thái Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ ba liên tiếp vắng mặt tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, tờ Liên hợp ... |
Đối trọng với Bắc Kinh
Không có bất cứ nơi đâu mà quan hệ đa phương lại quan trọng hơn ở khu vực Đông Á. Để đối phó với sức mạnh kinh tế và quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, các nước trong khu vực này rất muốn tìm kiếm các chiến lược để chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh. Các thỏa thuận đa phương có hiệu quả cho phép họ kháng cự trước chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc mà không bị ép buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Được dẫn dắt bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong ba thập kỷ qua, khu vực này đã xây dựng nhiều thỏa thuận mới, giải quyết hàng loạt các vấn đề, từ chính trị và các vấn đề xuyên quốc gia như y tế công và năng lượng tại Hội nghị Cấp cao Đông Á, cho đến các vấn đề an ninh tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng châu Á và thương mại tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), hiệp định TPP.
Một số ý kiến cho rằng kết quả mà các tổ chức này mang lại vẫn còn khiêm tốn, trong đó đáng chú ý nhất là TPP. Các hội nghị này vẫn bị đánh giá giống như những cuộc trình diễn. Những người theo thuyết duy thực cho rằng, việc tham gia hay không tham gia vào các tổ chức quốc tế không hoặc hầu như không tác động tới việc các nhà nước hành động như thế nào trong thực tế. Chắc chắn rằng, việc tham gia vào các hội nghị thượng đỉnh không đảm bảo một cam kết thực chất cho khu vực này.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khu vực đang tìm cách phán đoán ý định của Mỹ, họ vẫn thường coi các quyết định này là một dấu hiệu cho các ưu tiên của Mỹ. Không có sự tham gia của Mỹ, các thỏa thuận này không có cơ hội tạo ra phương án thay thế có thể đứng vững trước sự cạnh tranh nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc. Và cũng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng, khi phải đối mặt với sự lựa chọn sống còn, các nước này sẽ đứng về phía Mỹ.
Hội nghị Cấp cao Đông Á là một phương tiện cực kỳ hữu ích cho sự can dự của Mỹ. Đó là hội nghị khu vực duy nhất có sự tham gia rộng rãi của nhiều nước, trong đó có Ấn Độ và tất cả các đồng minh chủ chốt của Mỹ cũng như Trung Quốc và Nga. Các hội nghị này không chỉ mang lại cơ hội để thảo luận về hàng loạt các vấn đề cấp bách của khu vực, mà còn là nơi diễn ra các cuộc gặp cá nhân giữa Tổng thống Mỹ và các đối tác quan trọng.
Việc Mỹ không quan tâm tới các thiết chế đa phương khu vực là một mối đe dọa cho sự tồn tại của các thiết chế này. Bên cạnh đó, quyết định gần đây của Ấn Độ không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cho thấy rằng, không chỉ có Mỹ theo chủ nghĩa đơn phương.
Có lẽ sẽ khó có thể hy vọng rằng, Chính quyền của ông Trump sẽ xem xét lại cái giá của cách tiếp cận bất cẩn của mình đối với chủ nghĩa đa phương trong khu vực. Lúc này, các đồng minh và đối tác của Mỹ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các nỗ lực này.
Vai trò lãnh đạo của Nhật Bản trong việc thúc đẩy Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, Quốc hội Mỹ cũng có thể đóng vai trò bằng cách gia tăng tiếng nói ủng hộ sự tham gia cấp cao của Mỹ vào các thiết chế này và cử các phái đoàn cấp cao tới các hội nghị khu vực quan trọng.
Việc xây dựng các thiết chế hiệu quả ở châu Á - Thái Bình Dương đang là một thách thức lớn, nhưng mọi nỗ lực để duy trì các thiết chế này là “thuốc giải” cực kỳ quan trọng cho sự cạnh tranh Mỹ - Trung, vốn đang đe dọa hòa bình và thịnh vượng ở khu vực.
Mỹ đang thực sự quan tâm điều gì ở Đông Nam Á? TGVN. Trang rawstory.com vừa đăng bài nhận định cho rằng, các đồng minh của Mỹ trong khu vực đang cảm thấy thất vọng trước việc ... |
Mỹ đẩy “gánh nặng” cho Nhật Bản tại EAS TGVN. Tờ Sankei số ra ngày 4/11 nhận định, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ “gánh” trọng trách hết sức nặng nề tại Hội ... |
EAS-12 và thời cơ của Mỹ Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 12, diễn ra từ ngày 13 - 14/11 tại Philippines khẳng định vị thế và vai ... |