Nga - Mỹ và cuộc chơi gián điệp

Minh Khôi
TGVN. Quan hệ ngoại giao giữa hai siêu cường Nga - Mỹ trong lịch sử nhiều lần sóng gió khi hai bên phát hiện và bắt giữ các điệp viên của nhau, dẫn đến các biện pháp trả đũa cùng án tù hàng chục năm cho các điệp viên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga my va cuoc choi gian diep Lần đầu tiên cựu đặc vụ Snowden tiết lộ về FSB và cuộc sống ở Nga (kỳ cuối)
nga my va cuoc choi gian diep Lần đầu tiên cựu đặc vụ Snowden tiết lộ về FSB và cuộc sống ở Nga (kỳ 1)
nga my va cuoc choi gian diep
Ảnh minh họa. (Nguồn: Yahoo News)

Những ngày đầu tháng Chín này, truyền thông Mỹ và Nga xôn xao vụ một điệp viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng “nằm vùng” trong chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin. Mặc dù cả Moscow và Washington đều khẳng định thông tin trên là “bịa đặt”, nhưng sự việc khiến người ta nhớ đến các vụ bê bối gián điệp trước đây giữa hai nước, vốn không phải là “chuyện hình sự đọc cho vui”.

Cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất và nhanh nhất

Tờ Kommersant của Nga ngày 10/9 đưa tin, điệp viên CIA “nằm vùng” trong chính quyền Nga có thể là một người tên Oleg Smolenkov, đã biến mất cùng vợ và ba con khi đi nghỉ hè ở Montenegro năm 2017. Theo The New York Times, nhân vật này được tình báo Mỹ tuyển dụng và đào tạo kỹ càng từ thập kỷ trước.

Ngày 28/6/2010, chỉ vài ngày sau chuyến thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Mỹ, Washington tuyên bố đã bắt giữ 10 điệp viên Nga tại bốn bang New York, New Jersey, Massachusetts và Virginia.

Theo phía Mỹ, đường dây gián điệp đã hình thành từ cuối những năm 1990, có nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ với các nhân vật trong giới hoạch định chính sách Mỹ để tìm hiểu thông tin rồi gửi về Nga. Một số người sử dụng danh tính của những người Mỹ đã qua đời khiến việc phát giác trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, một kẻ phản bội đã giúp Mỹ bắt giữ được 10 trong số 11 người thuộc nhóm điệp viên, đó là Đại tá Alexander Poteyev thuộc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR). Theo AFP, CIA đã tuyển mộ Poteyev từ những năm 1990 khi ông ta làm việc hai nhiệm kỳ trong các cơ quan đại diện ngoại giao Nga tại Mỹ. Poteyev bị cho là một trong những kẻ phản bội tồi tệ nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại. Năm 2011, Moscow kết án vắng mặt Poteyev 25 năm tù giam vì tội phản quốc và đào ngũ.

Chỉ 12 ngày sau vụ bắt giữ chấn động này, 10 điệp viên của Nga, trong đó có nữ điệp viên xinh đẹp Anna Chapman, đã được phía Mỹ trao đổi để lấy bốn điệp viên của nước này đang bị Nga giam giữ. Việc hai nước xử lý êm thấm vụ bê bối gián điệp lớn trong thời gian ngắn như vậy được coi là điều hy hữu trong hoạt động tình báo trên thế giới. Để cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất giữa hai nước kể từ sau Chiến tranh Lạnh diễn ra êm thấm, đại diện của SVR và CIA đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán.

“Cầu điệp viên Glienicker”

Không nhanh chóng như vụ trao đổi 10 điệp viên trên, trước đó các vụ trao đổi thường diễn ra rất lâu sau khi các nghi phạm bị bắt rồi kết tội, hay sau quá trình đàm phán kéo dài như vụ Francis Gary Powers và Rudolf Ivanovich Abel.

Ngày 10/2/1962, trên cầu Glienicker bắc qua sông Havel nằm giữa Berlin và Potsdam có hai người đàn ông đi ngược chiều nhau, một đi về hướng Đông, một theo hướng Tây. Họ là hai nhân vật đặc biệt - phi công CIA Gary Powers và Đại tá của Cơ quan Tình báo Liên Xô (KGB) Rudolf Abel.

Washington khi đó bàn giao cho Moscow điệp viên Abel - người đã hoạt động dưới vỏ bọc là nhiếp ảnh gia tại New York trong khi chỉ huy mạng lưới tình báo Liên Xô ở Mỹ. Năm 1947, Đại tá Abel - tên thật là Vilyam Fisher - bị bắt và lĩnh án 32 năm tù. Còn Liên Xô đã trao cho phía Mỹ phi công Powers, người đã lái máy bay do thám U-2 bị bắn rơi vào ngày 1/5/1960 tại Sverdlovsk (Nga) và phải nhận bản án 10 năm tù vì tội hoạt động gián điệp.

Tháng 2/1986, một lần nữa trên “Cầu điệp viên Glienicker” lại diễn ra vụ trao đổi các nhân viên tình báo của Liên Xô và Mỹ. Khi đó, Mỹ trao cho Liên Xô vợ chồng Karel và Hana Koecher, hai điệp viên được cử tới Mỹ từ năm 1965 để thu thập các thông tin tình báo, chính trị và thâm nhập sâu vào hàng ngũ CIA. Vợ chồng Koecher phải nằm trong nhà tù của Mỹ 11 tháng trước khi được trao đổi với Anatoly Sharansky - người bị Moscow bắt giữ vào tháng 3/1977 với tội danh phản bội tổ quốc, tuyên truyền chống phá nhà nước và chuyển giao nhiều thông tin bí mật quốc gia cho CIA.

nga my va cuoc choi gian diep
Hình vẽ 10 điệp viên Nga bị Mỹ bắt giữ hồi năm 2010. (Nguồn: WSJ)

Trừng phạt bằng trục xuất nhà ngoại giao

Căng thẳng giữa Nga và Mỹ liên quan đến hoạt động gián điệp lại bùng lên năm 2000 khi doanh nhân, cựu sĩ quan tình báo hải quân Mỹ Edmond Pope bị bắt tại Moscow vì mua thông tin về VA-111, một loại ngư lôi của Nga.

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Mỹ đã có những phản ứng đáp trả. Năm 2001, nước này bắt giữ điệp viên 58 tuổi Robert Hanssen vì làm gián điệp suốt 15 năm cho Liên Xô và sau đó là Nga. Robert Hanssen được cho là đứng sau vụ rò rỉ tin mật lớn nhất ở Mỹ, làm lộ danh tính của 12 nhân viên tình báo và hơn 6.000 trang thông tin mật của Mỹ, trong đó có các kế hoạch hành động nếu Mỹ bị tấn công hạt nhân. Cũng nhờ Hassen, Nga biết về đường hầm bí mật mà FBI đã đào dưới Đại sứ quán Liên Xô tại Washington năm 1977.

Hậu quả của vụ bê bối này là 50 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Mỹ. Đáp trả, Nga cũng tuyên bố trục xuất 50 nhà ngoại giao Mỹ khỏi lãnh thổ Nga nhưng cuối cùng chỉ có bốn nhân viên sứ quán Mỹ rời Moscow.

Đây là lần trục xuất lớn nhất kể từ khi chính quyền Tổng thống Ronald Reagan buộc 55 nhà ngoại giao Liên Xô phải rời Mỹ năm 1986. Căng thẳng lần đó được khơi ngòi bởi vụ Mỹ bắt giữ nhà vật lý Liên Xô từng là nhân viên của Liên hợp quốc Gennadi F.Zakharov vì tội danh gián điệp. Một tuần sau, Nicholas S.Daniloff - phóng viên của báo Tin tức và Thế giới (Mỹ) - cũng bị bắt ở Moscow với lý do tương tự.

Việc trục xuất các nhà ngoại giao do căng thẳng trong vấn đề gián điệp lặp lại vào tháng 12/2016. Chính quyền Tổng thống Barack Obama quyết định trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga tại Đại sứ quán ở Washington và Tổng Lãnh sự quán ở San Francisco, đồng thời đóng cửa hai cơ sở của Nga tại New York và Marilena.

Theo CNN, chỉ riêng tại Mỹ, ước tính có khoảng 100.000 điệp viên nước ngoài đang hoạt động cho ít nhất 60 đến 80 quốc gia.

Ngay sau đó, Điện Kremlin cáo buộc Washington muốn “huỷ diệt” quan hệ với Moscow. Tổng Lãnh sự quán Nga tại San Francisco lên tiếng phản đối vì bị gọi là “tổ gián điệp”. Các cựu nhân viên FBI thì cho rằng những người bị trục xuất “là những nhà ngoại giao đáng ngờ nhất có dính líu tới việc thu thập tin tức tình báo về chính trị, quân sự hoặc kinh tế”.

Hồi tháng Ba năm ngoái, theo Interfax, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố 58 nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow và hai quan chức ngoại giao khác ở Yekaterinburg là “những người không được chào đón”. Trước đó hai ngày, Mỹ yêu cầu 60 nhà ngoại giao Nga rời khỏi nước này và đóng cửa Tổng Lãnh sự Nga tại Seattle.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây về vụ tấn công chất độc thần kinh nhằm vào cựu điệp viên của GRU là Sergei Skripal và con gái Yulia ở Salisbury (Anh) ngày 4/3/2018. Các đặc vụ Nga bị quy trách nhiệm cho vụ đầu độc này nhưng Điện Kremlin phủ nhận.

Sau vụ việc, Mỹ tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt như đặt giới hạn cho các ngân hàng Mỹ khi giao dịch với Nga, hạn chế xuất khẩu hàng hóa và công nghệ mà có thể được sử dụng trong các chương trình vũ khí hóa học và sinh học sang Nga…

Một vụ mặc cả?

Thực tế, có những vụ bắt giữ các công dân bị cáo buộc làm gián điệp giữa Nga và Mỹ dù không rõ mối liên hệ với nhau, nhưng người ta vẫn cho rằng đó là hành động trả đũa, nhất là khi vụ việc diễn ra cùng thời điểm.

Vụ Paul Whelan, cựu lính thủy quân lục chiến Mỹ 48 tuổi, bị bắt tại Moscow cuối tháng 11/2018 là một ví dụ. Dù Moscow bác bỏ, song nhiều chuyên gia tình báo nhận định Paul Whelan có thể được sử dụng để mặc cả với Washington nhằm đổi lấy điệp viên Nga đang bị giam giữ Maria Butina - người đã nhận tội làm gián điệp thông qua việc thâm nhập Hiệp hội Súng trường (NRA) – một hiệp hội quyền lực và có nhiều ảnh hưởng tới giới chính trị Mỹ. Butina bị tòa án liên bang Mỹ kết án 18 tháng tù hồi tháng 4/2019, còn Paul Whelan có thể sẽ phải đối mặt với bản án 20 năm tù giam tại Nga.

Trên đây chỉ là một phần nhỏ trong trò chơi điệp viên giữa Mỹ với Liên Xô trước đây, nước Nga ngày nay. Trò chơi sẽ vẫn tiếp tục, bởi như cựu quan chức FBI Kevin Favreau nói: “Các viên chức tình báo luôn có thể thay thế được”, hay như cựu sĩ quan tình báo Nga Yuri Kobaladze: “Ai cũng muốn có được bí mật của người khác”. Và rất có thể trò chơi này sẽ làm phương hại đến quan hệ Nga - Mỹ thường “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.

nga my va cuoc choi gian diep

Nga đề nghị Interpol cung cấp địa chỉ 'điệp viên' Smolenkov ở Mỹ

TGVN. Ngày 12/9, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moscow đã hỏi Washington thông qua Tổ chức Cảnh sát hình sự ...

nga my va cuoc choi gian diep

Nga tuyên bố không giống Mỹ, không thử cũng không sở hữu tên lửa tầm ngắn và tầm trung

TGVN. Ngày 12/9, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, nước này không giống Mỹ, không thử và cũng không sở hữu tên lửa tầm ngắn và tầm ...

nga my va cuoc choi gian diep

Nga: Thông tin điệp viên CIA nằm vùng trong Điện Kremlin là đồn đoán và bịa đặt

TGVN. Ngày 10/9, Điện Kremlin đã bác những thông tin truyền thông cho rằng, một nhân viên tình báo Mỹ "nằm vùng" trong chính quyền ...

Minh Khôi (tổng hợp)

Đọc thêm

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Kiều bào tại Nga thành kính tưởng nhớ các Vua Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Kiều bào tại Nga thành kính tưởng nhớ các Vua Hùng

Hòa chung không khí của hàng triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước hướng về cội nguồn dân tộc nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch).
Bài tarot hôm nay 20/4/1014: Hé lộ tính cách về người sắp hẹn hò với bạn

Bài tarot hôm nay 20/4/1014: Hé lộ tính cách về người sắp hẹn hò với bạn

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem người sắp hẹn hò với bạn có tính cách như thế nào nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Mini của các dòng như Countryman, JCW, 3 Door, 5 Door sẽ được cập nhật chi tiết bên trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Tính năng quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung được nhiều người dùng yêu thích nhất bởi sự thuận tiện cá nhân hóa của nó. Với tính năng ...
VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại VCK Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Trung Quốc ở lượt trận thứ 2 bảng ...
3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

Snipping Tool là một tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Công cụ này cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và lưu ảnh chụp màn hình ...
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động