Tên lửa đánh chặn thế hệ mới Raytheon SM-3 Block IIA được Mỹ và Nhật Bản cùng phát triển. (Nguồn: Raytheon) |
Một nguồn tin (giấu tên) cho biết, việc thử tên lửa diễn ra ngoài khơi bờ biển miền Nam California, gần Malibu (Mỹ). Tên lửa thế hệ mới này lần đầu tiên đã có thể mở cảm biến tìm kiếm mới trong không gian và sử dụng công nghệ kiểm soát độ cao mới để nhắm vào một hành tinh.
Theo tuyên bố của MDA, chưa có mục tiêu nào được xác định trong lần bắn thử này, cũng như chưa có tên lửa có mục tiêu cụ thể nào được phóng đi. Tuy nhiên, sẽ có một số cuộc thử nghiệm đánh chặn được tiến hành trong những năm tới. Các quan chức tham gia chương trình sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của tên lửa dựa trên đo lường từ xa và các dữ liệu khác từ cuộc thử nghiệm.
Cũng theo cơ quan này, Mỹ đã dành hơn 2 tỷ USD cho chương trình phát triển vũ khí SM-3 IIA. Trong khi đó, Nhật Bản đóng góp khoảng 1 tỷ USD. Tên lửa thế hệ mới này là một biến thể 53cm của tên lửa SM-3 trước đó và sử dụng hệ thống tác chiến lớp Aegis của Mỹ, do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất để tiêu diệt các mối đe dọa về tên lửa đạn đạo trong không gian.
Cuộc thử nghiệm đã đánh dấu một mốc quan trọng đối với việc triển khai các tên lửa trên tàu khu trục Aegis của Mỹ và tàu Kongo của Nhật Bản trong những năm tới, cũng như hệ thống vũ khí Mỹ Aegis Ashore ở Ba Lan vào năm 2018.
Cuộc thử nghiệm này cũng xác nhận tính năng của cơ quan cảm biến tìm kiếm mới, được sản xuất dành cho các phương tiện chiến đấu được thiết kế lại, hoặc đầu đạn hạt nhân, mà cuối cùng sẽ dùng để thay thế các cảm biến cũ đang được sử dụng trên các hạm đội Mỹ hay hệ thống đánh chặn trên mặt đất ở Alaska và California - là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa Mỹ.
Hiện cả Raytheon và MDA chưa có bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Cùng ngày, Lầu Năm Góc cũng thông báo, Tập đoàn Raytheon đã có được một hợp đồng trị giá hơn 543 triệu USD cho 17 quả tên lửa SM-3 IIA. Cuộc kiểm tra tên lửa hôm thứ Ba cũng sẽ mở đường cho Nhật Bản mua thêm các tên lửa này.
Minh Tuấn (theo Reuters)