Những trận lũ lụt kinh hoàng nhất lịch sử hiện đại

Quang Đào
TGVN. Lũ lụt là một trong những thảm họa đáng sợ nhất của tự nhiên và những trận lũ tồi tệ nhất trong lịch sử đã gây hậu quả nặng nề cho hàng triệu người trên toàn thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc: Xúc động chùm ảnh động vật khốn đốn trong cảnh lũ lụt
Hình ảnh lũ lụt ở Trung Quốc: Sông Trường Giang tiếp tục dâng cao, vượt mức báo động, vẫn lo ngại vỡ đập Tam Hiệp
tham hoa tu lu lut
Đập Tam Hiệp xả nước. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Lũ lụt có thể cực kỳ nguy hiểm, dòng nước dữ dội, đủ mạnh có khả năng quét sạch toàn bộ một thành phố khỏi bản đồ thế giới, gây nên những cái chết thương tâm cho con người. Không chỉ vậy, các trận lụt kéo theo những hậu quả đáng gờm như nạn đói, bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm nguồn nước…

Ngoài ra, lũ lụt còn gây thiệt hại về của cải vật chất như hệ thống nhà cửa, đường xá, các công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu… khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Dòng nước lũ có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái, tác động đến kinh tế và đưa các xã hội tiên tiến trở lại thời kỳ đồ đá trong một tích tắc. Dưới đây là danh sách một số trận lũ lụt kinh hoàng nhất lịch sử hiện đại.

Trận lụt tại Louisiana, năm 1927

Mặc dù là một siêu cường nhưng Mỹ cũng không tránh khỏi những thảm kịch do thiên tai mang lại. Hầu như hàng năm, nước Mỹ đều bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy, bão và lũ lụt. Một số trận lũ lụt kinh hoàng đã gây ra những mất mát lớn trong cuộc sống và phá hủy nhiều tài sản.

Tháng 8/1926, mưa bắt đầu nặng hạt và nước mưa đều đổ vào sông Mississippi. Tháng 12/1926, những trận mưa lớn liên tiếp kéo đến khiến cho mực nước sông Mississippi ngày càng dâng cao. Đầu năm 1927, những cơn mưa chuyển hướng kéo xuống khu vực bang Louisiana.

Khi nước sông Mississippi dâng cao không ngừng, chính quyền địa phương đã cho sơ tán hàng trăm ngàn người dân đề phòng trường hợp đê vỡ. Cuối cùng, thảm kịch cũng xảy ra, đê vỡ và nước lũ tràn vào Louisiana, nhanh chóng khiến bang này chìm trong biển nước.

Nước lũ quá lớn đã khiến Louisiana biến thành hồ chứa nước, phải đến tháng 6/1927 nước lũ mới bắt đầu rút. Thống kê cho biết, khoảng 60.000 người tại bang Louisiana đã phải sống trong các trại tị nạn để chờ nước lũ rút. Trận lụt đã gây ra thiệt hại nặng nề khi toàn bộ nhà cửa bị nhấn chìm, 1000 người thiệt mạng, hàng ngàn gia súc, cây trồng... bị cuốn trôi, hàng chục ngàn doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi cơn đại hồng thủy này.

Trận lũ lụt tại Louisiana năm 1927 buộc các cơ quan chức năng của bang này phải xem xét lại các biện pháp ngăn chặn nước lũ. Một hệ thống đê dài đã được xây dựng trong suốt hàng chục năm sau đó nhằm ngăn thảm kịch này không lặp lại một lần nữa.

Lũ lụt sông Dương Tử, năm 1931

Nếu lũ lụt sông Dương Tử năm 1931 đứng hạng nhất trong những trận lụt kinh hoàng nhất thế kỷ XX, thì lũ lụt năm 1971 tại đồng bằng sông Hồng được xếp thứ hai, theo xếp hạng của Cơ quan Quản trị Hải dương và Khí tượng Mỹ.

Sông Dương Tử hay còn được biết đến với tên gọi Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ ba trên thế giới. Vùng lưu vực sông Dương Tử là một trong những khu vực đông dân nhất trên thế giới. Vào những thập niên 1930-1940, cư dân trong vùng phần lớn có mức sống dưới trung bình và phụ thuộc vào dòng sông. Họ coi nó là nguồn cung cấp nước chính cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân, tưới tiêu, trồng trọt và chăn nuôi.

Mùa xuân 1931, thời tiết biến đổi một lần nữa với sự xuất hiện của các trận bão và mưa lớn kỷ lục. Tháng 4/1931, lưu vực sông Dương Tử nhận xuất hiện lượng mưa vượt xa mức trung bình, có nơi lên tới 60cm. Cuối tháng Bảy, nửa đầu tháng Tám, những đợt mưa xối xả và không ngừng đã khiến nước sông Dương Tử tiếp tục dâng lên và đạt tới đỉnh điểm vào ngày 18/8/1931.

Do khâu kiểm soát yếu kém, nước sông tràn bờ, làm vỡ các đê bao chắn và gây ngập trắng cả một vùng diện tích rộng lớn. Đồng ruộng, đường sá, các làng mạc và thị trấn thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Dương Tử bị nhấn chìm trong biển nước. Cùng lúc này, nước ở hai con sông lớn khác của Trung Quốc là Hoàng Hà và sông Hoài cũng dâng cao tràn bờ và gây ngập lụt các khu vực xung quanh.

Các nguồn tin chính thức của Trung Quốc công bố, tổng cộng có 145.000 người thiệt mạng vì lũ lụt do ba con sông, đặc biệt là sông Dương Tử gây ra. Song, nhiều nguồn tin độc lập thống kê, số trường hợp thiệt mạng trực tiếp và gián tiếp vì thảm họa cao hơn nhiều, lên tới 3,7 triệu người. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hàng chục triệu USD. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất thế kỷ XX.

tham hoa tu lu lut 1
Siêu đô thị Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ trở lại đây.

Trận lụt ở đồng bằng sông Hồng, năm 1971

Theo các tài liệu khí tượng thủy văn, từ ngày 12-21/8/1971, tổ hợp thời tiết bao gồm dải hội tụ nhiệt đới, rãnh thấp nóng phía Tây, cao áp Thái Bình Dương và hoàn lưu còn sót lại của một cơn bão đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc đã gây mưa to đến rất to trên toàn miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra, từ năm 1970-1972, hiện tượng La Nina chi phối khí hậu toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến Việt Nam và trở thành nguyên nhân gây ra trận lụt ở đồng bằng sông Hồng.

Tác động của trận lũ khiến 13 tỉnh, thành phố phía Bắc vỡ đê lớn và gây ngập lụt diện rộng trên khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 20/8/1971, đỉnh lũ ở Hà Nội là 14,13m, vượt mức báo động 3 là 2,63m. Mức đỉnh lũ này duy trì trên báo động 3 trong tám ngày.

Cơn lũ xảy ra đúng lúc Việt Nam đang trong cuộc chiến tranh chống Mỹ gay go, ác liệt. Hậu quả, đê sông Hồng bị vỡ, nhiều người thiệt mạng. Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm trở lại trước đó ở miền Bắc. Trận lũ khi đó gây thiệt hại khoảng 70 triệu đồng, tương đương với 10.000 tỷ đồng hiện nay.

Năm 2020, lụt nghiêm trọng nhất lịch sử Trung Quốc

Thời gian gần đây, xảy ra nhiều trận mưa lớn ở miền Tây Nam Trung Quốc gây lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng. Mực nước hồ Phàm Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đã vượt quá mực nước lũ năm 1998, phá vỡ mức cao nhất trong lịch sử. Theo thống kê, ít nhất 27 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc hiện đang bị ngập lụt và số người bị ảnh hưởng lên tới gần 34 triệu người.

Ngày 13/7 vừa qua, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo lũ lụt cho 433 con sông trong nước khi mưa lớn liên tục tàn phá các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Nam của Đại Lục. Theo AP, tính đến ngày 13/7, các trận mưa và lũ lụt đã khiến 141 người mất tích hoặc tử vong, 28.000 ngôi nhà bị phá hủy, 38 triệu người phải sơ tán và tiếp tục vùi dập nền kinh tế thứ hai thế giới, khi nước này vẫn đang cố gắng phục hồi hậu đại dịch Covid-19. Ngoài ra, theo truyền thông Trung Quốc, thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra được ước tính lên đến 82,23 tỷ NDT (khoảng 11,76 tỷ USD).

Nguy hiểm hơn, đập Tam Hiệp, đập thủy điện trọng lực lớn nhất thế giới được cho là có thể làm tăng mức độ trầm trọng của lũ lụt tại Trung Quốc. Trong đó, tỉnh Hồ Bắc nhiều khả năng sẽ gánh chịu thảm họa nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc, khi đập Tam Hiệp khổng lồ nằm tại tỉnh này để điều tiết dòng chảy của sông Dương Tử.

Trước mỗi mùa lũ, hồ chứa đập Tam Hiệp sẽ xả nước để dành không gian chứa khi nước lũ dâng lên, tuy nhiên, do việc xả lũ sớm cùng với mưa lớn kéo dài đã làm các nhánh của sông Dương Tử và vùng trung – hạ du của con sông này bị ngập lụt nghiêm trọng hơn bình thường. Với việc đỉnh lũ thứ hai sẽ đến vào ngày 15/7, nhiều khả năng đập Tam Hiệp sẽ tiếp tục phải xả lũ để bảo đảm an toàn cho con đập, điều này làm cho tình hình lũ tại Trung Quốc trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

Những trận lũ lụt kinh hoàng là một lời nhắc nhở tới toàn thế giới rằng chúng ta không bao giờ nên coi thường sức mạnh của thiên nhiên, nhất là khi thế giới vẫn còn đang “chập chững” bước ra khỏi cuộc khủng hoảng từ đại dịch Covid-19.

Theo thống kê, khoảng 70-75% các trận lũ ở Trung Quốc là do sông Dương Tử gây ra. Những năm 1930 là thời gian đặc biệt khó khăn đối với người dân sống bên bờ sông Dương Tử, vì thập kỷ này đã chứng kiến hai trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử loài người vào năm 1931 và 1935.
TGVN. Lũ lụt gây thiệt hại lớn ở Trung Quốc, dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành ở Ấn Độ, Brazil, Tổng thống Mỹ ký sắc ...

Cộng đồng dân cư quanh sông dương tử 'oằn mình' chống lại lũ lụt lịch sử

Cộng đồng dân cư quanh sông Dương Tử 'oằn mình' chống lại lũ lụt lịch sử

TGVN. Mưa lớn dài ngày gây lũ lụt đang khiến cộng đồng sinh sống 2 bên sông Dương Tử (hay còn gọi là Trường Giang), con sông ...

Trung quốc ban hành cảnh báo mưa lũ trên sông dương tử

Trung Quốc ban hành cảnh báo mưa lũ trên sông Dương Tử

TGVN. Trung Quốc đã ban hành các cảnh báo lũ trên con sông dài nhất nước này, Dương Tử (hay còn gọi là Trường Giang), ...

Quang Đào (tổng hợp)

Đọc thêm

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự, tiếp đó được Lãnh đạo Bộ chỉ định sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người ...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình khi đó.
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động