Nhận diện chính sách của Mỹ đối với châu Á (Kỳ 1)

Trong quan hệ với Mỹ, bất kỳ quốc gia nào cũng phải có những tính toán chiến lược dựa trên vị thế của họ nhằm đưa ra những đối sách phù hợp. Không những thế, việc thực thi chính sách ngoại giao với Mỹ cần phải xác định rõ lợi ích chiến lược và và lợi ích kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 1 Sự thay đổi chính sách đối ngoại của chính quyền Trump
nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 1 Ông Trump ưu tiên quân sự hơn ngoại giao?

Kể từ khi tỷ phú Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng, đã có rất nhiều thảo luận về quan điểm chính trị của Trump cũng như các dự báo về chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới. Nhiều người tỏ ý nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của ông Trump, thậm chí tỏ thái độ không mấy không lạc quan về kế hoạch “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” mà Trump đề xuất. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những động thái gần đây của tân chính quyền Mỹ trong việc đối phó với những điểm nóng của thế giới, chúng ta có thể thấy rằng Trump là một người không hề đơn giản như vậy. Các nước trên thế giới hiện nay cũng đang ra sức giải mã “hiện tượng Trump” để từ đó đưa ra những điều chỉnh về chính sách đối ngoại cho phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và hợp tác có hiệu quả với chính quyền Mỹ.

Học thuyết Trump đang hình thành

Có lẽ còn quá sớm để ra một bức tranh tổng thể về "học thuyết Trump" vào thời điểm này, song căn cứ vào những tuyên bố của Trump và những động thái gần đây của chính quyền Mỹ, có thể thấy rằng học thuyết mới đang dần được hình thành. Mục tiêu bao trùm của học thuyết Trump không có gì thay đổi, đó là duy trì sự lãnh đạo của nước Mỹ trên toàn cầu. Để thực hiện điều này, Mỹ sẽ chú trọng vào việc nâng cao sức mạnh quân đội, khôi phục nền kinh tế và sẵn sang đơn phương sử dụng sức mạnh quân sự để đạt lấy mục tiêu của mình.

Theo quan điểm của ông Trump, chính sách đối ngoại của chính quyền mới sẽ đặt lợi ích quốc gia Mỹ lên trên hết. Không những thế, nước Mỹ luôn phải chuẩn bị sẵn sàng tối đa về hỏa lực và sức mạnh quân sự để đối phó với những bất ổn và đối thủ tiềm tàng. Chính với cách nhìn như vậy, chính quyền Trump đã đề xuất tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ lên khoảng 10% (tương đương 54 tỷ USD) cho năm 2017.

Mỹ cũng có kế hoạch tăng số hàng không mẫu hạm từ 10 lên 12 chiếc và tăng số tàu chiến từ 275 lên tổng số 350 chiếc. Để đảm bảo tính ưu việt của lực lượng quân sự Mỹ, chính quyền Trump còn đề xuất kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân của mình, thậm chí còn vượt Nga với mục tiêu để giành chiến thắng trước bất kỳ đối thủ nào.

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 1
Tên lửa Tomahawk được bắn đi từ tàu chiến Mỹ ngày 4/4. (Nguồn: US Navy)

Việc Mỹ dội bom vào lãnh thổ Syria cùng như những tuyên bố cứng rắn nhằm vào chương trình hạt nhân của Triều Tiên mới đây càng cho thấy Mỹ vẫn sẽ tiếp tục việc theo đuổi sức mạnh quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia và an ninh của nước Mỹ.

Có thể nói, việc sử dụng các biện pháp quân sự chỉ sau 75 ngày tính từ ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nhậm chức đã cho thấy sự mạnh tay hơn của chính quyền Mỹ. Điều này càng làm gia tăng nguy cơ chiến tranh tại Trung Đông và một số điểm nóng ở châu Á, trong đó có bán đảo Triều Tiên.

Sự quan tâm đến châu Á

Là một cường quốc có nhiều lợi ích tại khu vực, chính quyền Trump đã thể hiện rõ sự cam kết của mình đối với khu vực châu Á. Ngay sau khi vào Nhà Trắng, tháng 2/2017, ông Trump đã cử tân Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tới thăm Nhật Bản. Mục đích của chuyến công du này là nhắm tái khẳng định liên minh Mỹ - Nhật, trong đó Mỹ sẽ bảo vệ về mặt an ninh đối với Tokyo.

Trung tuần tháng 3/2017, tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tiếp tục thực hiện chuyến thăm tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Chuyến thăm được thực hiện trong bối cảnh Mỹ cho triển khai Hệ thống phòng phủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc. Tại Seoul, Ngoại trưởng Mỹ một lần nữa tái khẳng định quan hệ đồng minh giữa Mỹ - Hàn Quốc.

Ngay sau đó, tháng 4/2017, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có chuyến công du 10 ngày tới bốn quốc gia đồng minh tại châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Australia. Chuyến thăm này một lần nữa khẳng định sự quan tâm của chính quyền mới đối với khu vực. Trong các cuộc tiếp xúc này, phía Mỹ đã thảo luận về một loạt vấn đề an ninh tại khu vực, trong đó có chương trình hạt nhân Triều Tiên.

Một điểm đáng chú ý trong chuyến công du đầu tiên của Phó Tổng thổng thống Mỹ Mike Pence là chuyến thăm tới Indonesia, một trong những quốc gia có quan hệ khá gần gũi đối với Mỹ. Từ lâu, Mỹ rất coi trọng quan hệ với Indonesia cả về kinh tế lẫn quân sự bởi đây là nền kinh tế lớn nhất ASEAN và có vị thế đáng kể trong khu vực, đồng thời là quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới.

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 1
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thăm Indonesia ngày 20/4 là tín hiệu tốt cho quan hệ Mỹ - ASEAN. (Nguồn: Reuters)

Tại Indonesia, Phó Tổng thống Pence bày tỏ mong muốn thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược song phương. Ngoài ra, ông Pence cũng xác nhận việc tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tới Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh APEC và Philippines tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Mỹ. Điều này đã thể hiện những cam kết cũng như tầm nhìn của Mỹ đối với khu vực ngày càng trở nên quan trọng này.

Xét trên khía cạnh an ninh, nhiều quốc gia Đông Nam Á đều xem Mỹ như là nhân tố bình ổn tại khu vực. Một số quốc gia như Philippines và Thái Lan vốn là những đồng minh lâu đời của Mỹ tại Đông Nam Á từ thời Chiến tranh Lạnh. Dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu “dính líu và mở rộng” của Mỹ. Còn dưới thời Tổng thống George W. Bush, Đông Nam Á được coi là “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama lên nắm quyền, Đông Nam Á đóng vai trò như một cấu thành quan trọng trong chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Mỹ đối với châu Á. Thông qua hợp tác về an ninh, Mỹ tăng cường đáng kể sự hiện diện tại Đông Nam Á. Tại khu vực này, cả Philippines và Thái Lan đều được coi là đồng minh chủ chốt ngoài khối NATO của Mỹ. Năm 2014, Philippines và Mỹ cùng ký thêm Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao (EDCA) nhằm tăng cường sự hiện diện hơn nữa về mặt quân sự của Mỹ tại khu vực.

Với một vị thế quan trọng như vậy, rất nhiều quốc gia đã tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ vì cả lợi ích về kinh, an ninh và chính trị. Hiện nay, Mỹ là thị trường lớn, rất có tiềm năng cho nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam. Với tổng dân số khoảng 600 triệu người, khu vực Đông Nam Á còn là một thị trường tiềm năng cho các hàng hóa của Mỹ. Năm 2015, thương mại hai chiều giữa Mỹ và ASEAN đạt khoảng 227 tỷ USD. Trong số các quốc gia ASEAN, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là lớn nhất, chiếm khoảng 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam.

Xác định vị thế của Mỹ trong tương lai

Xét về mặt tổng thể, có thể thấy rằng Mỹ vẫn là cường quốc của thế giới về kinh tế, chính trị và quân sự. Về kinh tế, quy mô của nền kinh tế Mỹ hiện nay vào khoảng 18,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 24,5% GDP của toàn thế giới. Tới 87% lượng giao dịch thanh toán trên thế giới được được thực hiện bằng USD.

Về quân sự, Mỹ hiện vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới về tiềm lực quân sự. Chỉ tính riêng năm 2015, Mỹ chi khoảng 596 tỷ USD cho quốc phòng, chiếm 37% chi phí của toàn thế giới, vượt xa tổng chi phí của các nước khác cộng lại bao gồm: Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Nhật Bản, Saudi Arabia và Ấn Độ. Mỹ cũng duy trì những tàu sân bay tối tân nhất, số căn cứ quân sự nhiều nhất trên thế giới (khoảng 800 căn cứ). Mỹ còn là thành viên của nhiều tổ chức, liên minh quân sự, trong đó phải kể tới NATO được thành lập từ năm 1955.

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 1
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson. (Nguồn: US Navy)

Về chính trị, Mỹ vẫn là cường quốc có ảnh hưởng rất lớn về mặt chính trị. Đây cũng là quốc gia sáng lập ra nhiều tổ chức quốc tế trong đó phải kể tới là Liên hợp quốc (LHQ), trong đó Mỹ là một trong 5 nước thành viên của Hội đồng Bảo an, đóng góp tới 20% ngân sách hoạt động của LHQ. Ngoài ra, Mỹ cũng là nhà sáng lập ra các tổ chức quốc tế và tài chính quan trọng như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Với những ưu thế vượt trội như vậy, hiển nhiên là Mỹ vẫn duy trì địa vị và vài trò lãnh đạo trong trật tự thế giới được xác lập. Nhiều dự báo cho rằng, Trung Quốc là nước có khả năng thách thức vị thế của Mỹ nhất trong tương lai, đặc biệt sau khi Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Dự báo vào năm 2030, GDP của Trung Quốc có thể đạt khoảng 33.300 tỷ USD (khoảng 25% GDP của thế giới) trong khi của Mỹ là 25.000 tỷ USD (khoảng 22% của thế giới). Còn tới năm 2040, con số này của Trung Quốc là khoảng 70.000 tỷ USD (35% GDP của thế giới) trong khi của Mỹ giảm xuống còn 30.000 tỷ USD (15% của thế giới). Cho dù điều này có xảy ra đi chăng nữa, thì địa vị của Mỹ vẫn không hề giảm sút.

Chính thế mà trong quan hệ với Mỹ, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải có những tính toán chiến lược dựa trên vị thế của họ trong vài thập kỷ tới đây nhằm đưa ra những đối sách phù hợp. Không những thế, việc thực thi chính sách ngoại giao với Mỹ cần phải xác định rõ lợi ích chiến lược và và lợi ích kinh tế. Trong quá khứ, không ít các quốc gia đã tận dụng được quan hệ với Mỹ để thúc đẩy các lợi ích chiến lược của mình. Sự thành công của Hàn Quốc, Nhật Bản cũng một phần là biết tận dụng được môi trường hòa bình, tranh thủ khoa học công nghệ của thế giới phương Tây, kể cả sự bảo trợ về an ninh từ phía Mỹ để phát triển kinh tế.

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 1 Gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Canada

Căng thẳng thương mại giữa Canada và Mỹ tiếp tục gia tăng trong ngày 25/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục đe ...

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 1 Tổng thống Mỹ bảo vệ quyết định về chính sách tiền tệ Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết quyết định không đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ là một ví ...

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 1 “Xoay trục” sang châu Á: Thì quá khứ hay tiếp diễn?

Với tầm quan trọng về mặt chính trị, an ninh, kinh tế… châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục thu hút sự quan ...

TS. Phạm Cao Cường (Viện Nghiên cứu châu Mỹ)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân lại cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng như Almera 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Bài tarot hôm nay 6/11: Người bạn đang thương nhớ có nhớ thương đến bạn không?

Bài tarot hôm nay 6/11: Người bạn đang thương nhớ có nhớ thương đến bạn không?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn có thể khám phá thông điệp về cảm xúc của người bạn đang thương nhớ.
Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân khi sắp bước sang năm 2025. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới đây.
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Hiện tại Ukraine đang phải đối mặt với nguy cơ mất điện chiếu sáng và nhiệt sưởi vào mùa Đông do các cơ sở hạ tầng năng lượng bị Nga tấn công.
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Quốc vương Jordan kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm UNRWA hoạt động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ai sẽ giành chiến thắng.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía vùng biển phía Đông, vài tiếng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động