Mỹ và Thỏa thuận hạt nhân Iran: Nút thắt chờ tháo gỡ

Phạm Trang
Với nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, Washington và Tehran đang từng bước trở lại bàn đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Với nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden,  Washington và Tehran đang từng bước trở lại bàn đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran. (Nguồn: Asia Times)
Với nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, Washington và Tehran đang từng bước trở lại bàn đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran. (Nguồn: Asia Times)

Các cuộc tiếp xúc mở đầu thông qua bên thứ ba và đang dần trở nên trực tiếp hơn nhằm tháo gỡ những khó khăn đang chia rẽ hai bên, đã phản ánh mong muốn của Tổng thống Joe Biden để Mỹ tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân Iran - hiệp ước đa phương mà trước đó Washington đã rút khỏi dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Cái khó của cả hai bên

Để đạt được thỏa thuận này, cả Mỹ và Iran sẽ đối mặt với nhiều khó khăn ở cả trong và ngoài nước.

Tại Mỹ, gần như mọi nhà lập pháp theo đảng Cộng hòa, và một số thành viên đảng Dân chủ có tầm ảnh hưởng đều phản đối việc quay trở lại Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), được ký kết năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức).

Còn ở Iran, những người theo phe cứng rắn cũng phản đối thỏa thuận này. JCPOA là một vấn đề quan trọng với Iran, và có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Iran vào tháng 6.

Ngược lại, đa số người dân ở cả hai nước đều ủng hộ sự tham gia của Mỹ với thỏa thuận hạt nhân. Cụ thể, theo cuộc thăm dò được công bố gần đây từ Hội đồng Chicago về Các vấn đề Toàn cầu và khảo sát ở Iran cho thấy 57% người Mỹ và 51% người Iran ủng hộ sự tham gia của Mỹ trong thỏa thuận dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt quốc tế chống Iran để đổi lấy những giới hạn nghiêm ngặt với vũ khí hạt nhân của nước này.

Tuy nhiên, một thực tế không mấy lạc quan là Mỹ và Iran luôn tỏ ra ngờ vực nhau, ngay cả trước khi chính quyền ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Mỹ luôn coi hành vi của Iran với chương trình vũ khí hạt nhân gia tăng sự bất ổn tại khu vực Trung Đông, trong khi Tehran lại ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Assad hay lực lượng Hezbollah của Lebanon – những đối tượng mà coi là tổ chức khủng bố và kẻ thù.

Ngay bản thân Iran cũng có rất nhiều cái khó nếu quay lại JCPOA trong bối cảnh nước này đang tiến gần hơn đến khả năng phát triển vũ khí hạt nhân. Và kể cả khi chính quyền ông Biden có nỗ lực đưa Mỹ trở lại JCPOA thành công thì chính quyền tiếp theo của Iran sau cuộc bầu cử vẫn có thể hủy bỏ cam kết của quốc gia Trung Đông này với thỏa thuận.

Với việc thỏa thuận trước đó đã tan biến khi chính quyền ông Trump rút khỏi JCPOA, lo ngại cuộc đàm phán sẽ khó đạt được sự đồng thuận giữa hai bên là hoàn toàn có cơ sở.

Ngoại giao vẫn là giải pháp

Tàu Iran bị tấn công trên Biển Đỏ: Tình cờ, không bất ngờ

Tàu Iran bị tấn công trên Biển Đỏ: Tình cờ, không bất ngờ

Việc tàu Iran bị tấn công trên Biển Đỏ cùng lúc diễn ra đàm phán gián tiếp Mỹ-Iran về JCPOA tại Vienna (Áo) là tình ...

Với Iran, kể cả nếu có chấp nhận thỏa thuận, hay phải hứng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran thực chất có nhiều lựa chọn ngoại giao và kinh tế hơn, ví dụ như với Nga hay Trung Quốc. Bằng chứng là Tehran và Bắc Kinh gần đây đã ký thỏa thuận hợp tác kinh tế kéo dài 25 năm, trị giá khoảng 400 tỷ USD và tạo ra những tác động ngoại giao quan trọng.

Rõ ràng, chính quyền ông Biden hiện nay không nên đàm phán chỉ để gia nhập lại thỏa thuận mà còn cần thay đổi và cải thiện nó, ví dụ như tăng cường các hạn chế đối với khả năng hạt nhân của Iran, các chương trình tên lửa và có thể là cả sự can thiệp quân sự của Tehran, điều mà Mỹ và đồng minh coi là mối đe dọa hiện hữu đối với lợi ích ở khu vực Trung Đông.

Thỏa thuận đạt được có thể sẽ không hoàn hảo và không thể làm hài lòng được cả hai bên, nhưng ít nhất, với nhiều nhà quan sát, nó có thể sẽ hiệu quả hơn so với chính sách của ông Trump từng có với Iran.

Ông Mark Bell, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị của Đại học Minnesota, một chuyên gia về các vấn đề vũ khí hạt nhân, chia sẻ: “Không có gì nghi ngờ rằng ngày nay Iran đã tiến gần đến việc có vũ khí hạt nhân hơn từ khi chính quyền ông Trump rút khỏi thỏa thuận. Điều đó sẽ làm tăng tính cấp thiết của việc đạt được thỏa thuận này”.

Bên cạnh đó, hậu quả có thể xảy ra của sự đối đầu giữa Mỹ và Iran sẽ khiến hai nước phải cẩn trọng trong bất kỳ động thái nào. Luôn có ba tình huống có thể xảy ra.

Một là, Iran tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.

Hai là, Iran và Mỹ giải quyết mâu thuẫn bằng quân sự.

Ba là, hai nước thực hiện một số loại thỏa thuận thương lượng để hạn chế vũ khí hạt nhân của Iran.

Nếu Iran tiếp tục duy trì và phát triển vũ khí hạt nhân, điều này sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang ở Trung Đông. Tuy nhiên, Mỹ từng sa lầy và tiêu tốn nhiều nhân lực cùng tiền của cho các cuộc chiến tranh ở Trung Đông, khó có khả năng Mỹ sẽ tiếp tục “nhúng chân” vào thêm một cuộc chiến tranh nữa.

Bởi lẽ đó, chính quyền của Tổng thống Biden dường như đã lựa chọn đúng đắn khi sử dụng đối thoại làm biện pháp. Với những thỏa thuận hợp lý và cần thiết, ngoại giao vẫn sẽ là phương án tốt nhất để xoa dịu mối quan hệ căng thẳng này.

TIN LIÊN QUAN
5 thập kỷ kể từ khi bóng bàn giúp Mỹ và Trung Quốc 'chạm' vào nhau
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un: Triều Tiên đang đối mặt với 'tình hình tồi tệ nhất'
Cập nhật Covid-19 ngày 7/4: Vaccine vô hiệu nếu chỉ tiêm một mũi; kỷ lục chết chóc ở Brazil; Australia đòi EU trả lô vaccine AstraZeneca
Cập nhật Covid-19 ngày 6/4: Ấn Độ 'bỏng rẫy'; WHO cảnh báo nguy cơ lây SARS-CoV-2 từ vật nuôi; COVAX phát hơn 36 triệu liều vaccine
Để bom mìn và chiến tranh chỉ còn là quá khứ
(theo Star Tribune)

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương và thăm Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tại Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương và thăm Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tại Bắc Ninh

Chiều 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dâng hương và thăm Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, tại phường Phù Khê, TP. Từ Sơn, tỉnh ...
Thái Bình trong nhóm 'tỷ USD' về thu hút FDI

Thái Bình trong nhóm 'tỷ USD' về thu hút FDI

2024 là năm thứ hai liên tiếp, Thái Bình nằm trong nhóm 'tỷ USD' về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia ngày 12/1, 18 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển đã nhập cảnh Malaysia và đang làm các thủ tục để ...
Ca sĩ trẻ Bùi Tuấn Ngọc được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào

Ca sĩ trẻ Bùi Tuấn Ngọc được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào

Ca sĩ Bùi Tuấn Ngọc hy vọng có nhiều bạn trẻ tham gia các công tác đối ngoại nhân dân để vun đắp tình hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Dự báo thời tiết ngày mai (14/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng xảy ra băng giá và sương muối; các khu vực ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày mai (14/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng xảy ra băng giá và sương muối; các khu vực ngày nắng

Thông tin dự báo thời tiết ngày mai (14/1) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
NSƯT Như Huỳnh được vinh danh Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu 2024

NSƯT Như Huỳnh được vinh danh Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu 2024

'Hoa hậu cải lương', NSƯT Như Huỳnh được xướng tên tại chương trình vinh danh gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024.
UAE mở lại Đại sứ quán tại Lebanon sau hơn ba năm vắng bóng

UAE mở lại Đại sứ quán tại Lebanon sau hơn ba năm vắng bóng

Một phái đoàn cấp cao của UAE đang có mặt tại Lebanon nhằm chuẩn bị cho việc mở lại Đại sứ quán nước này tại Beirut sau hơn ba năm.
Canada sẵn sàng 'đấu tay đôi' với Mỹ trước thềm Lễ nhậm chức của ông Trump

Canada sẵn sàng 'đấu tay đôi' với Mỹ trước thềm Lễ nhậm chức của ông Trump

Ngoại trưởng Canada Melanie Joly tuyên bố Ottawa không loại trừ bất kỳ biện pháp nào để đối phó với lời đe dọa áp thuế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Israel ném bom miền Nam Lebanon, bao vây Gaza 100 ngày gây thương vong khôn tả

Israel ném bom miền Nam Lebanon, bao vây Gaza 100 ngày gây thương vong khôn tả

Israel đã thực hiện một 'chiến dịch ném bom lớn' tại thị trấn Kfar Kila ở miền Nam nước này vào sáng sớm 13/1, gây rung chuyển các thị trấn lân cận.
Ba Lan vật lộn với bão tuyết, gần 1.000 sự cố trong chưa đầy một tuần

Ba Lan vật lộn với bão tuyết, gần 1.000 sự cố trong chưa đầy một tuần

Ngày 12/1, khoảng 32.000 hộ gia đình trên khắp Ba Lan, chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, đã bị mất điện do bão tuyết.
Chiến lược cải tổ đất nước của Thủ tướng Nhật Bản: Thay đổi sẽ bắt đầu từ đâu?

Chiến lược cải tổ đất nước của Thủ tướng Nhật Bản: Thay đổi sẽ bắt đầu từ đâu?

Ngày 13/1, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru tuyên bố đẩy nhanh nỗ lực phục hồi nền kinh tế vùng và giải quyết tình trạng tập trung dân cư quá mức.
Tổng thống Zelensky đề xuất trao đổi tù binh của bên thứ 3 để đổi lấy người Ukraine bị Nga giam giữ

Tổng thống Zelensky đề xuất trao đổi tù binh của bên thứ 3 để đổi lấy người Ukraine bị Nga giam giữ

Kiev sẵn sàng bàn giao các binh lính bên thứ 3 nếu có thể trao đổi để đưa người Ukraine bị Nga giam giữ trở về.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Phiên bản di động