Người tị nạn nhập cư: ‘Cơn đau đầu’ của châu Âu

Minh Vương
Kiểm soát dòng người tị nạn nhập cư tiếp tục là vấn đề thách thức với châu Âu, dù đó là Hà Lan, Pháp, Đức hay Italy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(07.10) Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte đã sụp đổ về bất đồng liên quan đến vấn đề người tị nạn nhập cư. (Nguồn: El Pais)
Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte sụp đổ sau bất đồng liên quan đến vấn đề người tị nạn nhập cư. (Nguồn: El Pais)

Bài toán nan giải…

Cuối tuần vừa qua, chính phủ Hà Lan của Thủ tướng Mark Rutte đã sụp đổ sau khi liên minh cầm quyền không thể đạt thỏa thuận về chính sách tị nạn nhập cư.

Phát biểu ngày 7/7 tại The Hague trước khi gặp Vua Wilem-Alexander để hoàn tất các thủ tục, Thủ tướng Mark Rutte đã thừa nhận: “Các đối tác trong liên minh cầm quyền có quan điểm khác nhau về chính sách nhập cư. Song hôm nay, chúng tôi đã đi đến kết luận rằng chúng tôi chưa thể vượt qua những khác biệt đó.”

Cụ thể, trước áp lực từ phe cánh hữu, nổi bật là đảng Tự do (PVV) đối lập chính, đảng Nhân dân Tự do và dân chủ (VVD) dẫn đầu liên minh cầm quyền buộc phải siết chặt hơn quy định tiếp nhận người tị nạn tại Hà Lan, vốn đã được coi là nghiêm ngặt hàng đầu tại châu Âu.

Căng thẳng ở The Hague đạt đến cao trào sau khi ông Rutte yêu cầu các đảng còn lại ủng hộ việc hạn chế tiếp nhận con cái của người tị nạn và gia đình theo diện này phải chờ hai năm trước khi đoàn tụ. Đảng Liên minh Cơ đốc giáo và D66 đã phản đối đề xuất này.

Tin liên quan
Chính phủ Hà Lan sụp đổ, Thủ tướng Rutte đã trình đơn từ chức vì lý do gì? Chính phủ Hà Lan sụp đổ, Thủ tướng Rutte đã trình đơn từ chức vì lý do gì?

Hiện ông Rutte và nội các sẽ tiếp tục lãnh đạo với tư cách chính phủ tạm quyền đến khi đất nước châu Âu lập được chính phủ mới sau tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới. Ngày 10/7, chính trị gia này cũng khẳng định sẽ không tham gia tranh cử và sẽ rời vị trí Chủ tịch VVD ngay khi kết quả ngã ngũ.

Với hơn 13 năm cầm quyền và chiến thắng liên tục trong 4 cuộc bầu cử cùng tiếng nói có trọng lượng tại Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Mark Rutte rõ ràng là một chính trị gia “lão làng” ở xứ sở hoa tulip và châu Âu. Tuy nhiên, đây vẫn là một bài toán khó ông chưa thể giải, đồng thời là “lỗ hổng” được phe cánh hữu tiếp tục khai thác triệt để. Lãnh đạo PVV Geert Wilders nhấn mạnh: “Đảng chúng tôi có thể đạt đa số để siết chặt một cách đáng kể dòng người nhập cư”.

Theo thống kê, 46.000 người nộp đơn xin tị nạn ở Hà Lan năm ngoái và dự kiến sẽ đạt 70.000 năm nay, vượt đỉnh của khủng hoảng tị nạn năm 2015. Điều này đã gây áp lực lên các cơ sở tị nạn và chính phủ nước này.

…không của riêng ai

Xét cho cùng, thật khó để trách ông Rutte khi tại nhiều nước châu Âu khác, câu chuyện về người nhập cư vẫn là bài toán khó với tác động đa chiều về chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa-xã hội… và không nhiều đáp án.

Cùng lúc ông Rutte tuyên bố từ chức, đụng độ bạo lực tại lễ hội văn hóa của người Eritrea nhập cư ở thành phố Giessen, bang Hesse tại Đức đã khiến 26 nhân viên an ninh bị thương. Trước đó, vào tháng Tư, chính quyền Rome áp đặt tình trạng khẩn cấp về vấn đề người nhập cư tị nạn sau khi một lượng lớn tìm cách đặt chân lên bờ biển phía Nam của nước này, gây nguy hiểm cho chính họ, đồng thời tạo áp lực lên hệ thống trại tị nạn Italy.

Riêng tại Pháp, năm 2022, Bộ Nội vụ nước này ghi nhận 131.000 người đăng ký tị nạn và 56.000 người được phê duyệt, đưa tổng số người tị nạn lên hơn nửa triệu người. Pháp còn là điểm đến cuối cùng của nhiều người nhập cư theo dạng phổ thông từ châu Phi khối Pháp ngữ. Ước tính, số người gốc Phi tại đây hiện vượt 3 triệu người, tương đương 4,6% dân số và sẽ tiếp tục tăng.

Một mặt, đây là nguồn lao động dồi dào, giải quyết nguy cơ già hóa dân số. Không ít người tị nạn nhập cư có tay nghề cao đang đóng góp tích cực cho nước Pháp. Mặt khác, số lượng ngày càng lớn, khác biệt về điều kiện kinh tế-xã hội, bất đồng văn hóa và nguy cơ gây mất an ninh tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cho Paris.

Bộ phim The Intouchables (2011), kể về tình bạn đặc biệt giữa một thanh niên gốc Algeria và tỷ phú người Pháp bị liệt sau tai nạn lượn dù, là điều nước này hằng mong muốn. Song làn sóng bạo loạn, bùng phát sau khi cảnh sát bắn chết một thanh niên gốc Phi và diễn ra trong 6 ngày tại nhiều thành phố lớn, đã kéo Paris trở về thực tại. Hơn 4.000 người bị bắt giữ, 700 cảnh sát bị thương, 1.100 tòa nhà bị tấn công, 6.000 phương tiện bị đốt cháy với thiệt hại kinh tế lên tới 1,1 tỷ USD. Chừng đó là lời nhắc nhở gay gắt tới Pháp nói riêng và châu Âu nói chung về hệ quả khó lường nếu vấn đề người tị nạn nhập cư không được kiểm soát hiệu quả.

Xét cho cùng, thật khó để trách ông Rutte khi tại nhiều nước châu Âu khác, câu chuyện về người nhập cư tiếp tục là bài toán khó với tác động đa chiều về chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa-xã hội… và không nhiều đáp án.

Giải pháp toàn diện

Trước tình hình đó, nhiều nước bắt đầu triển khai những giải pháp ở cấp độ quốc gia. Tháng Hai vừa qua, chính phủ Pháp giới thiệu dự thảo luật với tên gọi “Kiểm soát nhập cư, tăng cường gắn kết” nhằm thể hiện cách tiếp cận “cân bằng” của Tổng thống Emmanuel Macron. Song với những gì vừa diễn ra, chưa rõ dự thảo luật thứ 29 của Paris về vấn đề này kể từ năm 1980 sẽ làm nên khác biệt.

Tại Italy, liên minh cầm quyền lên kế hoạch mở cửa cho nhiều người nhập cư hơn ở bên ngoài EU. Theo đó, chính quyền Rome có thể cấp 245.000 giấy phép làm việc cho người không đến từ EU từ nay đến năm 2025. Đây là sự thay đổi đáng kể về mặt chính sách khi cả Thủ tướng Giorgia Meloni và đồng minh Matteo Salvani của đảng Phong trào phương Bắc (NL), từng có lập trường cứng rắn trong chuyện này. Song quyết định táo bạo trên hoàn toàn có thể gây ra rạn nứt trong liên minh cầm quyền, vốn vô cùng mong manh.

Trong khi đó, ngày 23/6 vừa qua, chính phủ Đức thông qua đạo luật mới nhằm thu hút các lao động tay nghề cao. Bộ trưởng Nội vụ nước này Nancy Faeser khẳng định đây là “cơ hội để xây dựng một luật nhập cư hiện đại”. Bên cạnh việc giảm yêu cầu để nhận “thẻ xanh” (blue card) cho các chuyên gia và “thẻ cơ hội” (opportunity card) cho người nước ngoài, Đức cũng nới lỏng yêu cầu để người tị nạn sớm gia nhập lực lượng lao động. Cụ thể, người nước ngoài chờ phê duyệt hồ sơ tị nạn và nộp hồ sơ trước ngày 29/3/2023, đáp ứng yêu cầu và có thư mời làm việc, sẽ được tham gia đào tạo kỹ năng và sau đó, thị trường lao động.

Ở cấp độ châu Âu, EU đạt được bước tiến lịch sử khi vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ các nước thành viên nhất trí về thay đổi liên quan luật nhập cư và tị nạn, bao gồm khoản phạt 20.000 Euro/người với những nước từ chối chấp nhận. Đồng thời, từng thành viên đơn lẻ, thay vì toàn khối, sẽ xác định xem quốc gia xuất phát nào “an toàn” để người đăng ký tị nạn trở lại nếu như họ không đáp ứng điều kiện cần thiết. Bộ trưởng Nội vụ các nước EU cũng nhất trí về triển khai một hệ thống mới về phân bổ người tị nạn với những hạn mức cụ thể.

(07.10) Vấn đề người tị nạn nhập cư đang là bài toán nan giải với nhiều nước châu Âu. (Nguồn: Getty Images)
Một số nước châu Âu triển khai chính sách của mình, còn EU đang tỏ ra quyết liệt hơn về vấn đề người tị nạn nhập cư. (Nguồn: Getty Images)

Tuy nhiên, tính hiệu quả của các biện pháp, chính sách này vẫn còn bỏ ngỏ. Năm 2016, Quỹ Ủy thác khẩn cấp của EU cho châu Phi (EUTF) từng được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết triệt để tình trạng người di cư của khối. Sau 7 năm triển khai, theo DW (Đức), kết quả mà EUTF mang lại tương đối hạn chế. Bởi lẽ nó phải hướng tới giải quyết các mục tiêu mang tính gốc rễ, dài hạn với một ngân sách hoạch định cho ngắn hạn.

Ông Alia Fakhry, nhà nghiên cứu về vấn đề di cư tại Hội đồng Quan hệ quốc tế Đức đánh giá: “EUTF đã sai khi nhận định một khi nguyên nhân gốc rễ bị loại bỏ, người dân sẽ ngừng di chuyển… bởi xung đột và thảm họa nhân đạo sẽ tiếp tục buộc họ phải rời bỏ quê hương của mình”.

Trong bối cảnh đó, chuyên gia này đánh giá Công cụ Hợp tác quốc tế, phát triển và khu vực lân cận châu Âu toàn cầu (NDICI), với mục tiêu lớn hơn cùng nguồn vốn lên tới 80 tỷ Euro, gấp 10 lần EUTF, có thể là câu trả lời. Cụ thể, ông nêu rõ sáng kiến này sẽ dành 10% ngân sách cho vấn đề di cư, với một hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt. Quan trọng hơn, “tư tưởng chỉ tập trung vào giải quyết gốc rễ vấn đề dường như đã biến mất”.

Liệu thay đổi chính sách ở cấp độ quốc gia, đồng thuận và điều chỉnh mới tại khu vực về vấn đề người tị nạn nhập cư có phải là “đơn thuốc” hữu hiệu cho “cơn đau đầu” của EU?

Tổng thống Tunisia: Giải pháp an ninh là không đủ để loại bỏ tình trạng nhập cư bất hợp pháp

Tổng thống Tunisia: Giải pháp an ninh là không đủ để loại bỏ tình trạng nhập cư bất hợp pháp

Tổng thống Tunisia Kais Saied nhấn mạnh điều đó trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron.

Indonesia, Malaysia tìm giải pháp cho vấn đề lao động bất hợp pháp

Indonesia, Malaysia tìm giải pháp cho vấn đề lao động bất hợp pháp

Vấn đề người lao động nhập cư bất hợp pháp Indonesia (PATI) là chương trình nghị sự chính của cuộc họp mới đây giữa Giám ...

Vai trò 'tấm khiên' của chính quyền địa phương trong ngăn chặn nạn buôn người

Vai trò 'tấm khiên' của chính quyền địa phương trong ngăn chặn nạn buôn người

Chính quyền ở các thôn làng có vai trò quan trọng trong việc phòng chống tội phạm buôn người, đảm bảo cuộc sống cho người ...

Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã

Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã

Với cường độ căng thẳng chưa từng có, với tính cực đoan tới mức khó tin như cướp bóc cửa hàng, tấn công các dịch ...

Kinh tế ảm đạm, lao động nhập cư Trung Quốc rơi vào cảnh khốn cùng

Kinh tế ảm đạm, lao động nhập cư Trung Quốc rơi vào cảnh khốn cùng

Rất nhiều lao động nhập cư Trung Quốc đang phải vật lộn tìm việc làm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nền kinh ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động