Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu: Một nghịch lý không khó lý giải! Rồi sẽ đi về đâu?

Vy Anh
Lạ thay, việc tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng lại có thể thực sự làm suy yếu tham vọng công nghiệp quốc phòng của cả châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu: Một nghịch lý không khó lý giải! rồi sẽ đi về đâu?
Xung đột Nga-Ukraine thúc đẩy các sáng kiến quốc phòng của châu Âu. (Nguồn: Reuters)

Chuyên gia quân sự và quốc phòng Tim Lawrenson, làm việc tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) ở Anh vừa qua đã có bài viết đăng trên trang web của viện này, nhận định rằng, xung đột Nga-Ukraine đang thúc đẩy các sáng kiến quốc phòng của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, điều này sẽ có ý nghĩa gì đối với các ngành công nghiệp quốc phòng của các quốc gia lục địa này?

Theo ông Lawrenson, xung đột Nga-Ukraine không chỉ làm hồi sinh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà còn thúc đẩy tốc độ các sáng kiến phòng thủ của EU.

Vài ngày trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine (tháng 2), Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra những đề xuất tương đối rụt rè để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của EU, nhưng trong vài tuần sau, các kế hoạch đầy tham vọng hơn đã được thảo luận.

Tuy nhiên, chuyên gia trên cho rằng, cuộc xung đột cũng đặt ra những thách thức về nhu cầu khác đối với các ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu.

Trước xung đột, ngày 15/2, EC công bố “gói quốc phòng”, nêu nhiều ý tưởng để bổ sung các nỗ lực hiện có nhằm thúc đẩy công nghiệp quốc phòng của EU. Trong số đó, có lẽ hấp dẫn nhất là đề xuất về khoản mới trong Quỹ Quốc phòng châu Âu (EDF) dành cho việc mua sắm các công nghệ do EDF tài trợ của các quốc gia thành viên EU.

Tốc độ mua sắm "vù vù"

Chuyên gia của IISS nhận định, những động thái từ Nga dường như đã thúc đẩy EU tăng cường đáng kể các nỗ lực của họ. Trước đây, có một số rào cản không thể thay đổi, nhưng sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, rào cản đó đã nhanh chóng được hạ xuống.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến EU phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với sự tham dự của những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước tại Cung điện Versailles (Pháp) vào ngày 10-11/3.

Đến giữa tháng 5, khối đưa ra đề xuất với EC về những “sáng kiến cần thiết để củng cố cơ sở công nghiệp-quốc phòng châu Âu”.

Các đề xuất này bao gồm việc tạo ra Chương trình Đầu tư quốc phòng châu Âu (EDIP) - công cụ sẽ trợ cấp cho việc hợp tác mua sắm các sản phẩm được phát triển trong EU.

Tuy nhiên, nhận thấy sự cấp thiết phải hành động, EC cũng đề xuất một công cụ ngắn hạn, có tên gọi Tăng cường công nghiệp quốc phòng châu Âu thông qua Đạo luật Mua sắm chung (EDIRPA), theo đó, sẽ đồng tài trợ cho việc hợp tác mua sắm thiết bị có xuất xứ từ EU.

Mục đích rõ ràng của EDIRPA, dựa trên các mục tiêu và tiêu chí đủ điều kiện đã nêu, là không khuyến khích các quốc gia thành viên EU giải quyết khoảng cách năng lực ngắn hạn bằng thiết bị mua từ bên ngoài EU. EDIRPA sẽ có ngân sách 500 triệu Euro, được giải ngân trong 2 năm, từ cuối năm 2022 đến năm 2024.

Những dấu hiệu đầu tiên về tham vọng của EC trong việc thiết lập một chương trình nghiên cứu quốc phòng châu Âu đã xuất hiện từ năm 2014.

Dự án thí điểm trị giá 1,4 triệu Euro về nghiên cứu quốc phòng, hoạt động từ năm 2015-2018, nhanh chóng dẫn đến chương trình Hành động chuẩn bị cho Nghiên cứu quốc phòng (PADR) trị giá 90 triệu Euro, kéo dài từ năm 2017-2019.

Dự án này lần lượt được tiếp nối vào năm 2019-2020 bởi Chương trình Phát triển công nghiệp quốc phòng châu Âu (EDIDP). Với ngân sách 500 triệu Euro, EDIDP lớn hơn PADR hơn 5 lần.

Con dao hai lưỡi?

Thế nhưng, ông Lawrenson lại cảnh báo một nghịch lý rằng, việc tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng - được công bố ở nhiều quốc gia thành viên EU sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự vào Ukraine - có thể thực sự làm suy yếu tham vọng công nghiệp quốc phòng của Liên minh này.

Sự gia tăng đột ngột của nguồn tài trợ quốc gia khiến các chính phủ dễ dàng thực hiện một mình vì họ có nhiều tiền hơn để chi tiêu.

Hơn nữa, xung đột ở Ukraine đã buộc nhiều quốc gia thành viên EU phải đánh giá lại mức độ cấp thiết của việc giải quyết các khoảng trống năng lực lâu nay và ưu tiên lấp đầy chúng một cách nhanh chóng, trái ngược với việc phát triển các sản phẩm mới với đối tác châu Âu khác.

Chẳng hạn, Đức và Ba Lan đều đã công bố các hoạt động mua sắm đáng chú ý kể từ khi xung đột xảy ra, phần lớn trong số đó dành cho các thiết bị có nguồn gốc từ bên ngoài EU, bao gồm cả Mỹ và Hàn Quốc.

Điều đáng lo ngại đối với EC là các công cụ mới của EU sẽ quá muộn và mức tài trợ quá nhỏ để có thể thay đổi nghiêm túc suy nghĩ của các chính phủ quốc gia thành viên.

Một vấn đề khác với công cụ mua sắm mới của EU là công cụ dự kiến sẽ bao gồm các quy tắc loại trừ bất kỳ sản phẩm nào phải chịu các hạn chế của nước thứ ba. Điều này đã được thể hiện rõ trong dự thảo quy định cho EDIRPA, được công bố hồi tháng 7/2022.

Chuyên gia Tim Lawrenson giải thích, quy tắc này có nghĩa là bất kỳ sản phẩm nào có công nghệ chịu sự kiểm soát xuất khẩu của nước thứ ba đều có khả năng bị loại trừ.

Với tính chất xuyên quốc gia của các chuỗi cung ứng quốc phòng, đặc biệt là ưu thế của công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ, quy tắc trên có khả năng ảnh hưởng đến một loạt sản phẩm hiện có, nhiều sản phẩm chủ yếu có xuất xứ từ EU.

Việc này có thể khiến các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nhiều nhất nản lòng khi các quy tắc của EDIRPA và EDIP được thương lượng, có khả năng làm phức tạp việc thực hiện cả hai công cụ.

Khủng hoảng năng lượng: EU đạt thỏa thuận thể hiện sự quyết tâm và đoàn kết; Pháp, Đức hài lòng

Khủng hoảng năng lượng: EU đạt thỏa thuận thể hiện sự quyết tâm và đoàn kết; Pháp, Đức hài lòng

Ngày 21/10, tại Hội nghị thượng đỉnh các nước Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), các quan chức trong khối đã đạt được ...

Ukraine: Nga phá đập thủy điện sẽ ‘gây ra thảm họa nhân tạo’

Ukraine: Nga phá đập thủy điện sẽ ‘gây ra thảm họa nhân tạo’

Kiev cáo buộc Moscow có ý đồ phá đập thủy điện ở Kherson, đồng thời khẳng định Nga tấn công nhà máy điện để người ...

Đức xác định nguyên nhân sự cố rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc, 'chĩa mũi nhọn' vào Nga?

Đức xác định nguyên nhân sự cố rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc, 'chĩa mũi nhọn' vào Nga?

Ngày 18/10, WSJ đưa tin, các nhà điều tra Đức đã xác định rằng, các vụ nổ tại tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng ...

Anh sẽ duy trì mức chi tiêu quốc phòng tương đương 3% GDP, vì sao không nên giảm?

Anh sẽ duy trì mức chi tiêu quốc phòng tương đương 3% GDP, vì sao không nên giảm?

Anh cho rằng, trong bối cảnh an ninh hiện nay, việc giữ mức chi tiêu quốc phòng tương đương 3% GDP đến cuối thập niên ...

Khủng hoảng thiếu điện vì La Nina, mùa Đông năm nay Trung Quốc sẽ lạnh không kém châu Âu

Khủng hoảng thiếu điện vì La Nina, mùa Đông năm nay Trung Quốc sẽ lạnh không kém châu Âu

Theo các chuyên gia, tác động kéo dài của đợt hạn hán khắc nghiệt xảy ra trên dọc khu vực sông Dương Tử từ mùa ...

Xem nhiều

Đọc thêm

ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024: Danh sách cầu thủ đội tuyển Việt Nam tập trung tháng 11

ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024: Danh sách cầu thủ đội tuyển Việt Nam tập trung tháng 11

HLV Kim Sang Sik công bố danh sách 30 cầu thủ đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024.
Độc đạo tập 34: Quân 'già' bắt cóc em trai Hồng, mẹ con Diễm rời bản Mây

Độc đạo tập 34: Quân 'già' bắt cóc em trai Hồng, mẹ con Diễm rời bản Mây

Độc đạo tập 34, Hồng hốt hoảng khi biết ông trùm bắt cóc em trai, Diễm sắp rời bản Mây...
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng

Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng

Kể từ ngày 15/11, dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng do tranh chấp về giá cả.
Hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời kỳ mới

Hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời kỳ mới

Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng thích ứng với những thay ...
Chỉ số ô nhiễm không khí tại New Delhi chạm đỉnh

Chỉ số ô nhiễm không khí tại New Delhi chạm đỉnh

Lớp sương mù dày đặc bao phủ hầu hết các khu vực phía Bắc Ấn Độ, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở thủ đô New Delhi cũng đạt ...
Hội nghị thượng đỉnh G20: Dấu mốc lịch sử với châu Phi, Chủ tịch Trung Quốc mang thông điệp hợp tác vì 'một thế giới đa cực bình đẳng và trật tự'

Hội nghị thượng đỉnh G20: Dấu mốc lịch sử với châu Phi, Chủ tịch Trung Quốc mang thông điệp hợp tác vì 'một thế giới đa cực bình đẳng và trật tự'

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay là sự kiện đầu tiên có sự tham gia của Liên minh châu Phi (AU) với tư cách thành viên chính thức.
NATO kéo quân đến hai nước thành viên mới nhất ở sườn Tây của Nga, tiến hành các hành động quy mô lớn

NATO kéo quân đến hai nước thành viên mới nhất ở sườn Tây của Nga, tiến hành các hành động quy mô lớn

NATO đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn ở Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia thành viên mới nhất và là láng giềng ở phía Tây của Nga.
Taliban tìm kiếm viện trợ quốc tế cho công cuộc tái thiết Afghanistan

Taliban tìm kiếm viện trợ quốc tế cho công cuộc tái thiết Afghanistan

Lực lượng Taliban đã nhấn mạnh sự tàn phá do hàng thập kỷ xung đột gây ra, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ kỹ thuật và các sáng kiến phát triển kinh tế.
Nga triển khai tấn công tên lửa và UAV dữ dội nhất vào cơ sở hạ tầng Ukraine

Nga triển khai tấn công tên lửa và UAV dữ dội nhất vào cơ sở hạ tầng Ukraine

Cuộc tấn công tên lửa của Nga vào một tòa nhà chín tầng tại thành phố Sumy, miền Bắc Ukraine, đã khiến hơn 400 người phải sơ tán khẩn cấp khỏi khu vực này.
Ukraine lớn tiếng dọa tấn công Nga sau khi có tin được Mỹ 'cởi trói', Moscow ra lời cảnh báo cứng

Ukraine lớn tiếng dọa tấn công Nga sau khi có tin được Mỹ 'cởi trói', Moscow ra lời cảnh báo cứng

Tổng thống Ukraine cho rằng, với những thông tin về việc được phương Tây gỡ hạn chế tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa, 'tên lửa sẽ tự lên tiếng'.
Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ sung ứng cử viên cho vị trí Bộ trưởng Tài chính

Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ sung ứng cử viên cho vị trí Bộ trưởng Tài chính

Cựu Thống đốc FED Kevin Warsh và tỷ phú Marc Rowan là hai ứng cử viên mới cho vị trí Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Phiên bản di động