Mỹ, NATO 'nóng như lửa đốt', lo giữ chốt an toàn cho 'quả lựu đạn' Nga-Ukraine

Hoài Minh
Việc Nga gia tăng sức ép quân sự ở Crimea và biên giới Ukraine đang khiến Mỹ và NATO lo ngại và ra sức ngăn cản tình hình leo thang thành xung đột.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ, NATO 'nóng như lửa đốt', lo giữ chốt an toàn cho 'quả lựu đạn' Nga-Ukraine
Quân đội Ukraine tham dự cuộc tập trận quân sự ở ngoại ô Kiev, Ukraine ngày 10/4. (Nguồn: Reuters)

Ngày 13/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Brussels (Bỉ) để tham khảo ý kiến các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba, người đang tham dự Hội đồng NATO-Ukraine.

Cuộc gặp của Ngoại trưởng Blinken có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin từ Berlin.

Bán đảo Crimea đang tăng nhiệt

Trong cuộc họp báo hôm 13/4 tại trụ sở của NATO ở Brussels với sự tham dự của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh: "Trong những tuần gần đây, Nga đã triển khai hàng nghìn binh sĩ sẵn sàng chiến đấu ở biên giới Ukraine. Nga phải chấm dứt sự tăng cường quân sự này ở trong và xung quanh Ukraine, ngừng các hành động khiêu khích và dừng ngay lập tức mọi động thái leo thang quân sự".

Các quốc gia phương Tây không chỉ lo ngại về số lượng binh sĩ được Nga triển khai, mà còn lo ngại trước việc Moscow phô bày vũ khí trang bị đi kèm như "các cuộc tập trận quân sự" nhằm đáp trả các mối đe dọa của NATO và "tình hình bùng nổ" ở Ukraine.

Theo Kiev, Nga đã triển khai 46 tiểu đoàn chiến thuật, tương đương khoảng 105.000 quân dọc theo biên giới với Ukraine và ở Crimea, và lực lượng này được cung cấp 19.000 tấn nhiên liệu và 355 tấn đạn dược.

Kiev kêu gọi các đồng minh không lặp lại sai lầm năm 2014, khi họ bị khuất phục sau vụ sáp nhập Crimea và sự ủng hộ của Nga đối với phe ly khai ở Donbass.

Ngoại trưởng Ukraine nhắc lại tại Brussels: "Về mặt chiến lược, Nga phải hiểu rằng Ukraine thuộc về thế giới của các nền dân chủ, thuộc về thế giới phương Tây, và phương Tây sẽ không để Nga phá vỡ nền dân chủ và chủ quyền của Ukraine".

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết quân đội được triển khai tại các khu vực biên giới phía Tây của Nga là "để tập trận" và để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu. Ông Shoigu còn nói rằng việc triển khai quân của Nga nhằm đáp lại các hành động quân sự của NATO khi "bố trí quân gần biên giới của Nga, chủ yếu ở các khu vực Biển Đen và biển Baltic".

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tố cáo việc NATO tiến hành các cuộc tập trận ở biên giới Nga và ý đồ của Mỹ muốn mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các nước trước đây là thành viên của Liên Xô.

Trong tháng 4, 5 trong số 10 cuộc diễn tập của NATO sẽ được tổ chức tại các quốc gia thành viên ở phía Đông.

Tín hiệu của Nga

Theo hãng tin AFP, các nhà quan sát đã chỉ ra 3 lý do tiềm ẩn dẫn tới hành động leo thang hiện nay.

Thứ nhất, cả Moscow và Kiev có thể đang "thử" tân Tổng thống Mỹ Joe Biden để xem ông sẵn sàng tiến xa tới đâu nhằm bảo vệ đồng minh của Washington và đối đầu Nga.

Thứ hai, Nga có thể đang gửi tín hiệu đến Ukraine để yêu cầu nước này lùi bước sau khi Kiev áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nghị sỹ và doanh nhân Viktor Medvedchuk - một đồng minh thân cận của Tổng thống Putin, và cấm 3 kênh truyền hình thân Nga có liên quan đến doanh nhân Medvedchuk.

Thứ ba, một số người cho rằng Điện Kremlin có thể đang tìm cách khuấy động lòng yêu nước trước thềm các cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 9. Thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny đã chịu án tù trước thềm cuộc bầu cử này, và Đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền đang nỗ lực để giành sự tin tưởng của người dân.

Mỹ và NATO quan ngại

Trong một động thái thể hiện quan ngại của Mỹ về căng thẳng đang dần vượt ra ngoài tầm kiểm soát tại cuộc khủng hoảng Ukraine, ngày 13/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đề xuất hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau ở một nước thứ ba, đồng thời khẳng định cam kết của Mỹ đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Tuyên bố của Nhà Trắng sau cuộc điện đàm có đoạn: "Tổng thống lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc Nga bất ngờ tăng cường triển khai quân ở khu vực Crimea bị chiếm đóng và ở khu vực biên giới Ukraine, và kêu gọi Nga không leo thang căng thẳng".

Bên cạnh đó, ông Biden cũng tái khẳng định mục tiêu xây dựng "một mối quan hệ ổn định và có thể dự đoán được" với Nga và nói rằng một cuộc họp trong những tháng tới có thể giải quyết "toàn bộ các vấn đề" mà hai cường quốc thế giới đang phải đối mặt.

Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cũng lặp lại thông điệp của Nhà Trắng trong cuộc đàm phán về khủng hoảng Ukraine ở Brussels với các nhà lãnh đạo NATO và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine.

Ông Blinken cũng cho biết ông sẽ thảo luận về mong muốn một ngày nào đó được gia nhập NATO của Kiev, mặc dù Pháp và Đức từ lâu đã lo ngại rằng việc đưa nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này vào NATO sẽ khiến Nga phản ứng.

Ông Andrew Weiss, nhà phân tích về Nga tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nhận định rằng cuộc trao đổi của ông Biden với ông Putin phản ánh mối quan tâm của Mỹ đối với Ukraine và mong muốn làm việc với Nga trong những vấn đề hai bên có thể có lợi ích chung.

Theo ông Andrew Weiss, ông Biden đang gửi một tín hiệu trực tiếp đến ông Putin rằng những gì Nga đang làm ở và xung quanh Ukraine là nguy hiểm và gây mất ổn định.

Trong khi Nga triển khai quân tại khu vực biên giới với Ukraine, Mỹ đã điều hai tàu khu trục đến Biển Đen và thông báo vào hôm 13/4 rằng sẽ triển khai thêm 500 quân ở Đức vào mùa Thu tới. Phương Tây cũng lo lắng về thông điệp mà Điện Kremlin đưa ra, theo đó Nga đang chuẩn bị để lấy lại "thứ của riêng mình" ở Donbass, nơi mà Kiev quyết giành bằng vũ lực.

Mỹ, NATO nóng như lửa đốt, lo giữ chốt an toàn cho quả lựu đạn Nga-Ukraine
Từ trái qua: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tham gia một cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, ngày 14/4. (Nguồn: CNN)

Khả năng xung đột bùng phát

Các nhà phân tích cho rằng một cuộc xung đột nhắm vào Ukraine của Nga hoặc một cuộc tấn công của Kiev được NATO hậu thuẫn nhằm vào phe ly khai sẽ không thể xảy ra vào lúc này, nhưng căng thẳng hiện nay đã đạt đến một mức độ đáng ngạc nhiên.

Nhà phân tích quân sự người Nga Vasily Kashin đánh giá: "Quan hệ giữa Nga và NATO đang ở một mức thấp mới. Đây là thời điểm tồi tệ nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc".

Đồng quan điểm, ông Timothy Ash, một nhà phân tích của Công ty quản lý tài sản BlueBay có trụ sở tại London (Anh), nhận định: "Moscow chưa từng có giọng điệu mạnh mẽ như vậy kể từ năm 2014 khi sáp nhập Crimea".

Nhiều nhà phân tích cho rằng các đồng minh NATO sẽ không sẵn sàng điều lực lượng của mình tham gia vào một cuộc xung đột với vì vấn đề liên quan tới Ukraine, nhưng họ có thể tăng cường các hình thức hỗ trợ khác.

Nhà nghiên cứu cấp cao Bruno Lete thuộc Quỹ Marshall Đức nói: "Các thành viên NATO sẽ không điều bất kỳ lực lượng nào tới Ukraine. Sự ủng hộ của họ sẽ chỉ giới hạn ở việc đưa ra thông điệp chính trị, cố vấn về quân sự và hỗ trợ kỹ thuật".

Theo trang Politico, phần lớn các nhà quan sát cho rằng tình hình hiện nay chưa thể dẫn tới một cuộc xung đột ngay lập tức, nhưng việc các ý định của Nga vẫn chưa rõ ràng là điều rất đáng lo ngại.

Hành động triển khai quân ở biên giới cũng như tại bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập giúp Nga có nhiều lựa chọn trong trường hợp nước này muốn leo thang. Tổng thống Nga Vladimir Putin chắc chắn muốn duy trì sự khó đoán định và việc có những lựa chọn như vậy là rất quan trọng cho điều đó.

Kết quả là, mặc dù một cuộc chiến hoàn toàn "bất ngờ" là điều khó xảy ra, nhưng sẽ luôn có nguy cơ xảy ra tính toán sai hoặc phản ứng quá mức.

Các cuộc đàm phán hòa bình có thể là một lựa chọn, nhưng những nỗ lực do Pháp và Đức làm trung gian, được gọi là định dạng Normandy, đã đạt được rất ít tiến bộ trong những năm gần đây.

Và các cuộc đàm phán mới dường như không phải là một giải pháp được đưa ra. Văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông Zelensky đã gửi yêu cầu đàm phán với Tổng thống Putin vào cuối tháng 3 vừa qua, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời.

TIN LIÊN QUAN
Malaysia và tranh cãi về ngoại giao 'anh cả' với Trung Quốc
Cập nhật Covid-19 ngày 15/4: Campuchia phong tỏa Phnom Penh; Ấn Độ sát mốc kỷ lục một ngày 200.000 ca nhiễm; châu Âu buồn vui lẫn lộn
5 quy tắc xếp chỗ ngồi cơ bản trong hoạt động đối ngoại
Nga-Mỹ điện đàm, Ukraine tập trận gần biên giới Crimea
Treo ảnh lãnh đạo trong các hoạt động đối ngoại thế nào cho đúng?
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà điều tra thẩm vấn
Máy bay Hải quân Mỹ bị 'bắn nhầm', 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Máy bay Hải quân Mỹ bị 'bắn nhầm', 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Quân đội Mỹ thông báo chiếc F/A-18 của Hải quân nước này đã bị bắn hạ trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12 (giờ Việt Nam) trong 'một vụ rõ ràng là bắn nhầm'.
Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Jeffrey DeLaurentis khẳng định cách tiếp cận chính trị thay vì cô lập Cuba là thành công và đến nay vẫn còn giá trị.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Phiên bản di động