Nhìn lại thế giới 2020: Covid-19 đã dạy cho thế giới bài học đắt giá gì?

Ngọc Hà
TGVN. Đại dịch Covid-19 đã trở thành cuộc 'sát hạch' thước đo năng lực quản trị của nhiều quốc gia, bất kể đó là quốc giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhìn lại thế giới 2020: Covid-19 đã dạy cho thế giới bài học đắt giá gì?
Đại dịch Covid-19 đã mang lại nhiều bài học đắt giá cho thế giới. (Nguồn: Getty Images)

Nước giàu thất bại

Đại dịch Covid-19 đã mang lại một số bài học về khả năng chống chịu trước khó khăn trong công tác quản trị nhà nước, song lại rất hữu ích. Nhiều nước giàu đã không quản lý thành công cuộc khủng hoảng y tế này như được dự đoán trước đó, trong khi không ít nước nghèo hơn, dân số đông hơn và dễ bị tổn thương trước dịch bệnh hơn lại vượt qua được cuộc khủng hoảng này ngoài mức kỳ vọng.

Sự khác biệt này đã đặt ra những câu hỏi đáng quan tâm không chỉ về vấn đề quản lý y tế công mà còn về tình trạng quản lý nhà nước và xã hội tại những nền dân chủ lâu đời và lớn nhất thế giới.

Ngay trước khi xảy ra đại dịch, một nhóm các cơ quan nghiên cứu lớn đã công bố báo cáo về Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu, trong đó xếp hạng các nước theo năng lực ngăn chặn, phát hiện, báo cáo một bệnh truyền nhiễm nào đó và tiếp đến là khả năng phản ứng mau lẹ khi bùng phát dịch bệnh.

Tin liên quan
5 vấn đề quốc tế đáng mong chờ trong năm 2021 5 vấn đề quốc tế đáng mong chờ trong năm 2021

Không có gì ngạc nhiên khi dữ liệu khi đó cho thấy “các nước có thu nhập cao hơn có xu hướng xếp hạng cao trong chỉ số này”. Đứng dầu danh sách “các nước có công tác chuẩn bị tốt nhất để ứng phó với một đại dịch nào đó” là Mỹ và Anh.

Thế nhưng, chỉ một năm sau, thực tế lại hoàn toàn ngược lại với những chỉ số xếp hạng. Theo một nghiên cứu công bố hồi tháng Chín, “10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 xét về số người tử vong tính theo triệu người lại là những nước nằm trong số 20 nước đứng đầu danh sách chỉ số an ninh y tế toàn cầu nói trên”.

Rõ ràng là một số chính phủ đã phân bổ nguồn lực, áp dụng và triển khai các năng lực và sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành liên quan hiệu quả hơn rất nhiều so với các chính phủ khác.

Những điển hình thành công

Một quốc gia gây bất ngờ về công tác quản lý nhằm đối phó với đại dịch là Sri Lanka. Với dân số 21,5 triệu người, quốc gia Nam Á này xếp hạng thứ 120 về chỉ số an ninh y tế toàn cầu, song lại có các biện pháp ứng phó nhanh chóng trước những tin tức ban đầu về đại dịch.

Cùng với việc triển khai quân đội tham gia nỗ lực chống dịch, chính phủ Sri Lanka cũng triển khai biện pháp thử nghiệm nhanh do ngành y tế trong nước phát triển (kết quả thu được trong vòng 24 tiếng) đồng thời tiến hành xét nghiệm PRC (xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase) tại các khu vực đông dân cư.

Sri Lanka thiết lập cơ chế truy tìm dấu vết nghiêm ngặt nhằm phát hiện những người tiếp xúc với người bị nhiễm trước đó, hỗ trợ những người bị cách ly, bắt buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế và kiểm tra khách du lịch đến nước này và áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn đảo quốc. Kể từ tháng 11/2020, đảo quốc này chỉ ghi nhận 13 ca tử vong vì Covid-19.

Một điển hình khác là Việt Nam. Với dân số 95 triệu dân và hệ thống chăm sóc y tế còn hạn chế, quốc gia Đông Nam Á này hiện đang đứng thứ 50 trong bảng xếp hạng chỉ số nói trên, song lại khẩn trương bắt tay vào công cuộc chống dịch bệnh ngay từ khi nhận được tin tức đầu tiên về virus này xuất hiện ở nước láng giềng Trung Quốc.

Ngay sau khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên, Việt Nam đã thiết lập các phòng thí nghiệm và cơ sở xét nghiệm đồng thời hạn chế du khách đến từ Trung Quốc. Tiếp đó, chính phủ áp dụng biện pháp xét nghiệm nhanh, truy tìm dấu vết, đưa tất cả những người mắc bệnh vào viện điều trị và cách ly tất cả các trường hợp tiếp xúc với những người nghi nhiễm virus. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ ghi nhận 35 ca tử vong vì Covid-19.

Nếu những nước kém phát triển hơn lại có thể quản lý tốt dịch bệnh thì tại sao Mỹ và Anh lại không thể làm được? Kinh nghiệm gần đây của các nước này về đối phó với các bệnh truyền nhiễm rõ ràng đã đóng một vai trò nhất định trong công tác chuẩn bị và sẵn sàng đối phó ở cấp độ quốc gia.

Việt Nam và Sri Lanka thì rút ra được bài học từ dịch SARS (2003) và MERS (2012). Những nước này đã thiết lập cơ sở hạ tầng để đối phó và quản lý sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm.

Dĩ nhiên, vẫn còn quá sớm để tung hô bất kỳ một “mô hình thành công” nào trong nỗ lực đối phó với đại dịch. Những làn sóng dịch bệnh mới đang tiếp tục đánh gục thậm chí cả những nước từng cho rằng họ đã chiến thắng loại virus này.

Bài học về sự đoàn kết, đồng lòng

Sự giải thích khác nằm ở những bài học sâu sắc hơn về quản trị. Tại Sri Lanka và Việt Nam, chính phủ mỗi nước đều đồng lòng thực hiện chiến lược chống dịch, trong đó tập trung vào phương thức truyền tải tin tức rõ ràng và minh bạch đến người dân kết hợp với các mạng lưới thông tin tuyên truyền tại cộng đồng.

Nhìn lại thế giới 2020: Covid-19 đã dạy cho thế giới bài học đắt giá gì?
Covid-19 dạy cho thế giới bài học về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. (Nguồn: China Daily)

Trong khi đó, cả Mỹ và Anh đều “bất lực” trước các cuộc xung đột và đấu đá của giới tinh hoa và không thể huy động các cơ quan thể chế hàng đầu của mình tham gia vào một chiến lược quốc gia thống nhất.

Khi chính phủ bàn về chiến lược chống dịch thì sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng hòa Mỹ và đảng Bảo thủ của Anh đã khiến lãnh đạo của các đảng này thay đổi ý kiến như “chong chóng”.

Giới chuyên gia tư vấn giới lãnh đạo lại cạnh tranh nhau để giành được sự chú ý, vị thế và tầm ảnh hưởng khi quảng bá chính công trình nghiên cứu và mô hình của chính mình và thường không thể đưa ra khuyến nghị cho đội ngũ y tế ở tuyến đầu cũng như không tham khảo được những bài học kinh nghiệm từ các nước khác vốn có kinh nghiệm đối phó với các dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong quá khứ.

Các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ và Anh đều khẳng định có đủ thẩm quyền để phát triển và kiểm soát cơ chế xét nghiệm. Thế nhưng, biện pháp của họ đều thất bại.

Tại Anh, thay vì thiết lập các mạng lưới truy tìm dấu vết tại địa phương (vốn tỏ ra rất hữu ích đối với các đại dịch xảy ra trong tương lai), chính phủ nước này lại “phó thác” nhiệm vụ này cho tập đoàn Serco và công ty Sitel.

Rốt cục, Covid-19 đã phơi bày những yếu kém các chiến lược của lãnh đạo vốn nhằm đánh bóng uy tín chính trị hơn là nhằm xử lý và đối phó với dịch bệnh. Tương tự như vậy, Covid-19 đã vạch trần những lỗ hổng khi quản trị bằng mệnh lệnh tập trung chứ không phải bằng phối hợp và hợp tác.

Đại dịch Covid-19 cũng đã phơi bày sự cấp thiết phải xây dựng mô liên kết giữa các chính phủ và giữa các thể chế cấp quốc gia và địa phương ở Mỹ và Anh. Đây chính là vấn đề cốt lõi trong cuộc chiến chống đại dịch cũng như đảm bảo sự phục hồi thành công cho thời kỳ hậu đại dịch.

Việt Nam là hình mẫu anh hùng đích thực của năm 2020, Ngoại giao và kinh tế tỏa sáng

Việt Nam là hình mẫu anh hùng đích thực của năm 2020, Ngoại giao và kinh tế tỏa sáng

TGVN. Báo chí nước ngoài không kiệm lời khen ngợi những thành tựu xuất sắc của Việt Nam trên lĩnh vực ngoại giao và kinh ...

Thời covid-19. Diện mạo mới của chính trị thế giới

Thời covid-19. Diện mạo mới của chính trị thế giới

TGVN. Trong thời kỳ chung sống với dịch bệnh covid-19 này, chính trị thế giới sẽ có diện mạo ra sao và chi phối thế ...

Dịch Covid-19: Bài học từ làn sóng dịch bệnh tiếp theo

Dịch Covid-19: Bài học từ làn sóng dịch bệnh tiếp theo

TGVN. Nước ta lại phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm mới của Covid-19. Bài học nào cần được rút ra để triển ...

(theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

Đánh giá cao U23 Indonesia nhưng HLV Radhi Shenaishil của U23 Iraq tuyên bố đội bóng của ông sẽ đánh bại đối thủ để giành quyền dự Olympic Paris 2024.
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) là nơi tập hợp những ý tưởng vô tận với ...
Hướng dẫn cách nén video trên iPhone giúp tiết kiệm dung lượng

Hướng dẫn cách nén video trên iPhone giúp tiết kiệm dung lượng

Việc nén video trên iPhone giúp bạn tiết kiệm dung lượng lưu trữ và dễ dàng chia sẻ video qua mạng xã hội hoặc email mà không bị giảm chất ...
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
4 cách bật đèn pin iPhone ngoài màn hình khóa siêu đơn giản

4 cách bật đèn pin iPhone ngoài màn hình khóa siêu đơn giản

Biết được những cách bật đèn pin iPhone ngoài màn hình khóa bên dưới, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo cho mình một chiếc đèn pin để sử dụng ...
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống đương nhiệm.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động