Ngoại giao Nhân dân tệ thực sự hữu hiệu?

TGVN. Ngân sách của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tăng khoảng 11%/ năm trong giai đoạn 2000-2017 và có thể sẽ sánh ngang với ngân sách cho ngoại giao của cả khối EU vào năm 2027. Tuy nhiên, những “trái ngọt” của việc gia tăng ảnh hưởng vẫn chưa tới...      
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai giao nhan dan te thuc su huu hieu Hội nghị Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Mối lo nào đang phủ bóng bàn đối thoại?
ngoai giao nhan dan te thuc su huu hieu Ảnh ấn tượng trong tuần (16-22/12): Chủ tịch Trung Quốc biểu diễn ca nhạc và phụ nữ Hồi giáo thả diều
ngoai giao nhan dan te thuc su huu hieu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nepal, tháng 10/2019 – chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc tới Nepal trong 23 năm. (Nguồn: South China Morning Post)

Theo một báo cáo nghiên cứu mới đây của Mỹ, Trung Quốc đang nỗ lực hơn trong việc vun đắp các mối quan hệ với các chính trị gia tầm cỡ ở các nước khu vực Trung và Nam Á để mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong các khu vực này.

Ngân sách “khủng”, chuyến thăm và hơn thế

Ngân sách cho các hoạt động ngoại giao của Bắc Kinh ngày càng được mở rộng.

Nếu như Trung Quốc tiếp tục giữ được đà tăng trưởng như hiện tại, ngân sách cho ngoại giao của nước này sẽ tương đương với của Liên minh châu Âu (EU) cho tới năm 2027. Ngân sách của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tăng hàng năm khoảng 11% trong giai đoạn 2000-2017, từ 30 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 4,3 tỷ USD) lên 62,71 tỷ Nhân dân tệ. Ngân sách cho đối ngoại của cả khối EU cho giai đoạn 2021-2027 dự kiến ở mức 20,5 tỷ euro (22,9 tỷ USD). Trong khi đó tại Mỹ, hồi tháng 3 vừa qua, Tổng thống Donald Trump cho biết ông dự định cắt giảm ngân sách của Bộ Ngoại giao khoảng 23% xuống còn 40 tỷ USD.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017, Trung Quốc đã "đầu tư" 1.039 chuyến thăm tới khu vực Nam Á và 722 chuyến thăm tới khu vực Trung Á. Nepal là quốc gia được Trung Quốc “ưu ái” nhiều nhất với 129 chuyến thăm chính thức, tiếp đến là Sri Lanka với 102 chuyến thăm.

Tại Nepal, trong những năm qua, các quan chức Trung Quốc đã gặp gỡ và kết thân với hầu hết các nhà lãnh đạo, hỗ trợ tài chính cho các chiến dịch bầu cử của một số chính trị gia. Các quan chức Trung Quốc thậm chí còn cùng họ tới địa phương trong các chiến dịch vận động.

Việc đầu tư vào quan hệ ngoại giao tại Nepal có ý nghĩa rất quan trọng đối với tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh, bởi quốc gia không giáp biển này được coi như “sân sau” của Ấn Độ.

Một báo cáo tổng hợp 206 cuộc phỏng vấn quan chức chính phủ, nhà ngoại giao và học giả trong khu vực cho hay rằng Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc sáp nhập Đảng Cộng sản Nepal Maoist và Đảng Cộng sản Marxist-Leninist Thống nhất Nepal (CPN-UML), tạo tiền đề cho chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2017, đánh bại đảng Quốc đại Nepal vốn “thân” Ấn Độ.

Tại Sri Lanka, một chính trị gia tiết lộ rằng Bắc Kinh đã hỗ trợ chi phí đi lại đối với các quan chức tới thăm Bắc Kinh và còn hứa hẹn các thỏa thuận phát triển ở quê nhà. Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc tạo ra sự kết nối lục địa và hàng hải để tăng cường thương mại và các nguồn tài nguyên cũng đang góp phần thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực. Tổng chi phí cho BRI trong giai đoạn 2000-2017 lên đến 120 tỷ USD.

Hai quốc gia chiếm một nửa các khoản đầu tư của Bắc Kinh trong khu vực là Pakistan và Kazakhstan - những mắt xích quan trọng trong BRI. Bắc Kinh cũng rầm rộ tổ chức các sự kiện văn hóa, cấp học bổng và trao đổi sinh viên. Hầu hết quốc gia ở Nam và Trung Á có ít nhất một kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc, bao gồm truyền hình, phát thanh và báo in.

ngoai giao nhan dan te thuc su huu hieu
Nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc vấp phải sự hoài nghi của công chúng các nước Nam, Trung Á. (Nguồn: AFP)

Hiện tượng "Sinophobia" và giá trị hình ảnh

Một hình ảnh ngoại giao sôi nổi của Trung Quốc tại khu vực đã quá rõ ràng. Thế nhưng liệu rằng những quan tâm và đầu tư mạnh tay của Bắc Kinh có cải thiện nhận thức của người dân sở tại về hình ảnh của đất nước Trung Quốc hay không còn là một câu hỏi lớn.

James Dorsey, thành viên cao cấp tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) cho biết ở một số nước Trung Á có hiện tượng chống Trung Quốc khi các công ty Trung Quốc tham gia phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực nhưng lại có các chính sách khắc nghiệt với người dân sở tại.

Tại Kazakhstan, báo cáo của các nhà nghiên cứu cho thấy, mặc dù Trung Quốc có quan hệ với giới chính trị tinh hoa, nhưng người dân địa phương lại tỏ ra hoài nghi về đầu tư và sự quan tâm của Bắc Kinh. Hiện tượng "Sinophobia" (kỳ thị Trung Quốc) bắt đầu sinh sôi. Đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc, các nhà nghiên cứu cho biết những lo ngại về tình trạng nợ nần, sự tiện ích và công bằng của các dự án cơ sở hạ tầng Trung Quốc, cáo buộc tham nhũng và các vấn đề khác đã gây tranh cãi trong dư luận.

“Hờ hững” với Trung Quốc cũng đang là câu chuyện của nhà lãnh đạo Sri Lanka. Bất chấp nỗ lực của Bắc Kinh tại đất nước này, tân Tổng thống Gototti Rajapaksa đã chọn Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc cho chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên vào tháng 11 vừa qua.

Ở New Delhi, Tổng thống Rajapaksa đã kêu gọi Ấn Độ và các quốc gia khác cung cấp lựa chọn thay thế BRI cũng như đầu tư nhiều hơn vào nước mình. Ông "chào mời" gói tín dụng trị giá 400 triệu USD cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, mặc dù trước đó, Bắc Kinh hứa sẽ cung cấp khoản vay gần 1 tỷ USD, tương ứng với 85% chi phí cho dự án Đường cao tốc mới của Sri Lanka.

Các chuyên gia cho rằng, nếu Trung Quốc muốn hiện thực hóa chiến lược của mình, thay vì “vung tiền”, Bắc Kinh cần phải có chính sách gần gũi, gắn kết hơn với người dân địa phương các nước sở tại, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp. Hiện nay, khoảng 95% ngoại giao tài chính của Trung Quốc là về cơ sở hạ tầng và chỉ 5% thuộc các lĩnh vực khác như hỗ trợ nhân đạo hoặc xóa nợ.

Do vậy, ngoại giao công chúng chính là chìa khóa vạn năng để nỗ lực của Bắc Kinh “đáng đồng tiền bát gạo”, khắc phục bất lợi bên trong và vượt lên đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

ngoai giao nhan dan te thuc su huu hieu

Chủ tịch Trung Quốc lên tiếng về lợi ích Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1

TGVN. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20/12 tuyên bố, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 mang lại lợi ...

ngoai giao nhan dan te thuc su huu hieu

Trung Quốc miễn thuế nhập khẩu thêm một số mặt hàng Mỹ

TGVN. Ngày 19/12, Trung Quốc thông báo một danh sách các hóa chất của Mỹ được miễn thuế nhập khẩu, chưa đầy một tuần sau ...

ngoai giao nhan dan te thuc su huu hieu

Nga và Trung Quốc tranh cãi với nhiều nước ở Hội đồng Bảo an

TGVN. Nga và Trung Quốc đang tranh cãi với nhiều quốc gia trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về việc chuyển ...

Thu Hiền (theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hướng dẫn cách kết nối điện thoại Android với tivi tiện lợi nhất

Hướng dẫn cách kết nối điện thoại Android với tivi tiện lợi nhất

Kết nối điện thoại Android với tivi, đặc biệt là với các thương hiệu nổi tiếng như: Samsung, Sony và LG. Xem ngay cách kết nối nhanh chóng và tiện ...
Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Tối 23/11, diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, lý giải điểm khác thường ở thị trường trong nước?
Thủ tướng Hungary: Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

Thủ tướng Hungary: Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

Thủ tướng Hungary tuyên bố, EU phải từ bỏ chính sách trừng phạt Nga do xung đột ở Ukraine, hoặc có nguy cơ gây ra sụp đổ về kinh tế.
Diễn viên Lương Thu Trang khoe dáng yêu kiều, thu hút mọi ánh nhìn

Diễn viên Lương Thu Trang khoe dáng yêu kiều, thu hút mọi ánh nhìn

Diễn viên Lương Thu Trang khoe dáng yêu kiều, diễn viên Lan Phương rạng rỡ, mặn mà sau sinh.
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ...
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động