Những lá phiếu đầu tiên

Nếu như ngày 2/9/1945, người Việt Nam vừa cảm nhận ánh sáng của một quốc gia độc lập thì chỉ một ngày sau (3/9), nhân dân ta đã nhìn thấy buổi bình minh của chế độ dân chủ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
nhung la phieu dau tien
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi trên Nhật báo Quốc hội.

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 3/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “... tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội. Quốc hội đó là cơ quan có quyền lực tối cao của nhân dân sẽ cử ra một Chính phủ thật sự của toàn dân và ấn định cho nước Việt Nam một hiến pháp dân chủ.

Ngày 8/9/1945, Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 14-SL, chính thức ấn định sau hai tháng sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử. Ngay sau đó là hàng loạt Sắc lệnh quy định cụ thể nhiều phần việc nhằm đảm bảo tính dân chủ của cuộc bỏ phiếu.

Ý thức dân chủ vượt trội

Các nguyên tắc tự do bầu cử, bình đẳng, phổ thông đầu phiếu được quy định tại Điều 2 Sắc lệnh 14 và Sắc lệnh 51: "Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ đều có quyền bầu cử và ứng cử". Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích cụ thể trên báo Cứu Quốc ngày 30/12/1945: "Hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó".

Cần nhắc lại rằng, phụ nữ Mỹ mãi đến năm 1920 mới có quyền bầu cử; nước Anh là năm 1928, Italy năm 1945. Trước năm 1944, phụ nữ Pháp không được hưởng quyền này. Thậm chí, phụ nữ Thuỵ Sỹ phải đến năm 1971 mới được đi bỏ phiếu. Trong khi đó nước ta hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến với lễ giáo "tam tòng", người phụ nữ không có địa vị gì nay được hưởng ngay quyền bầu cử, ứng cử như nam giới.

Nhờ tính tự do, bình đẳng mà đã có hàng nghìn người hăng hái tham gia ứng cử. Ở Quảng Nam được bầu 15 đại biểu nhưng có đến 78 người ứng cử. Ở Hà Nội, bầu 6 đại biểu nhưng có 74 người ứng cử. Các ứng cử viên cũng có các hình thức tiếp xúc với cử tri và vận động bầu cử khác nhau.

Nguyên tắc bầu cử trực tiếp được quy định trong Điều 31 Sắc lệnh 51: "Mỗi cử tri phải thân hành đi bầu, không được ủy quyền, cũng không được bầu bằng cách gửi thư". Chính những quy định cụ thể, rõ ràng này là một trong những lý do giải thích vì sao nguyên tắc này được thực hiện một cách nghiêm túc trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946. Ở những nơi tổ chức bầu cử khó khăn do thực dân Pháp và bọn Việt gian chống phá, tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử vẫn đạt 65-75% số người có quyền bầu cử.

Chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch đã nỗ lực hết sức để cuộc Tổng tuyển cử thực sự tự do, dân chủ, thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân quyết tâm bảo vệ nền độc lập và xây dựng chế độ Dân chủ Cộng hòa.

nhung la phieu dau tien

Vượt qua khó khăn, cử tri nô nức đi bầu cử Quốc hội khóa I.

Thấm máu trên những nẻo đường bầu cử

Trong lịch sử, hiếm có nhà nước mới ra đời nào đã lập tức tổ chức một cuộc tổng tuyển cử với yêu cầu cao về tính dân chủ như thế, nhất là trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nền độc lập non trẻ.

Từ vĩ tuyến 16 trở ra, quân Tưởng cấu kết với các thế lực phản động dọa nạt cử tri, âm mưu bắt cóc, ám sát các ứng cử viên do Việt Minh giới thiệu. Chúng ngăn không cho đặt hòm phiếu, cấm nhân dân treo cờ, cho người xuống nhà dân thu thẻ cử tri, sai người tháo dỡ khẩu hiệu, áp phích... Ở miền Nam, quân Pháp với sự yểm hộ của quân Anh dùng quân đội, cảnh sát, mật thám khủng bố nhân dân, cướp của, đốt nhà hòng ngăn cản Tổng tuyển cử...

Trình độ dân trí chưa cao (hơn 90% người dân mù chữ), hơn nữa đây là lần đầu tiên chúng ta tiến hành phổ thông đầu phiếu, ở tất cả các tỉnh, thành, nên nhân dân còn có nhiều bỡ ngỡ...  Do đó, từ nhiều tháng trước ngày bầu cử, cán bộ ta đã trực tiếp tuyên truyền đến nhân dân kiến thức cơ bản nhất về Quốc hội, về quyền bầu cử, ứng cử.

Các cơ quan báo chí như Cứu Quốc, Sự Thật hướng dẫn, cổ vũ quần chúng, đấu tranh phê phán sự xuyên tạc của các lực lượng chính trị đối lập. Đặc biệt, tờ Nhật báo Quốc hội, xuất bản ở Hà Nội, là tờ báo chỉ ra trong thời kỳ Tổng tuyển cử nhằm mục đích nêu rõ giá trị của sự kiện này, giới thiệu thành tích và chương trình của các ứng cử viên, các tỉnh thành cũng công khai danh sách những người ứng cử.

Ngày 5/1, trước Tổng tuyển cử một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do".

Hưởng ứng lời hiệu triệu của Hồ Chủ tịch, nhân dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã nô nức tham gia bầu cử, bất chấp sự phá hoại. Trong những vùng bị địch tạm chiếm đóng, nhân dân tập trung bỏ phiếu, quân Pháp kéo đến khủng bố, nhân dân phải mang thùng phiếu chạy đến một nơi khác và tiếp tục bỏ phiếu.

Ở  Mỹ Hòa (Cần Thơ), nhân dân phải di chuyển bốn lần đến bốn địa điểm khác nhau để hoàn thành việc bỏ phiếu. Ở Buôn Krong, tỉnh Đắk Lắk, nhân dân tập trung ở nhà già làng để bỏ phiếu, địch tới bao vây, nhân dân chạy sâu vào rừng, địch lại tấn công vào rừng, nhân dân đi sâu vào khe suối, mang theo cả gạo ăn để bỏ phiếu.

Ở Phú Thọ, có cụ già hơn 80 tuổi đi bộ từ sáng đến tối, vượt qua cả cánh rừng để đến điểm bầu. Khi đến nơi cụ xòe tay ra, tờ thẻ cử tri nhàu nát vì cụ giữ nó quá chặt. Ở nhiều nơi, sau khi công khai kiểm tra thùng phiếu, hàng loạt thùng phiếu được khoan lỗ để bắt vít dính chặt xuống mặt bàn nhằm đề phòng kẻ gian cướp thùng phiếu...

Trong cuộc Tổng tuyển cử này, không ít những lá phiếu nhuốm máu cả người đi bầu, thùng phiếu thấm máu của người tổ chức và bảo vệ bầu cử. Ở Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Tân An, Tây Nguyên..., Pháp đã ném bom, bắn phá, làm một số người chết và bị thương. Chỉ riêng ở Sài Gòn - Chợ Lớn đã có 42 cán bộ chiến sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ Tổng tuyển cử.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại.

Cuộc bầu cử là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế.

Dịp kỷ niệm 70 năm bầu Quốc hội đầu tiên diễn ra ngay trước Đại hội XII của Đảng và chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp. Nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại buổi lễ kỷ niệm ngày 6/1/2016, “đây là dịp để ôn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, kế thừa, phát triển những giá trị tinh hoa, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc phát triển đất nước và sự mong đợi của Nhân dân”.

Ngày 6/1/1946, 89% cử tri ở tất cả 71 tỉnh, thành đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái, 10 đại biểu nữ, 34 đại biểu các dân tộc thiểu số. Quốc hội khóa I (1946-1960) trải qua 12 kỳ họp, công nhận Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, thông qua bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, 11 đạo luật và 50 nghị quyết, phê chuẩn Hiệp định Geneva.

 

Nguyên Bảo (tổng hợp)

Đọc thêm

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 3/5 - SXMN 3/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 3/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 3/5 - SXMN 3/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2023. kết quả xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5. SXMN 3/5. XSMN ...
Quan chức Ukraine ‘tổng tấn công’ Nga trên mạng xã hội, đồng loạt ủng hộ Mỹ mạnh tay hơn lệnh trừng phạt uranium

Quan chức Ukraine ‘tổng tấn công’ Nga trên mạng xã hội, đồng loạt ủng hộ Mỹ mạnh tay hơn lệnh trừng phạt uranium

Mỹ ra tay ‘tấn công’ uranium của Nga, các quan chức Ukraine đồng loạt hưởng ứng, kêu gọi Washington mạnh tay hơn nữa... việc này có dễ?
Hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi đơn giản không phải ai cũng biết

Hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi đơn giản không phải ai cũng biết

Thay đổi mật khẩu WiFi thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường bảo mật. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đổi mật ...
Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Vận động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Vận động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức ‘Tọa đàm quốc tế vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ...
Bài tarot hôm nay 4/5: Mức độ ghen tuông của người ấy là cao hay thấp?

Bài tarot hôm nay 4/5: Mức độ ghen tuông của người ấy là cao hay thấp?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem mức độ ghen tuông của người ấy là cao hay thấp nhé!
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động