Nga - “Nhà môi giới” quyền lực tại Trung Đông

TGVN. Bình luận về vai trò của Nga tại khu vực Trung Đông, tờ Foreign Affairs mới đây dự đoán, chắc chắn, Nga sẽ nổi lên thành một “nhà môi giới” quyền lực ngang hàng và thậm chí còn quan trọng hơn Mỹ, sau khi thành công ở nơi Mỹ đã thất bại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong Cơ hội và rủi ro đối với Tổng thống Nga khi muốn gia tăng vai trò tại Trung Đông
nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong Nga, Iran chỉ trích 'những bước đi mang tính phá hoại của Mỹ' gây căng thẳng Trung Đông
nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashar al-Assad. (Nguồn: Reuters)

Thông điệp về sức mạnh quân sự và kỹ năng ngoại giao của Nga sẽ vượt ra ngoài phạm vi Trung Đông và thúc đẩy việc công nhận Nga là một cường quốc toàn cầu.

Từng hiện diện khắp Trung Đông

Nga từng thành công ở Trung Đông. Lực lượng không quân Nga đã cứu chế độ Assad khỏi một thất bại chắc chắn xảy ra. Giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel phải chấp nhận sự hiện diện của binh lính Nga ở biên giới nước mình. Saudi Arabia đã trải thảm đỏ tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin. Và Tổng thống Mỹ Donald Trump cảm ơn ông Putin vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiêu diệt Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Nga đã hiện diện trên khắp Trung Đông, từ Bắc Phi đến vịnh Persia từ các vị khách cấp cao, vũ khí, binh lính cho đến những thỏa thuận xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân.

Tờ Foreign Affairs nhận định, sự trỗi dậy trở lại của Nga với tư cách một “nhà môi giới” quyền lực lớn ở Trung Đông là rất đáng chú ý, không chỉ vì điều này trái ngược với lập trường không nhất quán của Mỹ trong khu vực mà còn vì trong 1/4 thế kỷ sau Chiến tranh Lạnh, Nga đã không hiện diện trong khu vực này. Tuy nhiên, sự vắng bóng của Nga, chứ không phải sự trở lại của siêu cường này, mới là điều bất thường.

Trong hàng thế kỷ, Nga đã chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Pháp để giành quyền tiếp cận Địa Trung Hải, bảo vệ các tín đồ Cơ Đốc giáo dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman và giữ một chỗ đứng ở vùng Đất Thánh. Trong phần lớn kỷ nguyên hậu Thế chiến II, Liên Xô là lực lượng chính ở Trung Đông.

Moscow đã hỗ trợ Tổ chức giải phóng Palestine trong cuộc đấu tranh chống lại Israel. Ai Cập và Syria đã tiến hành chiến tranh chống lại Israel bằng vũ khí của Liên Xô, với sự giúp đỡ từ các cố vấn quân sự và thậm chí đôi khi là cả các phi công Liên Xô.

Sau đó, vào cuối những năm 1980, Liên Xô rơi vào thời kỳ khó khăn và nhanh chóng rút lực lượng. Trong 2 thập kỷ sau đó, sự hiện diện của Nga ở Trung Đông chỉ là cho có. Mỹ dường như đã quen với việc tiến hành chiến tranh, áp đặt tầm nhìn chính trị của mình và trừng phạt các chính phủ không quy thuận.

Tình trạng này kéo dài cho đến năm 2015. Mùa Thu năm 2015, Nga đã điều binh lính đến Syria. Nhiều người kỳ vọng một liên minh các tổ chức đối lập do Mỹ hậu thuẫn sẽ giành chiến thắng trong cuộc nội chiến tại Syria và lật đổ chế độ Bashar al-Assad.

Tuy nhiên, sức mạnh bất ngờ của quân đội Nga đã nhanh chóng làm thay đổi chiều hướng các sự kiện, cho thấy Trung Đông nếu không có Nga sẽ thực sự đi chệch hướng

Nga đang thực sự muốn gì?

Theo quan điểm của Moscow, việc quay trở lại chính trường quyền lực ở Trung Đông năm 2015 là một động thái hợp lý, thậm chí là cần thiết. Chế độ Assad là khách hàng còn lại cuối cùng của Nga – mà họ đã làm ăn kinh doanh cùng trong nửa thập kỷ trước.

Giờ đây, Assad đang gặp nguy hiểm, sắp sửa bị liên minh các tổ chức đối lập do Mỹ hậu thuẫn đánh bại. Việc cứu chế độ Syria vừa là điều cần thiết nếu Nga muốn duy trì chỗ đứng ở Trung Đông, vừa là một cơ hội để “giáng đòn” vào Mỹ.

Hơn nữa, Nga có những quan ngại an ninh trong nước về tác động gián tiếp của cuộc chiến ở Syria. Có nguồn tin cho biết, một vài trong số các tổ chức cấp tiến nhất trong cuộc nội chiến Syria đã tiếp nhận hàng trăm, có thể là hàng nghìn, chiến binh Nga vào hàng ngũ với họ. Do có vị trí địa lý gần Trung Đông và đường biên giới dễ xâm nhập nên việc Nga chiến đấu chống lại những kẻ khủng bố ở Syria, theo như lời ông Putin, hợp lý hơn là chờ “chúng đến gõ cửa”.

Mùa Thu năm 2015, khi ông Putin cử lực lượng không quân và bộ binh Nga đến Syria, Mỹ đã tỏ rõ rằng, họ sẽ không trực tiếp can thiệp cuộc nội chiến Syria. Do đó, nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự với Mỹ là rất nhỏ. Vẫn còn có nguy cơ hai lực lượng vô tình đối đầu nhau, nhưng nguy cơ này đã được giải quyết thông qua việc giảm xung đột. Điều này cũng được đánh giá là một chiến thắng đối với quân đội Nga vì nếu như trước đây Mỹ tự do hoạt động ở Syria theo ý muốn thì giờ đây, họ phải phối hợp hoạt động với Nga.

Theo quan điểm của Moscow, chiến dịch Syria là một thành công – nơi Nga không phải chịu nhiều tổn thất về tính mạng hay tài sản. Thay vào đó, cuộc can thiệp này đã khôi phục vị trí nổi bật của Nga ở Trung Đông, chứng tỏ sức mạnh mới được khôi phục của quân đội Nga và mang đến nhiều cơ hội để thử các vũ khí mới.

Giờ đây, tất cả các nước trong khu vực cũng sẽ biết rằng, Nga giúp đỡ đồng đội của mình – không như Mỹ, bỏ rơi bạn bè khi vừa thấy dấu hiệu khó khăn đầu tiên, như họ từng làm với cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak vào năm 2011.

nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong

Nga với Trung Đông: Thay thời, đổi thế

TGVN. Nước Nga của Tổng thống Putin, với những triển khai chiến lược gần đây, nhất là với Thổ Nhĩ Kỳ về Syria, đang giành ...

Thành tựu đi đôi với thách thức

Iran, Israel và Saudi Arabia đang chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh ủy nhiệm ác liệt ở Syria và Điện Kremlin đã tự đặt mình vào vị trí một nhà môi giới quyền lực cho tất cả các bên. Nga có thể đàm phán và có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả, do đó Nga có vai trò không thể thiếu.

Tuy nhiên, trong một khu vực bị chia rẽ bởi những bất hòa về tôn giáo, ý thức hệ và địa chính trị, và từ lâu đã chứng kiến những cuộc cạnh tranh dữ dội, một “nhà môi giới” quyền lực cần phải có khả năng hành động chứ không chỉ là đàm phán với tất cả các bên tham gia.

Israel muốn Nga kiềm chế Iran và Hezbollah ở Syria, trong khi đó Iran và Hezbollah vẫn có ý định tiến hành chiến dịch chống nhà nước Do Thái. Saudi Arabia muốn Nga đứng về phía họ trong cuộc đối đầu với Iran. Trong khi đó, Nga đã đầu tư đáng kể vào mối quan hệ với Iran và sẽ không hy sinh nó để đổi lấy mối quan hệ tốt đẹp hơn với Israel hay Saudi Arabia.

Tháng 6/2018, tại Jerusalem, Thư ký Hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev đã đưa ra quan điểm rõ ràng, bác bỏ những cáo buộc của Mỹ và Israel rằng, Iran là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Trung Đông và gọi các cuộc tấn công của Israel là điều không mong muốn.

Theo giới quan sát, một giải pháp chính trị ở Syria sẽ là thành tựu lớn nhất sau nỗ lực quân sự của Moscow. Chắc chắn, Nga sẽ nổi lên thành một “nhà môi giới” quyền lực ngang hàng và thậm chí còn quan trọng hơn Mỹ, sau khi thành công ở nơi Mỹ đã thất bại. Thông điệp về sức mạnh quân sự và kỹ năng ngoại giao của Nga sẽ vượt ra ngoài phạm vi Trung Đông và thúc đẩy việc công nhận Nga là một cường quốc toàn cầu.

Sau khi đảm bảo hòa bình ở Syria, Nga có thể trông cậy vào nguồn tài trợ của châu Âu và các nước Arab giàu có để tái thiết Syria. Điều này sẽ mang đến những hợp đồng sinh lợi cho các công ty Nga có quan hệ thân thiết với Điện Kremlin.

Để mang lại một nền hòa bình bền vững, Nga sẽ cần phải kiềm chế Iran và Hezbollah, cũng như trấn an Israel và Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình an ninh. Hiện tại, châu Âu hay bất kỳ nước nào khác đều không vội vã chi trả khoản phí tổn khổng lồ cho công cuộc tái thiết Syria. Nga không thể giải quyết vấn đề nan giải này mà không khiến một số quốc gia phật lòng.

Nga đã quay trở lại một khu vực rộng lớn và bất ổn đúng lúc nơi đây bắt đầu thích nghi với sự không chắc chắn của một trạng thái bình thường mới đang xuất hiện: “Một Trung Đông hậu Mỹ”. Dù vậy, rất ít chính phủ trong khu vực, nếu có, thực sự mong muốn Nga lấp vào chỗ trống mà Mỹ để lại khi nước này rút quân và tập trung sự chú ý và các nguồn lực của họ vào nơi khác.

Thành tích của quân đội Nga ở Syria và việc ông Putin được tiếp đón nồng nhiệt ở Saudi Arabia không thể che giấu thực tế rằng, nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn và khao khát các khoản đầu tư.

Đối với Điện Kremlin, các nước Arab vùng Vịnh giàu có là một cơ hội để xây dựng nguồn quỹ. Việc quân đội Nga dành khoản ngân sách tương đối hạn chế cho hoạt động mua bán cũng không còn là bí mật và các thương vụ bán vũ khí cho nước ngoài là nguồn thu nhập chính của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Điều này cũng đúng với nền công nghiệp năng lượng hạt nhân của Nga. Mặc dù được quảng bá là doanh nghiệp mũi nhọn của ngành công nghiệp Nga, nhưng Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom vẫn chưa xây dựng được một nhà máy nào ngoài nhà máy Bushehr ở Iran, vốn mất vài thập kỷ mới hoàn thành.

Nga hầu như không mang lại điều gì cho các xã hội Arab trong khu vực, vốn cần an ninh, sự ổn định và các cơ hội hiện đại hóa chính trị và kinh tế. Các chuyến thăm cấp cao và các thương vụ mua bán vũ khí sẽ không đáp ứng được những mục tiêu đó.

Tuy nhiên, việc Nga quay trở lại Trung Đông không hẳn chỉ là đe dọa đến các lợi ích của Mỹ. Khi xem xét lại những lợi ích và cam kết của mình trong khu vực, Mỹ có thể tìm thấy những lĩnh vực mà lợi ích của Mỹ và Nga tương thích hay thậm chí là đồng nhất với nhau. Chẳng hạn, năm 2015, Mỹ và Nga đã có thể hợp tác trong vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran.

nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong

Nhấn mạnh nguy cơ xung đột quân sự quy mô lớn, Nga muốn hỗ trợ mang lại ổn định cho khu vực Trung Đông

TGVN. Ngày 27/8, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyanskiy cho rằng, những hành động quân sự mới đây của Israel đối ...

nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong

Nga lạc quan trước tác động từ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ

TGVN. Ngày 3/8, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tuyên bố, những biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ gây tổn hại tới ...

nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong

Nga "buộc tội" Mỹ leo thang căng thẳng tại Trung Đông

Bộ Ngoại giao Nga ngày 14/6 đã cảnh báo sự vội vàng trong việc quy kết trách nhiệm đối với những vụ tấn công vào ...

(theo Foreign Affairs)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Nhân dịp ông Prabowo Subianto được bầu làm Tổng thống Indonesia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (29/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc ...
Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/3/2024.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Phiên bản di động