TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ hối thúc các bên tại Iraq hòa đàm | |
Lãnh đạo Iraq kêu gọi đối thoại với người Kurd |
Phát biểu tại cuộc làm việc với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nhân chuyến thăm không báo trước tới Baghdad, Ngoại trưởng Tillerson kêu gọi các bên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tất cả các bất đồng.
Quan điểm của chính quyền Mỹ là ủng hộ Iraq không thừa nhận tính pháp lý của cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd hồi tháng trước. Chính quyền Mỹ cũng kêu gọi 2 bên tránh tiếp tục làm leo thang căng thẳng sau sự kiện này.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (bên trái) và Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi trong buổi làm việc ngày 23/10 tại Baghdad, Iraq. (Nguồn: AFP) |
Liên quan đến vấn đề người Kurd, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric, bày tỏ quan ngại trước tình trạng bạo lực leo thang tại miền Bắc Iraq - khu vực thuộc chính quyền người Kurd quản lý - khiến nhiều người dân phải rời bỏ nhà cửa. Ông Dujarric kêu gọi tất cả các bên ngăn chặn những cuộc xung đột mới và giải quyết mọi vấn đề tồn đọng thông qua đối thoại.
Trong khi đó, Nga cũng kêu gọi người Kurd ở Iraq đối thoại với chính phủ trung ương, đồng thời cảnh báo căng thẳng liên quan đến cuộc trưng cầu ý dân không nên trở thành một nguồn gây bất ổn khác cho khu vực.
Cả chính phủ Iraq và lực lượng người Kurd đều là những đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Trung Đông. Nhưng việc có chung một kẻ thù đã không khiến hai bên khép lại những mâu thuẫn liên quan vấn đề lãnh thổ và tài chính.
Căng thẳng leo thang sau khi chính quyền khu tự trị người Kurd tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của khu vực này bất chấp sự phản đối của chính quyền trung ương và các nước trong khu vực. Chính quyền trung ương Iraq đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt, bao gồm cấm mọi chuyến bay quốc tế đến các sân bay của người Kurd.
Ngày 13/10, quân đội Iraq đã mở chiến dịch giành lại kiểm soát các khu vực giàu dầu mỏ lâu nay do chính quyền tự trị người Kurd quản lý, bao gồm tỉnh Kirkuk và một số khu vực thuộc các tỉnh Nineveh và Diyala. Việc mất quyền kiểm soát đối với các khu vực này đã giáng đòn nghiêm trọng vào nguồn tài chính của vùng tự trị này, vốn chủ yếu dựa vào thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ ở Kirkuk.
Trong một diễn biến mới nhất, các nguồn tin an ninh ngày 23/10 cho biết, các lực lượng Iraq đang triển khai xe tăng và pháo binh tới phía Nam khu vực người Kurd ở miền Bắc Iraq, nơi có một phần đường ống xuất khẩu dầu thô của người Kurd.
Một quan chức trong Hội đồng An ninh thuộc KRG còn khẳng định việc triển khai lực lượng của quân đội Iraq đang diễn ra ở phía Tây Nam Mosul. Cũng theo quan chức này, quân đội Iraq đang điều động lực lượng tới quanh khu vực Rabi'a, cách cửa khẩu Fish-Khabur khoảng 40 km về phía Tây.
Hệ thống đường ống dẫn dầu thô của khu vực người Kurd kết nối với một trạm đo tại cửa khẩu Fish-Khabur, trước khi bơm cho một đường ống khác để vận chuyển dầu thô xuất khẩu tới một cảng nằm trên Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên Mỹ mong muốn đối thoại với Triều Tiên, tuy nhiên chỉ khi nào Bình Nhưỡng thực sự nghiêm túc về vấn đề từ bỏ vũ ... |
Baghdad và Erbil nhất trí dỡ bỏ trừng phạt người Kurd Các Phó Tổng thống Iraq Osama Nujaify, Ayad Allawi và người đứng đầu chính quyền khu vực người Kurd (KRG) ở miền Bắc Iraq Masoud ... |
Iraq: Các bên đối thoại về cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd Ngày 23/9, một phái đoàn của chính quyền khu vực tự trị người Kurd ở miền Bắc Iraq đã đến thủ đô Baghdad để tiến ... |